Đề bài: Em có cho rằng "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người"

Đề bài: Em có cho rằng "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người"

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, chữ viết trở thành một phát minh

vô cùng quan trọng, nó đã góp phần đưa con người tiến đến văn minh.

Những dòng chữ quý báu đã được kết tinh trong những trang sách. Và có

người đã cho rằng: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.

Ý kiến trên hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. “Ngọn đèn sáng bất diệt” là ngọn

đèn không bao giờ tắt, không bao giờ lụi tàn. Trong văn học, hình ảnh của

ánh sáng, của ánh đèn ngọn lửa còn biểu tượng cho sự soi đường, chỉ lối.

Bởi thế, câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” đã

khẳng định sách là công cụ, phương tiện giúp con người mở mang trí tuệ,

vươn đến sự phát triển. Sách đưa chúng ta đến một chân trời mới, cao hơn,

xa hơn với những lý tưởng cao đẹp của con người.

pdf 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 493Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề bài: Em có cho rằng "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm 
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, chữ viết trở thành một phát minh 
vô cùng quan trọng, nó đã góp phần đưa con người tiến đến văn minh. 
Những dòng chữ quý báu đã được kết tinh trong những trang sách. Và có 
người đã cho rằng: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. 
Ý kiến trên hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. “Ngọn đèn sáng bất diệt” là ngọn 
đèn không bao giờ tắt, không bao giờ lụi tàn. Trong văn học, hình ảnh của 
ánh sáng, của ánh đèn ngọn lửa còn biểu tượng cho sự soi đường, chỉ lối. 
Bởi thế, câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” đã 
khẳng định sách là công cụ, phương tiện giúp con người mở mang trí tuệ, 
vươn đến sự phát triển. Sách đưa chúng ta đến một chân trời mới, cao hơn, 
xa hơn với những lý tưởng cao đẹp của con người. 
Từ ngàn xưa, người ta đã biết cách tạo ra những văn tự làm từ thẻ tre, 
mai rùa hay được khắc trên đá, thân cây hay vách núi bằng chữ tượng 
hình. Dần dần qua thời gian, khi kĩ thuật phát triển thì chữ viết được lưu lại 
trên những trang giấy mỏng và tiện lợi. Nhờ chữ viết và các phương tiện lưu 
lại chữ viết – ta gọi là “sách” – mà con người đã lưu giữ và truyền lại cho 
nhau từ đời này sang đời khác, từ nơi này qua nơi khác những hiểu biết của 
mình về tự nhiên và xã hội. Từ đó, chúng ta có thể tìm trong sách rất nhiều 
điều: lịch sử, khoa học tự nhiên xã hội, vật lý, địa lí, sinh học ấy là một 
thế giới thu nhỏ. Đọc sách, ta biết về thuở khai thiên lập địa của đất nước, từ 
lịch sử các vua Hùng, Lạc Long Quân, Âu Cơ từng dựng nước và giữ nước. 
Đọc sách, ta biết về những kì quan của thế giới, từ những đại dương bao la, 
những đỉnh núi hùng vĩ cao ngất trời đến những nơi xa xôi sâu thẳm và độc 
địa mà ta không cần phải đặt chân tới. Đọc sách, ta còn hiểu về những kiến 
thức khoa học tinh vi như phân tử, lượng tử, hạt nhân Sách thực sự là 
chiếc cửa sổ để cho chúng ta nhìn ra thế giới. 
Chính bởi sách lưu giữ trí tuệ con người nên đó là cơ sở để con người 
hiểu về thế giới và từ đó khai thác, chinh phục thế giới. Từ những hiểu biết 
sơ khai về vũ trụ của Bru-nô mà Ga-li-lê đã nghiên cứu rồi khẳng định rằng 
“Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” và tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn nổi tiếng. 
Từ những tiên đề toán học xa xưa mà các nhà toán học Ta-lét, Py-ta-go đã 
chứng minh được những định lí quan trọng Đến lượt thế hệ chúng ta hôm 
nay, từ kiến thức sách vở cha ông để lại, chúng ta phát minh ra tàu siêu tốc, 
tàu vũ trụ, cách tạo ra năng lượng mặt trời Sách quả là thứ ánh sáng diệu 
kì dẫn dắt trí tuệ con người phát triển, thậm chí bùng nổ! 
Nhưng có phải bất kì loại sách nào cũng là “ngọn đèn sáng bất diệt của 
trí tuệ con người không?” 
Sách cũng có nhiều loại sách. Đa số các loại sách đều ca ngợi đạo đức, 
phẩm chất, phát triển trí tuệ phục vụ cho đời sống. Nhưng có những loại 
sách chỉ nhằm phá hoại đạo đức, làm xói mòn tư duy con người. Nó dẫn 
chúng ta đến một cuộc sống không lành mạnh, đồi trụy, phản quốc. Có hàng 
trăm loại sách báo phản động vẫn còn rải rác trên khắp thế giới. Vì vậy ta 
cần loại bỏ nó ngay. 
Vậy chúng ta phải làm thế nào để sách mãi là ngọn đèn sáng bất diệt của 
trí tuệ loài người? Đó là một thách thức không nhỏ đối với mỗi con người. 
Vậy nên, để sách mãi là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người, chúng 
ta cần biết phân loại sách, lựa chọn và loại thải những loại sách xấu. Ngoài 
ra, chúng ta còn phải biết phát huy những phẩm chất tốt đẹp, biết cảm thụ 
những cái thâm thúy, tinh hoa và tình cảm tốt đẹp của sách để không phải 
chỉ đọc suông. Chúng ta phải sáng tạo, sáng tạo không ngừng và làm ra các 
loại sách có ích, thực tế để cuộc sống ngày một phát triển tốt đẹp hơn. 
Ngày nay, có rất nhiều hình thức thông tin hiện đại như internet, điện 
thoại, báo đài v.v nhưng vai trò của sách vẫn rất lớn và câu nói trên vẫn 
còn nguyên ý nghĩa. Sách có những đặc điểm riêng ưu việt hơn hẳn những 
hình thức thông tin vừa kể: sách không phụ thuộc vào đối tượng khác 
(điện, kết nối mạng, đường dây liên lạc), sách lại nhỏ gọn, đầy đủ rõ 
xuất xứ nguồn gốc Sách không chỉ đưa chúng ta đến chân trời kiến thức 
mới mà còn là những thành tựu mà loài người đã đúc kết thành kho tàng 
kiến thức của nhân loại và sách cũng trở thành một vũ khí sắc bén để đánh 
bại sự ngu dốt. 
“Sách là một ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”, do đó, chúng 
ta luôn phải biết giữ gìn, không phải là giữ sách cho mới, mà là giữ gìn 
những gì quý báu và cổ tích của sách để phát triển trí tuệ của mình. Không 
có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có con người. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_bai_em_co_cho_rang_sach_la_ngon_den_sang_bat_diet_cua_tri.pdf