Đề cương dạy phụ đạo. lớp 8 môn Ngữ văn

Đề cương dạy phụ đạo. lớp 8 môn Ngữ văn

 ÔN TẬP VĂN GIẢI THÍCH.

1. Tìm hiểu chung về kiểu bài văn nghị luận giải thích.

 * Bắt nguồn từ nhu cầu hiểu biết, nhận thức của con người

 * Viết bài văn giải thích phải hiểu roc mục đích giải thích, vấn đề cần giải thích, giải thích cho ai , giải thích như thế nào.

 * Phải biết nêu câu hỏi như: là gì, vì đâu, tại sao,làm thế nào; biết vận dụng các cách định nghĩa, cách nêu ví dụ.

 * Phải đọc hiểu đề, nắm được yêu cầu giải thích và vận dụng thao tác thích hợp.

2. Phương pháp làm bài văn giải thích.

 * Phải đọc hiểu đúng đề bài, xác định điều cần giải thích.

 * Phần mở bài phải thể hiện rõ được luận đề và mang định hướng giải thích.

 *Phần thân bài phải được chia thành từng bước, ứng với từng luận điểm.Giải thích các luận điểm cần dựa chắc vào những lẽ phải đã được thừa nhận và trình bày dễ hiểu. Các luận điểm phải trình bày sắp xếp theo trình tự hợp lý. Thông thường nên đi từ nội dung của điều cần giải thích đến ý nghiã và cách vận dụng điều đó vào thực tế cuộc sống.

 * Phần kết bài phải thông báo luận đề đã được giải thích và nêu ý nghĩa của công việc giải thích đối với thực tế cuộc sống.

 VÍ DỤ GIẢI THÍCH CÂU “ Học, học nữa, học mãi”.

 

