Chuyên đề về kĩ năng làm văn nghị luận

Chuyên đề về kĩ năng làm văn nghị luận

Lời dẫn

Văn bản nghị luận là một dạng văn phổ biến trong trường học và đời sống đặc biệt là ở trường THPT. Tuy nhiên viết văn nghị luân lại không phải là chuyện dẽ dàng. Để viết cho hay, cho đúng, có sức thuyết phục cao thì lại càng khó. Đối với học sinh, một trong những vấn đè bối rối khi viết văn nghị luận là phần mở bài, kết bài và cách chuyển đoạn. Tuy đây không phải là phần trọng tâm của bài văn nhưng nó là những phần không thể thiếu, góp phần làm nổi bật vấn đề cần nghị luận hơn.

Với mong muốn có thể giúp các bạn làm tốt bài văn nghị luận, bằng kinh tích lũy và sách vở đọc được, hôm nay nhóm chúng tôi xin trình bài một số phương pháp làm mở bài, kết bài và chuyển đoạn.

PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP MỞ BÀI

Phần mở bài trong văn nghị luận là phần đặt vấn đề, thông thường có hai cách:

1- Trực tiếp:

Là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một luận điểm rõ ràng. Tuy nhiên khi mở bài trực tiếp, ta cũng phải trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng không nên nói hết nội dung, phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực trong nhà trường.

 

