Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 31: Kiều ở lầu Ngưng Bích

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 31: Kiều ở lầu Ngưng Bích

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

v MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp Hs:

 - Qua tâm trạng cô đơn, đau buồn, thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thủy chung, nhân hậu của nàng.

 - Thấy được miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diển biến tâm trạng qua ngôn ngữ đọc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

 - Rèn luyện kỹ năng làm văn tự sự tâm trạng nhân vật.

 Trọng tâm: phân tích tâm trạng của Thúy Kiều.

 ĐỒ DÙNG :

Tranh minh họa Kiều ở lầu Ngưng Bích.

v TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. ỔN ĐỊNH LỚP : KT sĩ số

2. KIỂM TRA BÀI CŨ :

Kiểm tra : Văn bản “Chị em Thúy Kiều”

 - Đọc thuộc “Cảnh ngày xuân”.

 - Diễn xuôi 4 câu thơ đầu?

Yêu cầu:

+ Đọc thuộc – chính xác. 4đ

 + Diễn xuôi thành bức tranh ngày xuân 6đ

 

doc 5 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 562Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 31: Kiều ở lầu Ngưng Bích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tuần : 07 Tiết 31 
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp Hs:
 - Qua tâm trạng cô đơn, đau buồn, thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thủy chung, nhân hậu của nàng.
 - Thấy được miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diển biến tâm trạng qua ngôn ngữ đọc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
 - Rèn luyện kỹ năng làm văn tự sự tâm trạng nhân vật.
 Trọng tâm: phân tích tâm trạng của Thúy Kiều.
 ĐỒ DÙNG : 
Tranh minh họa Kiều ở lầu Ngưng Bích.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. ỔN ĐỊNH LỚP : KT sĩ số 
2. KIỂM TRA BÀI CŨ :
Kiểm tra : Văn bản “Chị em Thúy Kiều”
 - Đọc thuộc “Cảnh ngày xuân”.
 - Diễn xuôi 4 câu thơ đầu?
Yêu cầu: 
+ Đọc thuộc – chính xác.	4đ
	+ Diễn xuôi thành bức tranh ngày xuân	6đ
 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
	Giới thiệu : 
Sau khi bán mình để cứu gia đình , Kiều bị Mã Giám Sinh làm nhục và đưa đến lầu xanh của Tú Bà . Bị Tú Bà mắng nhiếc , Kiều biết mình bị lừa gạt . Đau đớn , nhục nhã , uất ức , Kiều tự vẫn nhưng không thành . Sợ mất vốn , Tú Bà vờ chăm sóc Kiều và dụ dỗ đưa Kiều ra sống ở lầu Ngưng Bích để chờ thực hiện âm mưu mới . Hoàn cảnh ở lầu Ngưng Bích đã tác động đến nỗi buồn sẵn có của Kiều . Từ hồi ức của mình , nỗi buồn của Kiều cứ thế tràn ra , thấm đẫm vào cảnh vật . 
Hoạt động của Thầy 
Ø Hoạt động 1: Tìm hiểu xuất xứ, hướng dẫn đọc, tìm bố cục, đoạn trích...
GV giới thiệu đoạn trích.
Gv hướng dẫn đọc, tìm đại ý, bố cục.
Ø Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích 6 câu thơ đầu.
Gọi HS đọc 6 câu đầu.
Hỏi: Hai chữ “khóa xuân” gợi tình cảnh gì của kiều ? (giam lỏng)
Hỏi: Khung cảnh thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu được nhìn qua con mắt của Kiều. Đó là những cảnh vật như thế nào ?
Hỏi : Cảng vật ấy gợi nên không gian như thế nào ?
Hỏi: Hình ảnh “mây sớm đèn khuya” gợi tính chất gì của thời gian? cùng với hình ảnh “tấm trăng gần” diễn tả tình cảnh Thúy Kiều như thế nào? 
Ø Hoạt động 3: Phân tích nổi lòng Thúy kiều.
HS đoc 8 câu tiếp.
Hoạt động của Trò
- Sau đoạn Mã Giám Sinh lừa Kiều, bị nhốt ở lầu xanh (1033 – 1054).
- Đọc, tìm đại ý bố cục.
 Đoạn trích miêu tả tâm trạng Kiều trong cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích .
-HS đọc diễn cảm .
-Giam lỏng 
- Không gian được gợi bằng những hình ảnh, bát ngát, cát vàng bụi bay, dãy núi mờ xa => không gian hoang vắng, cảnh vật cô đơn trơ trọi lầu Ngưng Bích lẻ loi con người càng lẽ loi.
c Không gian : hoang vắng , trơ trọi con người càng lẻ loi.
-Thời gian “mây sớm đèn khuya” tuần hoàn khép kín, Thúy Kiều bị giam hãm trong không gian làm bạn với mây, đèn, trăng.
=> Nàng đang rơi vào cảnh cô đơn đơn độc hoàn toàn.
Nội dung cần đạt
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Xuất xứ
- Sau đoạn Mã Giám Sinh lừa Kiều, bị nhốt ở lầu xanh (1033 – 1054).
2. Đại ý