doc 53 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1062Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương dạy phụ đạo. lớp 8 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG DẠY PHỤ ĐẠO.
	 LỚP TÁM
 	 --------&-------
 ÔN TẬP VĂN GIẢI THÍCH.
1. Tìm hiểu chung về kiểu bài văn nghị luận giải thích.
	* Bắt nguồn từ nhu cầu hiểu biết, nhận thức của con người
	* Viết bài văn giải thích phải hiểu roc mục đích giải thích, vấn đề cần giải thích, giải thích cho ai , giải thích như thế nào.
	* Phải biết nêu câu hỏi như: là gì, vì đâu, tại sao,làm thế nào; biết vận dụng các cách định nghĩa, cách nêu ví dụ.
	* Phải đọc hiểu đề, nắm được yêu cầu giải thích và vận dụng thao tác thích hợp.
2. Phương pháp làm bài văn giải thích.
	* Phải đọc hiểu đúng đề bài, xác định điều cần giải thích.
	* Phần mở bài phải thể hiện rõ được luận đề và mang định hướng giải thích.
	*Phần thân bài phải được chia thành từng bước, ứng với từng luận điểm.Giải thích các luận điểm cần dựa chắc vào những lẽ phải đã được thừa nhận và trình bày dễ hiểu. Các luận điểm phải trình bày sắp xếp theo trình tự hợp lý. Thông thường nên đi từ nội dung của điều cần giải thích đến ý nghiã và cách vận dụng điều đó vào thực tế cuộc sống.
	* Phần kết bài phải thông báo luận đề đã được giải thích và nêu ý nghĩa của công việc giải thích đối với thực tế cuộc sống.
	VÍ DỤ GIẢI THÍCH CÂU “ Học, học nữa, học mãi”.
	GỢI Ý
 Mở bài: 
 Giới thiệu vấn đề cần giải thích: Học, học nữa, học mãi.
 Gợi ra phương hướng giải thích: câu nói trên có đúng trong cuộc sống của chúng ta hay không.
 Thân bài:
 - Học nghĩa là gì
 - Học nữa, học mãi nghĩa là gì
 - Tại sao phải học
 - Tại sao phải học nữa, học mãi
 - Phải học thế nào khi còn đi học
 - Phải học thế nào khi đã ra trường
 Kết bài:
 - Khẳng định vấn đề trên là đúng
 - Học tập được những gì qua lời nói trên.
 Đề: Em hãy giải thích câu tục ngữ “ Thì giờ là vàng bạc”
Mở bài:
- Giới thiệu luận đề: Thì giờ là vàng bạc
- Tại sao dân gian dạy ta như thế đúng hay không?
Thân bài:
- Giải thích luận điểm( vấn đề)
 * Thì giờ là gì?
 * Vàng bạc là gì?
 * Tại sao thì giờ là vàng bạc
 * Nếu ta không quý thì giờ thì sao?
Kết bài: Khẳng định vấn đề là đúng.
Ta cần phải biết vận dụng vấn đề vào cuộc sống.
 ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ.
 ----&----
 I. Nội dung kiến thức cần nắm:
 1. Đặc điểm văn tự sự:
	a. Khái niệm:
	- Tự sự là phương thức chủ yếu để thông báo sự việc, tìm hiểu sự vật, đáp ứng nhu cầu nhận thức của người đọc, người nghe.
	- Tự sự là kể chuyện, kể việc đời, kể việc người nhằm một mục đích, một nội dung nào đó của người kể.
	- Qua câu chuyện, người kể bày tỏ hoặc trực tiếp, hoạc gián tiếp thái độ khen chê của mình đối với nhân vật, đối với sự việc.
 	b. Các yếu tố nghệ thuật cơ bản tạo nên một tác phẩm tự sự:
	* Cốt truyện: Cốt truyện là yếu tố đầu tiên của văn tự sự. Có thể coi đậy là một trong những nét đặc trưng để phân biệt giữa văn tự sự với các phương thức biểu đạt khác. Chính sự hấp dẫn của cốt truyện tạo nên thành công của bài văn tự sự.Ngược lại nếu cốt truyện quá sơ sài, nhạt nhẽo thì không tạo nên sự hấp dẫn cho người đọc, người nghe.
 Cốt truyện thường được tạo nên bởi một loại chất liệu cơ bản. Đó là các sự kiện với những tình tiết cụ thể.( thường là do cuộc sống thực tế cung cấp nên sự kiện tình tiết)
	*Nhân vật: Nhân vật là yếu tố nghệ thuật hết sức quan trọng, không thể thiếu được của một văn bản tự sự. Nhân vật trong văn bản tự sự thể hiện nhận thức của người viết và thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