doc 7 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 756Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề về kĩ năng làm văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề về kĩ năng làm văn nghị luận
Lời dẫn
Văn bản nghị luận là một dạng văn phổ biến trong trường học và đời sống đặc biệt là ở trường THPT. Tuy nhiên viết văn nghị luân lại không phải là chuyện dẽ dàng. Để viết cho hay, cho đúng, có sức thuyết phục cao thì lại càng khó. Đối với học sinh, một trong những vấn đè bối rối khi viết văn nghị luận là phần mở bài, kết bài và cách chuyển đoạn. Tuy đây không phải là phần trọng tâm của bài văn nhưng nó là những phần không thể thiếu, góp phần làm nổi bật vấn đề cần nghị luận hơn.
Với mong muốn có thể giúp các bạn làm tốt bài văn nghị luận, bằng kinh tích lũy và sách vở đọc được, hôm nay nhóm chúng tôi xin trình bài một số phương pháp làm mở bài, kết bài và chuyển đoạn.
PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP MỞ BÀI
Phần mở bài trong văn nghị luận là phần đặt vấn đề, thông thường có hai cách:
1- Trực tiếp: 
Là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một luận điểm rõ ràng. Tuy nhiên khi mở bài trực tiếp, ta cũng phải trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng không nên nói hết nội dung, phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực trong nhà trường.
VD: Đề nghị luận xã hội
Bình luận câu tục ngữ: “Trăm hay không bằng tay quen”
Bàn về mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành, tục ngữ ta có câu: “Trăm hay không bằng tay quen”.
Nhận định ấy của câu tục ngữ có đúng hoàn toàn hay không ?
VD: Đề nghị luận văn học
Phân tích tình huống “Vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của Kim Lân.
Một truyện ngắn thường được xây dựng dựa trên cơ sở một tình huống độc đáo. Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cũng thể hiện đặc điểm này và bộc lộ ngay ở nhan đề tác phẩm.
Chú ý: Đặt vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm nhưng khó hay vì không thu hút, hấp dẫn sự chú ý của người đọc nhiều. Vì vậy trong nhà trường, người ta thuờng chuộng cách đặt vấn đề gián tiếp hơn.
2- Gián tiếp
Với cách này người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có liên quan đến luận đề (vấn đề cần nghị luận) để gây sự chú ý cho người đọc sau đó mới bắt sang luận đề.
Sau đây là một số kiểu thường dùng:
a) Kiểu diễn dịch
Dẫn dắt vào đề theo kiểu diễn dịch người viết phải nêu ra những ý khái quát hơn, bao trùm vấn đề đặt ra trong đề bài rồi thu hẹp lại dần rồi sau cùng bắt vào vấn đề của đề bài.
VD: Với đề nghị luận văn hoc: Một thế giới Kinh Bắc với truyền thống văn hoá nghệ thuật lâu đời, với một vẻ đẹp cổ kính trong “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm. Ta có thể mở bài như sau:
Sinh ra và lớn lên trên quê hương quan họ với những làn điệu dân ca ngọt ngào đằm thắm đã vun đắp cho khả năng thơ đặc biệt của Hoàng Cầm thêm tỏa sáng. Mảnh đất Kinh Bắc cổ kính không chỉ là nơi ông chào đời mà còn là nơi ông gắn bó máu thịt với từng cảnh vật, với mỗi con người, với những giá trị văn hoá tinh thần hàng ngàn đời của ông cha để lại. Chẳng phải vì thế mà hình ảnh quê hương Kinh Bắc đã từng trăn trở không biết bao nhiêu lần trong thơ Hoàng Cầm mà đỉnh cao là “Bên kia sông Đuống”. Bài thơ được sáng tác trong giờ phút thăng hoa của cảm xúc nhớ thuơng về miền quê đã xa.
b) Kiểu quy nạp
Quy nạp là kiểu lập luận ngược lại với diễn dịch, nghĩa là ta phải lập luận từ những ý, những sự việc c thể riêng lẻ, đặc thù, nhỏ hơn ý, sự việc đặt ra trong luận đề của đề bài rồi mở rộng dần và tổng hợp khái quát lên để bắt sang luận đề.