Đoạn trích miêu tả tâm trạng Kiều trong cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích . 
3. Bố cục 3 phần
II.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN :
1. Hoàn cảnh của kiều :
-Bị giam lỏng .
-Không gian : hoang vắng , trơ trọi .
-Thời gian : tuần hoàn khép kín .
Ä Hoàn toàn cô đơn , lẻ loi
2. Nỗi lòng thương nhớ người thân, người yêu.
Hỏi: Lời đoạn thơ là lời của ai? Nghệ thuật độc thoại có ý nghĩa gì?
Hỏi: Kiều nhớ ai?nhớ ai trước ai sau? có hợp lý không? Vì sao? 
Hỏi: Kiều nhớ Kim Trọng , nhớ về điều gì ? 
Tại sao nàng lại nhớ sâu sắc như vậy? (mối tình đẹp)tâm trạng Kiều như thế nào?
Hỏi: Hiểu gì về chữ “son” trong “tấm son gột rửa...”?
Hỏi : Câu ấy có giá trị như thế nào so với “Mà em vẫn giữ tấm lòng son” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương ?
Hỏi: Nỗi nhớ cha mẹ có gì khác với cách thể hiện nỗi nhớ người yêu?
Hỏi: Những thành ngữ được sử dụng có ý nghĩa gì ?
Ø Hoạt động 4: Hướng dẫn phân tích nỗi buồn của Kiều.
* Gọi HS đọc đoạn cuối.
Hỏi:Cảnh là thực hay hư? Mỗi cảnh vật điều có nét riêng nhưng lại có nét chung để diễn tả tâm trạng của Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?
Nhận xét cách dùng điệp ngữ “ buồn trông” và từ láy trong đoạn cuối?
Cách dùng nghệ thuật đó góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
Hỏi : Em cảm nhận như thế nào về hoàn cảnh và tâm trạng Kiều qua hai câu thơ cuối ? 
Ø Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết.
Em cảm nhận như thế nào về nghệ thuật đoạn trích ?
Thái độ tình cảm của Nguyễn Du với nhân vật như thế nào?
HS đọc ghi nhớ SGK.
-Kiều độc thoại , tâm trạng nhớ người thân của mình .
.
(phù hợp quy luật tâm lý, tinh tế hình ảnh trăng nhớ người yêu
- Nhớ buổi thề nguyền đính ước.
- Tưởng chừng Kim Trọng đang nhớ về mình vô vọng.
=>Nhớ với nỗi đau đớn xót xa.
-Tình cảm nàng dành cho mối tình đầu không bao giờ phai , dù có bị vùi dập hoen ố .
- Khẳng định lòng thủy chung son sắt.
- Hình dung cha mẹ trông ngóng tin nàng.
- Các thành ngữ: Sân lai, gốc tử cùng cách biểu lộ tình cảm trực tiếp: xót thương tình cảm sót xa ân hận vì không báo đáp cha mẹ.
 Trong hoàn cảnh Kiều đáng thương mà vẫn nghĩ đến người khác vị tha.
- Cảnh trong tâm trạng kiều:
 + Nhớ mẹ, nhớ quê hương – cảm nhận qua cánh buồm thấp thoáng xa xa.
 + Nhớ người yêu, xót xa duyên phận như hình ảnh “hoa trôi man mác” .
 + Buồn cho cảnh ngộ mình nghe tiếng sóng mà ghê sợ.
=> Cảnh được nhìn từ xa giàu màu sắc từ nhạt đậm, âm thanh từ tĩnh động, nổi buồn từ man mác mông lung lo âu kinh sợ, dự cảm giông bảo sẽ nổi lên hải hùng xô đẩy vùi dập cuộc đời Kiều.
=>”Buồn trông” điệp ngữ điệp khúc của tâm trạng.
=>Nổi buồn cô đơn đau đớn, xót xa, bế tắc, tuyệt vọng.
-Cảnh tượng hãi hùng dự báo cơn giông tố số phận sẽ ập đến . 
 1. Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình.
 2. Nội dung: Tác giả cảm thương cho tình cảnh của Thúy Kiều, ca ngợi vẻ đẹp thủy chung nhân hậu trong hồn Thúy Kiều.
a. Kiều nhớ Kim Trọng
-Nhớ buổi thề nguyền đính ước.
-Tưởng chừng Kim Trọng đang nhớ về mình vô vọng.
-Khẳng định lòng thủy chung son sắt.
b. Nhớ cha mẹ
- Hình dung cha mẹ trông ngóng tin nàng .
-Nàng xót thương , ân hận không báo hiếu được cho song thân .
3. Nỗi buồn cô đơn tuyệt vọng :
-Hình ảnh : cánh buồm , hoa trôi , nội cỏ Ä cô đơn , xót xa cho duyên phận .
IV. TỔNG KẾT
Ghi nhớ SGK / 96
Ø Hoạt động 6: Tổ chức cho HS luyện tập.
LUYỆN TẬP 
1. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
 Miêu tả qua cái nhìn nhân vật diễn tả tâm trạng nhân vật.
 Một số ví dụ trong truyện Kiều:
+ Người lên ngựa kẻ chia bào.
+ Dưới cầu nước chảy trong veo.
2. Phân tích 8 câu cuối
	4. ĐÁNH GIÁ :
? Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình ? Hãy dùng đoạn cuối để làm rõ vấn đề ?
5. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHAø
 - Học thuộc đoạn trích.
 - Đọc thêm so sánh Kiều gặp Kim Trọng dụng ý thể hiện lòng nhân đạo.
 - Chuẩn bị- tự học văn bản : Mã Giám Sinh mua Kiều.
G.v nhận xét và đánh giá giờ học .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_ngu_van_9_tiet_31_kieu_o_lau_ngung_bich.doc