	Nhân vật có nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính xuất hiện nhiều, , đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm, chi phối toàn bộ diễn biến của cốt truyện. Nhân vật phụ là nhan vật xuất hiện ít hơn, đóng vai trò hỗ trợ làm nổi bật hình tượng nhân vật chính cũng như chủ đề tác phẩm.
	Ngoài ra xét về phương diện tư tưởng, văn tự sự còn có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.Nhân vật chính diện là nhân vật tốt, chuẩn mực về đạo đức. Còn nhân vật phản diện thường là nhân vật mang nét tính cách xấu, trái với đạo lí. Hai tuyến nhân vật thường tạo quan hệ mâu thuẩn, đối lập nhau.( Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh)
	Dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ đều đóng vai trò nào đó trong việc thể hiện chủ đề của văn bản tự sự.
	* Các chi tiết nghệ thuật: Mỗi chi tiết dù lớn hay nhỏ đều có ý nghĩa đóng một vai trò nào đó trong việc thể hiện dụng ý nghệ thuật của người viết. Chi tiết nghệ thuật đặc sắc được coi là điểm sáng của văn bản tự sự.( Chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương, chi tiết người anh giật sững người, ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ, muốn khóctrong truyện Bức tranh của em gái tôi cũng là chi tiết bất ngờ làm sáng lên toàn bộ cốt truyện). 
 Bài tập: 
	1. Tự sự là gì? Em cho biết những văn bản đã học thuộc văn bản tự sự.
	2. Những yếu tố nghệ thuật cơ bản nào để tạo nên một văn bản tự sự?
	3. Viết một đoạn văn tự sự có yếu tố nghệ thuật cơ bản. Đoạn văn kể sự việc một cậu bé quyết định thả con chim đang nuôi về bầu trời tự do
	 c. Ngôi kể và lời kể , lời thoại trong văn tự sự.
	* Ngôi kể:
	- Kể theo ngôi thứ nhất là người kể tự xưng tôi( không nhất thiết phải là tác giả), kể lại những gì mình nghe, mình thấy , mình trải qua, và vì thế có thể trực tiếp nói ra những cảm tưởng, ý nghĩ của mình.( Dế Mèn phiêu lưu kí, Bức tranh của em gái tôi, Con voi ở công viên Thủ Lệ, Trong lòng mẹ)
	- Kể theo ngôi thứ ba là người kể giấu mình, không xuất hiện trực tiếp, gọi các nhân vật bằng chính tên gọi của chúng hoặc bằng các đại từ nhân xưng ở ngôi thứ ba: Ông(ấy), bà (ấy), anh (ấy), chị(ấy)Mọi diễn biến hành động, thái độ nhân vật đều được miêu tả một cách linh hoạt, tự do, không bị gò bó. Ưu thế là đảm bảo tính khách quan của câu chuyện, người kể chuyện ghi chép một cách trung thành và đầy sáng tạo( Truyện kể dân gian đều kể ở ngôi thứ ba).
	* Lời kể và lời thoại: + Lời kể:
	- Lời kể là lời dẫn dắt cốt truyện, giới thiệu không gian, thời gian.
( “Ngày xưa, ở một làng nọ”, “ Buổi sáng hôm ấy”, “ Có lần” , “ một hôm”.)
 - Lời kể là lời kể về sự kiện diễn ra trong câu chuyện.
(Ngay nhịp trống đầu Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản NGũ đánh ráo riết..”)
	- Lời kể là lời giới thiệu nhân vật- giới thiệu lai lịch, tên tuổi, đặc điểm hình dáng tính tình.
( Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước , tỉnh thoảng lên cạn, sức khoẻ vô dịch, có nhiều phép lạ”.)
 Tuy nhiên trong khi kể chuyện, ta cần kể linh hoạt, có thể đan xen.
	+ Lời thoại: Lời thoại trong văn tự sự phải rất sáng tạo. Phải chọn lời thoại thích hợp với văn cảnh, hợp với nhân vật.( Lời của nhân vật thiếu nhi thì hôn nhiên, ngây thơ, pha chút nũng nịu; lời của nguời già thì điềm đạm) Đặc biệt là trong lời thoại phải có kèm đệm chêm xen những từ ngữ đưa đẩy để làm rõ thái độ nhân vật. Đoạn hội thoại sau:
“ Một thằng bé gánh hai con chim gì lạ quá, cổ dài như cổ rắn, to gấp rưỡi con vịt bầu, sắc lông màu vàng xám.
- Ê, bán chim gì đó, mầy?- Tôi men theo, tay chắp đít hất hàm hỏi nó.
- Con điêng điểng mà cũng không biết!
Cặp môi nó trề ra, cái mặt vênh vênh, nhưng bộ tướng nhỏ thó và đôi mắt chân thật của nó nhìn lâu cũng thấy dễ mến.
- Bộ mày ở đâu mới tới hả?- Nó hỏi tôi.