VD: Bình luận câu tục ngữ: “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
Trong cuộc sống, chúng ta thường phải đứng trước một sự lựa chon: chon người, chọn vật, v.vChúng ta thường gặp những tình huống rất khó quyết định bởi vì không thiếu những cảnh: người đẹp mà kém, người giỏi thì lạikhông đẹp, vật đẹp nhưng lại không bềnĐối với nhừng trường hợp như thế, dân gian ta có lời khuyên qua câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
c) Kiểu so sánh
Có hai cách so sánh:
• So sánh tương đồng, tương liên: với cách này ta bắt đầu bằng cách nêu lên một ý, một sự việc tương tự, có liên quan với ý, sự việc tương tựcủa luận đề có tác dụng gợi ra một sự liên tưởng rồi từ đó mà chuyển sang đề.
VD: Bình giảng đoạn thơ: ”Bao giờ về bên kia sông Đuống/ Anh lại tìm em/ Em mặc yếm thắm/ Em thắt lụa hồng/ Em đi trẩy hội non sông/ Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh”. (“Bên kia sông Đuống” - Hoàng Cầm)
Nếu Sông Lô của Văn Cao là một trường ca bằng nhạc về con sông miền quê trung du thời chống Pháp thì “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm cũng được coi là trường ca bằng thơ về con sông của miền que Kinh Bắc. Viết tác phẩm này, Hoàng Cầm muốn gửi gắm, dồn tất cả cảm xúc mãnh liệt của mình. Đó vừa là niềm tự hào kiêu hãnh trước những vẻ đẹp của quê hương, vừa là nỗi xót xa căm giận trào sôi trước cảnh que hương bị giặc tan pha. Nhà thơ đã tái hiên lại chân thực, sinh động bức tranh cuộc sống, thiên nhiên con người Kinh Bắc một thời máu lửa một thời hoà bình. Đoạn thơ cuối bài cho người đọc một hình ảnh đẹp về Kinh Bắc trong tương lai chiến thăng qua dự cảm đầy tin tưởng của Hoàng Cầm.
• So sánh tương phản đối lập: bắt đầu lập luận bằng cách nêu ý trái ngược với ý của luận đề để rồi lấy đó làm cái cớ mà chuyển sang luận đề.
VD: Suy nghĩ của anh (chị) từ ý nghĩa của câu chuyên “Hoa hồng tặng mẹ” (Sgk 12 tập 1, trang 220)
Có nhà thơ từng than thở “Nhạy cảm quá đôi khi thành nghiệt ngã”, nhưng sự vô tình mới là điều nghiệt ngã thật sự. Trong cuộc sống phức tạp này mải hướng đến những điều to tát mà con người thường vô tình vô tình trước những điều tưởng chừng như vô cùng đơn giản của cuộc sống. Chính những điều tưởng như giản đơn ấy lại là một phần quan trong làm nên ý nghĩa cuộc sống này. Sự vô tâm có thể biến một người tốt thành kẻ xấu, sự vô tình của người này có thể tạo nên nỗi đau, sự thất vọng cho người khác, nhất là giữa những người than. Câu chuyện “Hoa hồng tặng mẹ” là câu chuyện hay cảm động về tình mẫu tử. Nhưng ý nghĩa của câu chuyện không dừng lại ở việc gợi ca lòng hiếu thảo của cô bé nghèo với người mẹ quá cố của mình. Câu chuyện là bài học có ý nghĩa nhân sinh mà mồi người đọc có thể phát hiện ở đó những giá trị khác nhau.
Tóm lại: Mở bài có nhiều cách, nhiều kiểu, tùy trường hợp mà vận dụng. Nhưng nhìn chung, chúng ta cần nhớ một điều: phần mở bài, phần đặt vấn đề có nhiệm vụ khơi gợi sự chú ý của người đọc đối với vấn đề mình cần nghị luận. Do đó cần tránh dài dòng, vòng vo hoặc lấn sang phần thân bài làm loãng vấn đề nghị luận sẽ được giải quyết cụ thể triệt để ở phần thân bài. Để có được phần mở bài như ý đòi hỏi người viết phải đọc và thực hành nhiều dạng đề khác nhau, chỉ khi rèn luyện nhiều, đứng trước những đề văn kiểm tra bạn có thể tìm ra cách mở bài nhanh chóng và dễ dàng hơn. Không phải lúc nào áp dụng những cách làm trên cũng hay, sự sáng tạo của cá nhân góp phần không nhỏ vào thành công của bài viết. Vì thế bạn hãy cố gắng tự tìm cho mình những hướng mở bài tốt nhất.
PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP KẾT BÀI
Kết bài là phần rất quan trọng đối với bài văn nghị luận, đó là phần kết thúc vấn đề đã đặt ra ở phần mở bài và đã giải quyết ở phần thân bài. Tuy nhiên vì nhiêu lí do khác nhau, kết bài thường là phần “đuối” nhất so với các phần khác của bài văn. Nguyên nhân khách quan, do kết bài là phần cuối cùng, khi làm đến kết bài thì gần hết giờ nên chúng ta thương làm rất vội, làm cho có, cho đầy đủ bố cục. Nguyên nhân chủ quan, thứ nhất là sau khi làm một phần thân bài dài, phải đi phân tích, bình luận nhiều ý nên đến cuối ta bị cụt ý, không con gì để nói, thứ hai do bản than thiếu kinh nghiệm làm kết bài.
Giống như phần mở bài, phần này chỉ nêu lên những ý khái quát, không trình bày lan man, dài dòng hoặc lặp lại sự giảng giải, minh họa, nhận xét một cách chi tiết như ở phần thân bài. Nhưng nó cũng khác phần mở bài. Nếu như phần mở bài có nhiệm vụ giới thiệu vấn đề sẽ được nghị luận thì phần kết bài có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá chung vấn đề đã được nghị luận. Kết thúc vấn đè hay sẽ tạo được “âm vang”, “dư ba” cho bài văn.
Có nhiều kiểu kết thúc vấn đề khác nhau tùy theo dụng ý người viết tuy nhiên có thể quy vào các kiểu sau:
1-Tổng kết, tóm lược những ý chính đã trình bày ở phần thân bài: 
Đây là cách kết bài thông thường nhất vì dễ làm nhất
VD: Tìm hiểu “Mình”, “ta” và “ai” trong “Việt Bắc” của Tố Hữu
Tóm lại, “mình”, “ta”, “ai” là những từ xưng hô đã được Tố Hữu sử dụng linh hoạt trong “Việt Bắc” để tạo nên sự gắn bó rất thú vị giữa người ở, người đi, tạo nên sự bang khuâng, bịn rịn, không thể tách rời giữa Việt Bắc với những người đã gắn bó với quê hương cách mạng, thủ đô gió ngàn.
2. Chiết trung, dung hòa: Đây cũng là kết bài theo cách tổng hợp nhưng tổng hợp để rồi từ đó rút ra thái độ chiết trung, dung hòa.Cách kết bài này thường áp dụng cho những luận đề không đúng hẳn mà cũng không hoàn toàn sai hoặc những luận đề có hai, ba ý kiến đối nghịch nhau nhưng xem ra ý kiến nào cũng đều có lí của nó, đặc biệt là những vấn đề thuộc quan điểm cá nhân 
3. Phát triển mở rộng thêm vấn đề:
VD: “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục.” Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đã hơn nữa thế kỷ trôi qua nhưng “Tuyên ngôn độc lập” vẫn là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn đồng thời cũng là một tác phẩm chính luận xuất sắc, mẫu mực. “Tuyên ngôn độc lập - mở đầu cho kỉ nguyên độc lập, tự do, tạo điều kiện cho mọi thay đổi cho đời sống dân tộc trong đó có văn học.
4. Vận dụng vào cuộc sống, rút ra bài học áp dụng:
VD: Với đề: Suy nghĩ về mối quan hệ giữa tiền tài và hạnh phúc. Ta có thể kết bài như sau:
Tiền tài và hạnh phúc là mối quan hệ bản chất của xã hội loài người. Tiền tài và hạnh phúc là khát vọng muôn đời của nhân loại. Phàm là người, ai cũng muốn có tiền tài và hạnh phúc. Nhưng để điều hoà mối quan hệ này quả không đơn giản, nhất là trong xã hội hiện đại, khi mà nhu cầu của con người về sự no đủ ngày càng cao hơn, tha thiết hơn. Để có được hạnh phúc thực sự, mỗi người phải biết cách dùng tiền tài như một phương tiện để gây dựng và bảo vệ hạnh phúc, không nên để đồng tiền điều khiển ta.
5. Liên tưởng: là cách kết bài thông qua sự liên tưởng, tức là mượn ý kiến của dân gian, của một danh nhân, một người có uy tín hoặc của sách để làm kết luận
