PHẦN I: VĂN BẢN
1. Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà
Ý nghĩa văn bản: Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Mác-két
Ý nghĩa VB: Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của G.G Mác-két đối với hòa bình nhân loại.
3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Ý nghĩa văn bản: Văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 9 - NĂM HỌC 2010 – 2011 PHẦN I: VĂN BẢN 1. Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà Ý nghĩa văn bản: Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Mác-két Ý nghĩa VB: Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của G.G Mác-két đối với hòa bình nhân loại. 3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Ý nghĩa văn bản: Văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. STT TÊN VB, ĐOẠN TRÍCH,T P TÁC GIẢ NỘI DUNG CHỦ YẾU ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT 1 Chuyện người con gái Nam Xương ( Truyền kỳ mạn lục) Nguyễn Dữ ( Thế kỷ 16) - Khẳng định vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Cảm thương trước số phận bi kịch của họ dưới chế độ Phong kiến - Viết bằng chữ Hán. - Kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố hoang đường 2 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( Vũ trung tùy bú t - Tùy bút viết trong những ngày mưa) Phạm Đình Hổ ( Thế kỷ 18) - Cuộc sống xa hoa, vô độ của bọn vua Lê - Chúa Trịnh - Tùy bút bằng chữ Hán, kể chuyện sinh động, cụ thể. 3 Hồi thứ 14: Đánh Ngọc Hồi , quân Thanh bị thua trận, bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài ( Hoàng Lê nhất thống chí) Ngô Gia Văn Phái( Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du) (Thế kỷ 18) - Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Sự thất bại thảm hại của quân Thanh và bè lũ bán nước. - Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán, cách kể nhanh gọn, khắc họa nhân vật qua hành động 4 Truyện Kiều Nguyễn Du (Nửa cuối thế kỷ 18 đầu 19) - Cuộc đời và sự nghiệp - Vai trò, vị trí trong lịch sử văn học dân tộc - Giới thiệu về tác giả - Tác phẩm truyện thơ Nôm lục bát Tóm tắt nội dung, cốt truyện 5 Chị em Thúy Kiều ( Truyện Kiều) Nguyễn Du - Ca ngợi vẻ đẹp chị em Thúy Kiều + Thúy Vân: vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, dự báo cuộc đời êm đềm, trôi chảy + Thúy Kiều: vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, dự báo cuộc đời lênh đênh, sóng gió - Ước lệ , cổ điển - Lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp của con người 6 Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều) Nguyễn Du - Bức tranh về cảnh thiên nhiên và lễ hội - Từ ngữ, hình ảnh giàu nhạc điệu 7 Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) Nguyễn Du (1765-1820) - Tấm lòng chung thủy với Kim Trọng, nhân hậu đáng thương, hiếu thảo với cha mẹ - Tâm trạng buồn tủi, lo âu tuyệt vọng - Tả cảnh ngụ tình đặc sắc 8 Mã Giám Sinh mua Kiều (Truyện Kiều) Nguyễn Du - Vạch trần bản chất con buôn của Mã Giám Sinh - Hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp của Kiều - Tố cáo xã hội Phong kiến - Nghệ thuật kể chuyện kết hợp với miêu tả chân dung nhân vật sắc sảo 9 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) - Cuộc đời, sự nghiệp, vai trò của Nguyễn Đình Chiểu - Khát vọng giúp đời, hành đạo của Lục Vân Tiên. Bộc lộ phẩm chất đẹp đẽ của Kiều Nguyệt Nga và Lục Vân Tiên - Giới thiệu tác giả- tác phẩm, truyện thơ Nôm - Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả giản dị mang màu sắc Nam Bộ 10 Lục Vân Tiên gặp nạn (Truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu (Thế kỷ 19) - Sự đối lập giữa thiện và ác; giữa nhân cách cao cả và hành động thấp hèn - Thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động - Nghệ thuật kể chuyện và tả nhân vật qua hành động ngôn từ - Lời thơ giản dị, giàu sắc màu Nam Bộ 14. Bài thơ “Đồng chí” – Chính Hữu. *Tác giả- Chính Hữu sinh năm 1926, mất 2007, tên thật Trần Đình Đắc, quê: Can Lộc - Hà Tĩnh. - Nhà thơ quân đội, chuyên viết về người lính và chiến tranh. - Được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 2000 *Tác phẩm: - Sáng tác đầu năm 1948, tiêu biểu viết về người lính trong k/c chống Pháp. Đại ý: Tình đồng chí của