- Ờ, mới tới. Xứ tao cũng vô khối chim. Nhưng không giống như chim ở đây, thành ra tao mới hỏi mày chứ!- Tôi nói phét với nó như vậy, để nó đừng chê tôi là quê!”.
* Lưu ý khi viết lời kể:
 - Lời kể phải rõ ràng, kín đáo, ý nhị. Không qua scầu kì dài dòng nhưng cũng không quá hòi hợt, sơ lược. Quan trọng là lời kể làm toát lên cốt truyện và chủ đề của câu chuyện cũng như tình cảm thái độ của người viết.
- Lời kể phải hết sức linh hoạt. Biết dùng các kiểu câu cho phù hợp.
- Lời kể phù hợp với ngôi kể.	
 * Thứ tự kể trong văn tự sự. Sắp xếp thứ tự kể trong văn tự sự là một nghệ thuật. Ta có thể theo thời gian, chuyện xảy ra trước kể trước, chuyện xảy ra sau kể sau. Ta cũng có thể kể theo trình tự các nhân vật. Kể diễn biến cuộc đời nhân vật.
	d. Tự sự đan xen miêu tả, biểu cảm làm cho cốt truyện hay hơn, hấp dẫn hơn; nhân vật và sự việc hiện lên sinh động và ấn tượng hơn. 
-Bài tập:
1. Thế nào là kể chuyện theo ngôi kể thứ nhất?
2. Ghi lại một đọan lời thoại mà em thích trong văn bản “ Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao. Nhận xét về ngôn ngữ của nhân vật trong lời thoại.
3. Đóng vai ông giáo, viết đoạn văn kể vừa tả nét mặt Lão Hạc lúc sang nhà ông giáo báo tin việc bán chó. 
XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN.
	--------&-------
I Nội dung kiến thức cần nắm:
 1. Thế nào là đoạn văn:
-là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
- gồm một số câu gắn bó với nhau trên cơ sở một chủ đề bộ phận, cùng nhau phát triển chủ đề đó theo định hướng chung của văn bản.
- cá biệt đoạn văn chỉ có một câu nhưng phải đảm bảo tính chủ đề của đoạn văn.( vd: “Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.” Hoặc “ Lượm ơi, còn không?”) 
 2.. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn:
 a. Từ ngữ chủ đề: là các từ ngữ được lặp đi lặp lại niều lần trong đoạn nhằm duy trì đối tượng được nói đến.
 b. Câu chủ đề: là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính C-V, có nhiệm vụ giưới thiệu đối tượng, chủ đề được đề cập, thảo luận trong đoạn.
 Câu chủ đề có vai trò quan trọng trong đoạn văn. Cau chủ đề cần đạt là câu có tính khái quat, súc tích, chỉ nêu ý chính của đoạn văn, không nên đưa ra nhiều chi tiết, cụ thể sẽ trùng lặp với câu triển khai sau đó.
 3. Cách trình bày nội dung đoạn văn:
 a.. Trình bày nội dung theo cách diễn dịch: 
 - Từ khái quát đến cụ thể
	- Câu chủ đề đứng đầu đoạn văn
 b. Trình bày nội dung theo cách quy nạp: 
 - Từ ý cụ thể đến khái quát
	 - Câu chủ đề đứng cuối đoạn văn.
	 - Trước câu chủ đề có thể dùng những từ ngữ chuyển tiếp có ý nghĩa tổng kết, khái quát( tóm lại, có thể nói rằng, như vậy)
 c Trình bày nội dung theo cách song hành:	
- không sử dụng câu chủ đề
	- các câu trong đoạn văn bình đẳng nhau về ý nghĩa, không phụ thuộc hoặc bao hàm nhau.
 Vd: Anh Dậu uốn vai ngáp dàimột tiếng. U ể oải, chống tay xướng phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. ( Ngô Tất Tố)
* Lưu ý: - Trình bày nội dung đoạn văn theo cách Tổng-Phân –Hợp. Ngaòi câu chủ đề đặt ở đầu đoạn văn còn có câu kết đoạn mang nội dung khái quát, tổng kết và nhấn mạnh chủ đề đoạn văn.
	 - Triển khai theo diễn dịch hoặc quy nạp vẫn có thể kết hợp với song hành. Quan hệ song hành nằm ngay ở các câu triển khai ý. Câu khai triển có quan hệ độc lập, bình đẳng với nhau về ý nghĩa nhưng tạp trung làm rõ chủ đề.
Bài tập:
1. Đoạn văn sau sắp xếp lộn xộn:
 Phải bán con, chị Dâu như đứt từng khúc ruột. Gia cảnh đã đến bước đường cùng buộc chị phải làm cái ... )
Bức tranh thiên nhiên cũng chỉ được vẽ bằng màu sẫm của bóng đêm, màu sáng của ánh trăng và những vì sao. Nhưng không vì thế mà cảnh mất đi nét đẹp. Đêm đã khuya lắm rồi, ngay cả côn trùng cũng đã im tiếng. Cả không gian như ngưng đọng lại. Dòng sông lặng ngắt như tờ, giữa có con thuyền đang mãi miết lướt đi. “ Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo”. Một hình ảnh có sự gắn bó đến lạ kì: con thuyền dường như là trung tâm của cảnh vật. Mặt nước sông in hình những vì sao lấp lánh, con thuyền đi, kéo theo hai vệt nước ở mũi thuyền và sau lại, làm xao động cả mặt nước, khiến cho người ta có cảm giác cả một dải các vì tinh tú trên cái nền nhung đen sẫm của dòng sông kia đang đẩy con thuyền lướt đi. Trong không gian đó, người ta vẫn nghe thấy tiếng “ cót két” của mái chèo khuấy trên mặt nước. Nhưng tiếng dộng đó cáng cực tả cái không khí tỉnh mịch, lặng yên của không gian. Cảnh tượng thật huyền diệu thần tiên.
 Trong bức tranh thiên nhiên của Bác ta còn thấy tâm hồn của vị lãnh tụ, một chiến sĩ cách mạng đầy trách nhiệm với vận mệnh đất nứơc. Dù cảnh rừng Việt Bắc dưới một đêm trăng có đẹp đến quyến rũ, nhưng Bác vẫn không vì thế mà xao lãng công việc:
Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Bác vẫn trăn trở với ý nghĩ về cuộc kháng chiến của nhân dân tavới kẻ thù đang ở giai đoạn khốc liệt. Những giây phút mà Bác dành cho thiên nhiên, tuy ít ỏi nhưng quý giá biết nhường nào. . Và trong nhưng giây phút hiếm hoi đó, có lúc Bác đã nghĩ đến ngày kháng chiến thành công, lúc đó, Bác có thể rời việc nướcđể trở về vui thú lâm tuyền.:
Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng xưa, hạt cũ với xuân này
(cảnh rừng Việt Bắc)
Đó là lời hẹn hò chân thành của Bác với cánh rừng VB. Những dòng thơ ấy làm cho ta cảm phục Bác hơn. Một con người đã hi sinh cả cuộc đời cho dân, cho nước nhưng khôg mảy may nghĩ đến chuyện riêng mình.
Những trang thơ thiên nhiên của Bác làm cho ta cảm phục bởi ngòi bút tài hoa của Bác đã dựng nên những bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp vừa mang phong vị của thơ Đường, vừa mang tính chất thơ hiện đại. Thơ của Bác cũng làm cho ta kính phục bởi tình yêu to lớn của Người dành cho thiên nhiên, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.Và cũng từ những trang thơ ấy ta càng hiểu thêm về Bác: một vị lãnh tụ với tâm hồn trong sáng, thanh cao.
Những vần thơ của Bác là sự kết hợp hài hoà giữa chất thép và tình, giữa tâm hồn của một người chiến sĩ cộng sản và một thi sĩ.Những vần thơ thiên nhiên của Bác là những di sản quý báu của dân tộc ta.
Đề: Nhân dịp kỉ niệm 520 năm ngày mất của đại văn hào Nguyễn Trãi, thủ tướng Phạm văn Đồng có viết: “ Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc”. Em hãy chứng minh lời nhận định trên.
Dàn ý:
I.. Mở bài: ( Đặt vấn đề)
Nguyễn Trãi không những là nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao thiên tài đã giúp Lê Lợi đưa cuộc kháng chiến 10 năm chống quân Minh đến thắng lợi vẻ vang mà còn là một nhà thơ, một nhà văn xuất sắc với nhiều tác phẩm bất hủ. Nhận định về ông, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã hết lời ca ngợi: “ Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước và tự hào dân tộc”
II. Thân bài( Giải quyết vấn đề)
 1.Giải thích khái niệm “ Bài ca yêu nước”
 2. Chứng minh qua cuộc đời và thơ văn.
	a. Qua cuộc đời:
-Nguyễn Trãi sớm có mối thù giặc sâu sắc( trả thù cho , rửa bnhục cho nước)
- Sống thiếu thốn nghèo khổ nhưng luôn giữ vững khí tiếc( thời kì bị giặc bắt giam lỏng ở Đông Quan)
- Nung nấu chí phục thù, tìm người kêt nghĩa chống giặc.( tham gia nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi)
- Giúp vua gánh vác việc nước( xây dựng kỉ cương cho một nền thịnh trị lâu dài,đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.)
	b. Qua thơ văn:
 Lòng yêu nước của Nguyễn Trãi được biểu hiện đầy đủ và rõ nét nhất qua văn thơ của ông.