VD: Tìm hiểu bài thơ ngắm trăng của Bác chúng ta có thể chia sẻ với cảm xúc chân thành của nhà thơ Tố Hữu về những ngày tháng Bác bị giam cầm
“Lại thương nỗi đọa đày thân Bác
Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc
Mà thơ bay cánh hạc ung dung”
6. Hỗn hợp: là cách kết hợp 2, 3 ...kiểu kết bài trên làm thành phần kết thúc vấn đề
Tóm lại: Có nhiều cách, nhiều kiểu kết bài. Nhưng dù kết bài theo kiểu nào đi chăng nữa thì cũng nhằm khắc sâu kết luận của người viết để lại ấn tượng đậm đà cho người đọc và nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề đã được nghị luận. Kết bài hay phải vừa đóng lại, chốt lại, phải vừa mở ra, nâng cao và cứ ngân nga mãi trong lòng người đọc.
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN ĐOẠN 
1. Khái niệm: 
Như chúng ta đã biết, bài văn là một thể thống nhất, hoàn chỉnh được tạo nên bởi các phần, các đoạn, các câu. Do đó giữa các phần, các đoạn, các câu cần có sự kết dính với nhau vì nếu không có sự kết dính ấy bài văn sẽ trở nên rời rạc, thiếu thống nhất.Sự kết dính với nhau ấy được gọi là sự liên kết.Trong đó liên kết các đoạn văn là một thao tác quan trọng.Ở đây tổ chúng tôi xin nói rõ về các cách chuyển đoạn (liên kết đoạn).
2. Các vị trí liên kết đoạn
Có các vị trí như sau:
- Giữa các phần bố cục của bài tức là giữa phần mở bài với phần thân bài, giữa phần thân bài với thần kết bài.
- Giữa các đoạn trong từng phần nhất là giữa các đoạn trong phần thân bài.
3. Các cách liên kết đoạn
Dùng từ ngữ để liên kết: tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn các phần mà ta sẽ có cách dùng thích hợp.
a) Nối các đoạn có quan hệ thứ tự ta có các từ ngữ sau: trước tiên, trước hết, thoạt nhiên, tiếp theo, sau đó, cuối cùng,một là, hai là, bắt đầu là
b) Nối các đoạn có quan hệ song song ta có các từ:một mặt, mặt khác, ngoài ra, bên cạnh đó
c) Nối các đoạn có quan hệ tăng tiến có : vả lại, hơn nữa, thậm chí
d) Nối các đoạn có quan hệ tương đồng có : tương tự, cũng thế, cũng vậy, cũng giống như trên
e) Nối các đoạn có quan hệ tương phản ta có: nhưng, song song, tuy nhiên, tuy thế, tuy vậy, thế nhưng, trái lại, ngược lại,
f) Nối các đoạn có quan hệ nhân quả ta có: bởi vậy, do đó, vì thế cho nên
g) Nối một đoạn có ý nghĩa tổng kết các đoạn trước ta có : tóm lạị, nói tóm lại, chung quy, tổng kết lại
VD: Trong bài phân tích của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh về phân tích nhân vật Xuân tóc đỏ, giáo sư đã có sử dụng nhiều từ các từ kết nối đẻ liên kết các đoạn văn với nhau.Trong đó có các đoạn như sau:
“() Tuy nhiên ,cho đến lúc ấy thằng Xuân vẫn chưa ý thức được đầy đủ và sâu sác cái bản chất của cái xã hội mà “số đỏ” đã đưa nó tới.Cho nên khi, vì một lời nói có làm cho cụ tổ chết, đáng lẽ phải hiểu là một cái công lớn thì nó lại hoảng hốt bỏ trốn.Cũng như sau khi”làm hại đời cô Tuyết”, đáng lẽ phải lập tức nhận lời làm rể út cụ cố Hồng thì nó lại từ chối vừa van xin
Nhưng từ sau những vụ đó thì thằng Xuân hoàn toàn giác ngộ và hết sức chủ động.Từ đây thành công của nó vẫn do nhiều nhân tố may mắn nhưng chủ yếu là do nó biết khai thác những nhân tố may mắn đó()
Khái quát lại, có thể nói thế này : thằng Xuân, từ thế giới hạ lưu, đột nhập vào thế giới thượng lưu, vừa do số đỏ vừa không hoàn toàn tự nhiên ().
Dùng câu để liên kết : đó là những câu nối thường đứng ở đầu câu hoặc có khi đứng ở cuối đoạn văn nhằm mục đích liên kết đoạn có chứa nó với đoạn khác.Nội dung thông tin chứa trong câu nối này hoặc đã được đề cập đến ở đoạn trước hoặc sẽ được trình bày kĩ ở đoạn sau.Có những dạng chính sau:
a) Câu nói liên kết với phần trước, đoạn trước:
VD: “Trở lên là một vài ý nghĩ và việc làm mà nhiều năm tôi tích lũy được. Cũng chẳng có gì mới lạ Họa chăng có chút khác là tôi quan tâm nhiều đến trực cảm và trong khâu trực cảm tôi có nắm bắt cái gọi là thần
(Lê Trí Viễn – Suy nghĩ về môn giảng văn)
b) Câu nối liên kết với phần sau đoạn sau:
Thường có hai kiểu biểu hiện
- Chêm vào mạch văn câu thông báo trực tiếp ý định chuyển đoạn:
VD: Sau đây chúng tôi xin tìm hiểu ảnh hưởng của ca dao dân ca trong thơ Tố Hữu xem Tố Hữu đã kế thừa và học tập vốn củ như thế nào.
- Nêu câu hỏi để rồi trả lời, giải đáp ở phần sau đoạn sau. Câu hỏi này thường đứng ở cuối đoạn trước:
VD: “Nhưng số mệnh ở đây lại hiện ra dưới hình thức những con người. Bọn người ấy khá đông. Đày đọa Kiều không chỉ có một người mà đày đọa Kiều là một xã hội. Ta thấy gì trong xã hội ấy?
(Hoài Thanh–Sơ khảo lịch sử văn học Việt Nam)
c) Câu nối liên kết với cả phần, đoạn trước lẫn phần, đoạn sau: Với dạng này có thể thực hiện theo các kiểu sau:
- Chêm vào văn mạch một hai câu thông báo trực tiếp ý định chuyển đoạn.
VD: ” Cái” thứ mặt sắt” mà ngây vì tình ấy “quả không lấy gì làm đẹp! Ông quan đã thế, lại còn bà quan nữa. Đại biểu cho bà quan ở đây là mụ mẹ Hoạn Thư”
(Hoài Thanh – dẫn theo Tiếng Việt 9)
- Tạo ra thế tương ứng giữa hai phần hai đoạn
VD: ”Nếu như các nhà văn hiện thực phê phán muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời như Vũ Trọng Phụng đã từng tuyên ngôn thì các nhà văn lãng mạn lai chủ trương thoát ra khỏi hiện tại”
- Dùng phép lặp cú pháp (điệp kiểu câu):câu trước nhắc lại chủ đè đã giải quyết ở phần, đoạn trên; câu sau nói đến chủ đề sẽ giải quyết ở phần, đoạn dưới.
VD: “Nhớ Nguyễn Trãi, chúng ta nhớ người anh hùng cứu nước, người cùng Lê Lợi làm nên sụ nghiệp “Bình Ngô”, người thảo “Bình Ngô Đại Cáo”
Nhớ Nguyễn Trãi là nhớ người anh hùng cứu nước đồng thời là nhớ nhà văn lớn nhà thơ lớn của nước ta.”
(Phạm Văn Đồng – Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc)
- Tiểu kết ngắn gọn nội dung, luận điểm đã trình bày ở đoạn trước và đưa ra nội dung, luận điểm khác có liên quan để tiếp tục giải quyết ở đoạn sau.
VD: “Bọn quan lại, lưu manh đều là những hiện thân của số mệnh, cái số mệnh cay nghiệt nó giày vò Thúy Kiều. Nhưng nói đến những lực lượng bạo tàn của số mệnh, không thể không nói đến thé lực của đồng tiền.”
Tóm lại, có nhiều cách chuyển đoạn khác nhau, sự đa dạng này làm cho bài văn của bạn liên kết hơn, mạch cảm xúc không bị gián đoạn. Hy vọng bạn sẽ tìm được những cách thích hợp áp dụng vào bài làm của mình.
Lời kết:
Nhìn chung lại, để làm tốt một bài văn nghị luân, chúng ta phải thành thạo nhiều thao tác, phải nắm vững các kĩ năng trong quá trình xây dưng, triển khai thành một bài văn. Công việc này đòi hỏi nhiều công phu rèn luyện, thực hành qua từng bước.Trên đây là một số kinh nghiệm mà tổ chúng tôi tập hợp lại được từ sách vở đọc được và kinh nghiệm thực tế mong rằng sẽ hỗ trợ cho các bạn trong quá trình làm bài. Nên hiểu bài văn hay xuất phát từ cảm xúc chân thật, từ khả năng hiểu và cảm thụ của các bạn. Những cách trên chỉ phần nào giúp bạn đi đúng hướng trong quá trình làm bài chứ không phải là công thức chung cho một bài văn. 
Vận dụng phương pháp khéo léo cùng với kiến thức vững vàng bạn vẫn có thể làm tốt một bài văn mà không cần phải có năng khiếu bấm sinh, đừng than vản và cho rằng không có năng khiếu thì không làm văn được bạn nhé!

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_ve_ki_nang_lam_van_nghi_luan.doc