người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu đã gắn bó và tạo nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù. Nội dung: - Cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp: + Cùng chung cảnh ngộ - vốn là những người nông dân nghèo ở những miền quê hương “nước mặn đồng chua”, “ đất cày lên sỏi đá”. + Cùng chung lý tưởng, cùng chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc. - Những biểu hiện của tình đồng chí trong chiến đấu gian khổ: + Chung một nỗi niềm nhớ về quê hương. + Sát cánh bên nhau bất chấp những gian khổ thiếu thốn - Biểu tượng của tình đồng chí (3 câu cuối). + Trong cái tê buốt giá rét luồn vào da thịt, cái căng thẳng của trận đánh sắp tới, người lính vẫn hiện lên với một vẻ đẹp độc đáo, súng dưới đất chỉa lên, trăng trên trời lơ lửng như treo trên mũi súng. + Súng là biểu tượng của chiến tranh, trăng là biểu tượng của cuộc sống thanh bình, từ đó sẽ là ý nghĩa cao đẹo của sự nghiệp người lính. Nghệ thuật: - Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành. - Sử dụng bút pháp tả thực kết hớp với lãng mạn một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ ngợi ca tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. 15. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Tác giả: Phạm Tiến Duật (1941 – 2007) là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sáng tác thơ của Phạm Tiến Duật thời kì này tập trung viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969 và in trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”. Nhan đề bài thơ: Qua hình ảnh những chiếc xe không kính và người chiến sĩ lái xe, tác giả ca ngợi những người chiến sĩ lái xe trẻ trung, hiên ngang, bất chấp khó khăn nguy hiểm ngày đêm lái xe chi viện cho chiến trường, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nội dung: - Hiện thực khốc liệt thời kỳ chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. - Sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ - của một dân tộc kiên cường, bất khuất. Nghệ thuật: - Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực. - Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời ký chống giặc Mỹ xâm lược. 16. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy cận Tác giả: Huy Cận (1919-2005) là nhà thơ đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: giữa năm 1958 trong chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh, nhà thơ đã sáng tác bài thơ này. Mạch cảm xúc trong bài thơ: theo trình tự thời gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh cá và trở về. Nội dung: - Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi. - Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng. - Bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về. Nghệ thuật: - Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hoá, phóng đại: + Khắc hoạ những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, khi bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá. + Miêu tả sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người. - Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động ví sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới. 17. Bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt. Tác giả: Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đề tài thường viết về những kỉ niệm ước mơ tuổi trẻ. Thơ ông trong trẻo, mượt mà, gần với bạn đọc trẻ. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang học ngành Luật ở nước ngoài. Mạch cảm xúc bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. Đại ý: Bài thơ gợi lại những kỉ niệm sâu sắc của người cháu về người bà và tuổi ấu thơ được ở cùng bà. Nội dung: - Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà. - Hình ảnh người bà và những kỉ niệm tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả. - Hình ảnh ngọn lửa và tình cảm thấm thía của tác giả đối với người bà. Nghệ thuật: - Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng. - Viết theo thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu, cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm. Ý nghĩa văn bản: Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, người mẹ, về nhân dân nghĩa tình. 18. Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm. *Tác giả: - Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, quê: Phong Điền - Thừa Thiên Huế. - Tham gia chiến đấu tại quê hương: chiến khu miền Tây Thừa Thiên. - Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong k/c chống Mĩ. * Tác phẩm: sáng tác năm 1971, khi t/g công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên. Nội dung: - Hình ảnh bà mẹ Tà-ôi được khắc hoạ với những công vệc cụ thể: mẹ địu con giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên núi Ka –lưi, tham gia kháng chiến. - Tình cảm và những ước vọng của bà mẹ Tà-ôi được gửi vào trong những khúc hát: + Ở lời ru thứ nhất và thứ hai, bà mẹ mong con khôn lớn, có sức vóc phi thường. + Ở lời ru thứ ba, bà mẹ mong con khôn lớn về phương diện tinh thần, mang lí tưởng của cả dân tộc: Con mơ cho mẹ được thấy bác Hồ - Mai sau con lớn làm người tự do... Nghệ thuật: - Sáng tạo trong kết cấu nghệ thuật, tạo nên sự lập lại giống như những giai điệu của lời ru, âm hưởng của lời ru. - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại. - Liên tưởng độc đáo, diễn đạt bằng những hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng. Ý nghĩa văn bản: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ngợi ca tình cảm thiết tha và cao đẹp của bà mẹ Tà-ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 19. Bài thơ “Ánh trăng” – Nguyễn Duy. Tác giả: - Nguyễn Duy sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, quê: thành phố Thanh Hóa. - Nhà thơ - chiến sĩ, trưởng thành trong k/c chống Mĩ. Tác phẩm: viết năm 1978 tại TP Hồ Chí Minh, trong tập thơ "Ánh trăng", giải A Hội nhà văn VN (1984). Bài thơ có sự kết hợp giữa hình thức tự sự và chiều sâu cảm xúc. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc ở các khổ 1,2,3 bằng lặng trôi nhưng khổ thơ thứ 4 “đột ngột” một sự kiện tạo nên bước ngoặt để nhà thơ bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề tác phẩm. Vầng trăng hiện ra soi sáng không chỉ không gian hiện tại mà còn gợi nhớ những kỉ niệm trong quá khứ chẳng thể nào quên. Đại ý: “Ánh trăng” như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đờ ... đổ mưa” ( Nguyễn Du so sánh tiếng đàn của Thúy Kiều réo rắc, lúc trầm- lúc bỗng) c.Nhân hoá: Gọi hoặc tả con vật, cây cối bằng những từ ngữ để tả hoặc nói về con người * Các kiểu nhân hoá: + Dùng từ ngữ chỉ con người, gán cho con vật (chàng dế thanh niên - chị cào cào) + Dùng từ ngữ chỉ hành động tính cách của con người để chỉ hành động, tính cách của vật VD: “Thương nhau tre không ở riêng”, “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”, “Ông trời mặc áo giáp đen ra trận”, “Hàng bưởi đu đưa, bế lũ con. Đầu tròn trọc lốc” + Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người: Trâu ơi-> Tác dụng: câu văn sinh động, thế giới cây cối, loài vật gần gũi hơn. d. Hoán dụ:Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ nhất định với nó. - Gọi sự vật hiện tượng bằng một bộ phận của nó. Ví dụ “bàn tay- Là một tay cờ bạc ”. - Gọi sự vật hiện tượng bằng tên một sự vật hiện tượng luôn đi đôi với nó như là dấu hiệu đặc trưng của nó: “Áo xanh cùng với áo nâu .Nông thôn cùng với thành thị đứng lên -> Áo xanh nói đến lực lượng công nhân, áo nâu nói đến người nông dân ) e. Nói giảm, nói tránh:Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm xúc quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự. VD: - “Bác Dương thôi đã thôi rồi. Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta” ( Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)-> Chỉ sự ra đi của Bác Dương g. Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. VD:( Quả bí khổng lồ.; Cày đồng đang buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thoát như mưa ruộng cày) Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nươc nghiêng thành..