- Căm thù giặc sâu sắc, không đội trời chung với quân ngịch tặc tàn bao, độc ác “coi mạng người như cỏ rác,bắt tù vợ con của dân ta, đào lăng tẩm của tadân không đường sống, kẻ vô tội kêu trời, người trung nghĩa nghiến răng nguyện một chết để diệt thù”
Hoặc: Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
- Băn khoăn, đau xót trước cảnh mất nưýơc, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, hi sinh: “ Đau lòng nhứt óc, chốc đà mười mấy năm trời, nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối: quên ăn vì giận,sách lược thao suy xét đã tinh. Những trằn trọc trong cơn mộng mị, chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi”
- Yêu nước là thương dân: “Việc nhân nghĩa cốt để yên dân- Quân điếu phạt trứơc lo trừ bạo”, mang nặng tấm lòng ưu ái đến nhân dân.
- Thơ văn Nguyễn Trãi còn sáng ngời niềm tự hào dân tộc
“ Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời cũng có.”
Tự hào về sức mạnh của dân tộc, đề cao chí khí hào hùng của dân tộc
Trận Bồ Đào sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay
Gươm mài đa, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tóc chim muông
Nói đến sức mạnh của dân tộc chính là sức mạnh của nhân dân. Thơ văn của NT luôn đề cao vai trò, sức mạnh của nhân dân.: Làm lật thuyền mới biết sức dân như nước.
 III Kết thúc vấn đề
Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi là bài ca bất tuyệt về lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Cuộc đời của ông, tư tưởmg trong thơ văn ông mãi mãi là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.
 Đề kiểm tra:
I. Trả lời câu hỏi, mỗi câu 0,5 điểm.
 1. Chép lại 4 câu thơ cuối bài thơ “ Khi con tu hú” của Tố Hữu.
 2. Lí Thái Tổ dời đô từ đâu đến đâu, vào năm nào? Mục đích việc dời đô?
 3. Câu văn nào trong “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn biểu lộ tâm trạng lo lắng, uất hận căm thù sục sôi giặc Mông –Nguyên, sẵn sàng xả thân để tiêu diệt chúng?
 4. Câu nào trong “Bình Ngô đại cáo” nêu lên việc nhân nghĩa ?
II. Tự luận: 6 điểm 
 “ Đi bộ ngao du tạo cho ta biết bao hứng thú”. Dựa vào bài “ Đi bộ ngao du” của Ru- xô, em viết đoạn văn chứng minh nhận xét trên.
Đề kiểm tra:
I. Trả lời câu hỏi, mỗi câu 0,5 điểm.
 1. Chép lại 4 câu thơ cuối bài thơ “ Khi con tu hú” của Tố Hữu.
 2. Lí Thái Tổ dời đô từ đâu đến đâu, vào năm nào? Mục đích việc dời đô?
 3. Câu văn nào trong “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn biểu lộ tâm trạng lo lắng, uất hận căm thù sục sôi giặc Mông –Nguyên, sẵn sàng xả thân để tiêu diệt chúng?
 4. Câu nào trong “Bình Ngô đại cáo” nêu lên việc nhân nghĩa ?
II. Tự luận: 6 điểm 
 “ Đi bộ ngao du tạo cho ta biết bao hứng thú”. Dựa vào bài “ Đi bộ ngao du” của Ru- xô, em viết đoạn văn chứng minh nhận xét trên.
Đề kiểm tra:
I. Trả lời câu hỏi, mỗi câu 0,5 điểm.
 1. Chép lại 4 câu thơ cuối bài thơ “ Khi con tu hú” của Tố Hữu.
 2. Lí Thái Tổ dời đô từ đâu đến đâu, vào năm nào? Mục đích việc dời đô?
 3. Câu văn nào trong “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn biểu lộ tâm trạng lo lắng, uất hận căm thù sục sôi giặc Mông –Nguyên, sẵn sàng xả thân để tiêu diệt chúng?
 4. Câu nào trong “Bình Ngô đại cáo” nêu lên việc nhân nghĩa ?
II. Tự luận: 6 điểm 
 “ Đi bộ ngao du tạo cho ta biết bao hứng thú”. Dựa vào bài “ Đi bộ ngao du” của Ru- xô, em viết đoạn văn chứng minh nhận xét trên.
I. Trả lời câu hỏi, mỗi câu 0,5 điểm.
 1. Chép lại 4 câu thơ cuối bài thơ “ Khi con tu hú” của Tố Hữu.
 2. Lí Thái Tổ dời đô từ đâu đến đâu, vào năm nào? Mục đích việc dời đô?
 3. Câu văn nào trong “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn biểu lộ tâm trạng lo lắng, uất hận căm thù sục sôi giặc Mông –Nguyên, sẵn sàng xả thân để tiêu diệt chúng?
 4. Câu nào trong “Bình Ngô đại cáo” nêu lên việc nhân nghĩa ?
II. Tự luận: 6 điểm 
 “ Đi bộ ngao du tạo cho ta biết bao hứng thú”. Dựa vào bài “ Đi bộ ngao du” của Ru- xô, em viết đoạn văn chứng minh nhận xét trên.
Bài thơ “ Khi con tu hú” là cảnh mùa hè tuyệt đẹp, sinh động.
Đoạn văn: 
Tác giả phải có sự tưởng tượng lãng mạn, bay bổng dịệu kì và một tâm hồn yêu mến sự sống thì mới vẽ lại một bức tranh thiên nhiên về mùa hè đẹp đến vậy “ Khi con tu hú gọi bầy” . Tiếng gọi bầy của chim tu hú báo hiệu hè về. Hè về với bao âm thanh rộn ràng cùng với tiếng gọi của tu hú, đó là “ Vườn râm dậy tiếng ve ngân” . Tiếng ve ngân dậy cả khu vườn, làm xao động cả không gian, nâng cả cánh diều sáo bay cao và xa hơn trên bầu trời lộng gió “ Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không”. Và màu sắc vàng của bắp, của lúa chín đã gợi lên cảnh trù phú của quê hương đang khởi sắc, tạo bức tranh quê càng sinh động hơn “ Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”. Như vậy, với âm thanh, hình ảnh và màu sắc ấy, “ Khi con tu hú” của Tố Hữu đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên của mùa hè thật đẹp và sinh động. 
Đề: Lòng yêu nước và căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn
 Bài tham khảo:
Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng dân tộc, văn võ song toàn, người có công lớn nhất trong 3 lần đánh thắng giặc Nguyên- Mông. Ông là tác giả cuốn “ Binh thư yếu lược” và “ Hịch tướng sĩ”.
Trong hai tác phẩm lớn đó, “ Hịch tướng sĩ” phải nói là một văn kiện lịch sử trọng đại và tự thân tác phẩm đã nói lên lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc của Trần Quốc Tuấn.
Hịch tướng sĩ thể hiện lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn
Đề: Thơ văn Nguyễn Trãi phản ảnh tâm hồn trong sáng của tác giả cũng như thiên nhiên tươi đẹp của đất nước ta. Với những tác phẩm của Nguyễn Trãi mà em đã học và đọc thêm, hãy làm rõ nhận định trên.
Bài tham khảo:
Nhớ Nguyễn Trãi là ta nhớ đến người anh hùng dân tộc, nhà chỉ huy quân sự tài ba, nhà văn, nhà thơ lỗi lạc của nền văn học dân tộc VN.Ông là tinh hoa, là khí phách của dân tộc. Thơ văn của ông, tất cả đều đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, đều hay và đẹp đến lạ lùng. Bởi thơ văn Nguyễn Trãi đã phản ảnh tâm hồn trong sáng của tác giả cũng như thiên nhiên tươi đẹp của đất nước ta.
Nguyễn trãi đã mượn thơ văn để bày tỏ tấm lòng, tâm hồn trong sáng của mình. Trước hết ông là người yêu nước thương dân tha thiết.
Với cái nhìn tiến bộ và đầy trách nhiệm của một bậc hào kiệt, một con người nghĩa hiệp, ông quan niệm nước gắn liền với dân. Dân là “ dân đen” con đỏ”. Cũng vì yêu nước thương dân mà ông căm thù bọn cướp nước, giày xéo lên cuộc sống của nhân dân. Ông “ đau lòng nhức óc chốc đà mười mấy năm trời, nếm mật nằm gai há phải một hai sớm tối”. Trăn trở, day dứt trước vận mệnh đất nước ông đã “ Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh”. Với ngọn lửa yêu nước thương dân luôn cháy trong tim và ý chí xả thân diệt thù cứu nước bất chấp khó khăn thiếu thốn, Nguyễn Trãi cùng với toàn dân đã đem lại chiến thắng vang dội cho đất nước Đại Việt ta. Đó là mười năm kháng chiến chống quân Minh. Cho nên sau khi thắng lợi, mở đầu trong “ Bình Ngô đại cáo”ông đã viết : “ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
Nguyễn Trãi lúc nào cũng như cây trúc cương trực và ngay thẳng giữa triều đình, giữa những kẻ bon chen danh lợi.
Vườn quỳnh dù chim kêu hót
Giữa trần có trúc đứng ngăn
ÔNg khẳng định ý chí của mình:
Nguyệt xuyên há dễ thấu lòng trúc 

Tài liệu đính kèm:

  • docBOI DUONG VAN 8(2).doc