-> Săc đẹp của Kiêu khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn, sắc đẹp có một không hai làm cho thiên nhiên phải đố kỵ, ghen tuông, dự báo cuộc đời đau khổ, sóng gió h. Điệp ngữ:Dùng đi dùng lại (lặp đi lặp lại) từ ngữ trong cùng một văn bản nhằm nhấn mạnh một yếu tố nào đóVD: Anh đi tìm em rất lâu, rất lâuKhăn xanh, khăn xanh phơi đầy nắng sớm” - Cùng trông lại chẳng thấy,Thấy xanh. ngàn dâu Ngàn dâu.một màu i. Chơi chữ:Lợi dụng những đặc điểm về âm, về nghĩa của từ để tạo sắ thái dí dỏm, hài hước, câu văn hấp dẫn thú vị. VD: Con cá đối nằm trong cối đá (cá đối= cối đá) 9. Em hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội? Nêu cách sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? a) Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội: - Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc mốt số) địa phương nhất định. - Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. b) Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội: - Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong văn thơ, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật. - Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết. 10. Nêu đặc diểm, công dụng từ tượng hình, từ tượng thanh? a) Đặc điểm: Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Phần lớn từ tượng hình là từ láy. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. Phần lớn từ tượng thanh là từ láy. b) Công dụng: Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự. PHẦN III: TẬP LÀM VĂN Văn thuyết minh: II. Văn tự sự: Kể chuyện qua hình thức bức thư. Gợi ý làm bài Ví dụ Dạng đề yêu cầu người viết phải hồi tưởng về những thực tế của bản thân đã lùi vào quá khứ và trở thành kỉ niệm. Có nghĩa là vấn đề mình kể đã mang một dấu ấn khó phai trong tâm trí của người kể chuyện. Vì vậy, bóng dáng của quá khứ là một nét đẹp tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện. Khi có dịp viết thư thì kể lại chuyện này. Như vậy, bức thư này có mục đích kể chuyện. - Lời đầu thư. Lí do kể chuyện. - Giới thiệu không gian, thời gian xảy ra câu chuyện. - Diễn biến câu chuyện. - Ý nghĩa của câu chuyện kể. Đề 1: Kể về một việc làm đáng phê phán mà em gặp. MB: - Một buổi chiều mưa to, em trên đường đi học về. TB: - Cảnh phố phường trong cơn mưa dữ dội. - Một cụ già đạp xe cọc cạch chới với giữ chiếc mũ sắp tuột khỏi đầu, nhưng chiếc mũ vẫn bay đi. - Số phận chiếc mũ rơi: + Bị dòng xe cộ đè lên bẹp dúm. + Mọi người ai cũng thấy chiếc mũ, nhưng ai cũng hối hả với những việc riêng của mình. + Ông lão nhiều lần muốn lần ra giữa lòng đường để nhặt chiếc mũ nhưng đều bị dòng xe cộ đánh bật trở lại. + Mưa tạnh, ông lão cũng tìm cách đến chỗ chiếc mũ rơi, ông nhặt nó lên, nó không còn là chiếc mũ nữa. - Hình ảnh ông lão bên chiếc mũ méo mó. Ngoài phương thức chính là kể, nên kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và một số thao tác nghị luận như giải thích, bình luận. KB: - Lời chào, lời chúc dành cho bạn và gia đình. - Họ tên và chữ kí. ====================== Đề 2: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. MB: - Lí do trở lại thăm trường; - Vào lúc nào? - Đi với ai? Đến trường gặp ai? TB: - Thấy quang cảnh trường như thế nào? Nhớ lại cảnh trường ngày xưa mình học ra sao? - Ngôi trường ngày nay có gì khác, những gì vẫn còn như xưa? Những gì gợi lại cho mình những kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò? - Trong giờ phút đó, bạn bè hiện lên như thế nào? - Cảm xúc khi đến và ra về. Ngoài phương thức chính là kể, nên kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và một số thao tác nghị luận như giải thích, bình luận. KB: - Lời chào, lời chúc dành cho bạn và gia đình. - Họ tên và chữ kí. Kể chuyện qua hình thức giấc mơ. Gợi ý làm bài Ví dụ Dạng đề yêu cầu người viết phải dùng hình thức giấc mơ để chuyển tải một câu chuyện. Có nghĩa là vấn đề mình kể đã mang một dấu ấn giấc mơ. Vì vậy, bóng dáng giấc mơ là một nét đẹp tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện. Như vậy giấc mơ này có mục đích kể chuyện. - Có thể giới thiệu giấc mơ trước khi kể, cũng có khi kể xong câu chuyện rồi yếu tố giấc mơ mới được thể hiện. - Không gian, thời gian xảy ra câu chuyện hợp lí. - Diễn biến câu chuyện li kì, hấp dẫn. - Ý nghĩa của câu chuyện kể mang tính nhân văn. Đề: Giấc mơ gặp lại người thân xa cách lâu ngày. MB: - Một giấc ngủ say, TB: - Cảnh tượng gặp lại người thân xa cách đã lâu. - Diễn biến cuộc gặp gỡ. KB: - Những ấn tượng đọng lại sau khi tỉnh giấc. Ngoài phương thức chính là kể, nên kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và một số thao tác nghị luận như giải thích, bình luận. Kể chuyện với hình thức chuyện kể thông thường. Gợi ý làm bài Ví dụ Dạng đề yêu cầu người viết kể chuyện theo hình thức sáng tạo một câu chuyện thông thường. Nét đẹp tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện phụ thuộc vào khả năng sáng tạo nên một tình huống phát sinh câu chuyện hợp lí, cách kết thúc chuyện bất ngờ, lí thú và ngôn ngữ người kể chuyện sinh động, hấp dẫn. - Lí do kể chuyện. - Giới thiệu không gian, thời gian, tình huống xảy ra câu chuyện. - Diễn biến câu chuyện. - Ý nghĩa của câu chuyện kể. Đề: Một lần trót xem trộm nhật kí của bạn. MB: - Tình huống nhìn thấy cuốn nhật kí của bạn và đọc nó. TB:- Diễn biến tâm lí tò mò diễn ra với mức độ mạnh hơn so với những nguyên tắc sống đúng đắn mà mình đã từng hiểu. Hai dòng tâm lí này đấu tranh với nhau - Diễn biến của hành động xem trộm nhật kí KB:- Hậu quả của hành vi sai trái và rút ra bài học tự răn mình. Ngoài phương thức chính là kể, nên kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và một số thao tác nghị luận như giải thích, bình luận. Kể chuyện từ một tác phẩm văn học. Đề: Trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. MB: - Giới thiệu về tình huống gặp lại ngời chiến sĩ lái xe năm xa (lí do của buổi gặp gỡ). - Cảm xúc chung. TB: - Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ ấy. Chú ý kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm theo dòng tự sự một cách hợp lý. Cần làm nổi bật 2 ý chính: - Tính chất gian khổ, khốc liệt mà những người lính lái xe Trường Sơn phải chịu đựng trong những ngày kháng chiến chống Mỹ. - Những phẩm chất cao đẹp của người lính: dũng cảm, hiên ngang, đầy lạc quan, có chút ngang tàng, trẻ trung, sống có lý tưởng, mục đích, có trách nhiệm với Tổ quốc, nhân dân. Miêu tả người lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh đã kết thúc: giọng nói, nụ cười, khuôn mặt, trang phục, Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận được kết hợp: miêu tả những suy nghĩ, tình cảm của bản thân khi gặp gỡ người chiến sĩ lái xe. KB: - Những suy nghĩ của em về chiến tranh và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quá khứ lịch sử của cha anh cũng như đối với hiện tại (làm thế nào để không có chiến tranh? Làm thế nào để giữ gìn hoà bình?). - Tình huống gặp người chiến sĩ. Gợi ý làm bài: Dạng đề yêu cầu người viết phải nhập hồn vào diễn biến câu chuyện đã được nhà văn viết ra trong tác phẩm văn học mà mình đã đọc. Sau đó xác định một “góc nhìn nghệ thuật” để kể lại câu chuyện đã biết đó và xác lập cách thức kể lại sao cho không thay đổi nội dung câu chuyện, nhưng vẫn gợi cho người đọc nó những hứng thú. Vì vậy, nét đẹp tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện chính là sự sáng tạo về việc chọn góc nhìn nghệ thuật mà người viết đã chọn có linh hoạt và thú vị hay không. - Cụ thể hoá câu chuyện đã đọc dưới hình thức hiện thực như mới. - Không gian, thời gian diễn ra câu chuyện. - Diễn biến câu chuyện. - Ý nghĩa của câu chuyện kể và những liên tưởng đi kèm. Đề: Trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. MB: - Giới thiệu về tình huống gặp lại ngời chiến sĩ lái xe năm xa (lí do của buổi gặp gỡ). - Cảm xúc chung. TB: - Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ ấy. Chú ý kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm theo dòng tự sự một cách hợp lý. Cần làm nổi bật 2 ý chính: - Tính chất gian khổ, khốc liệt mà những người lính lái xe Trường Sơn phải chịu đựng trong những ngày kháng chiến chống Mỹ. - Những phẩm chất cao đẹp của người lính: dũng cảm, hiên ngang, đầy lạc quan, có chút ngang tàng, trẻ trung, sống có lý tưởng, mục đích, có trách nhiệm với Tổ quốc, nhân dân. Miêu tả người lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh đã kết thúc: giọng nói, nụ cười, khuôn mặt, trang phục, Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận được kết hợp: miêu tả những suy nghĩ, tình cảm của bản thân khi gặp gỡ người chiến sĩ lái xe. KB: - Những suy nghĩ của em về chiến tranh và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quá khứ lịch sử của cha anh cũng như đối với hiện tại (làm thế nào để không có chiến tranh? Làm thế nào để giữ gìn hoà bình?). - Tình huống gặp người chiến sĩ.
Tài liệu đính kèm: