Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn lớp 9

Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn lớp 9

• Giá trị của chuyện Người con gái Nam Xương

- Giá trị tố cáo xã hội của truyện:

+ cuộc đời bất hạnh của nhân vật Vũ Nương.

+ Những nguyên nhân xã hội tạo nên nỗi bất hạnh đó.

- Giá trị nhân đạo:

+ Đề cao phẩm giá ,ca ngợitài đứcvà những tình cảm cao đẹp của Vũ Nương.

+Xót xa trước những bất hạnh của Vũ Nương,ao ước cho nàng được sống hạnh phúc.

• Giá trị của truyện Kiều

- Giá trị hiện thực:

 Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công tàn bạo,là lời tốc cáo xã hội phong kiến chà đạp quyền sống của con người,đặc biệt là những người tài hoa ,người phụ nữ.

+ Lên án các thế lực tàn bạo, bất nhân

+ Xã hội phong kiến mục nát không còn luật pháp, đồng tiền lên ngôi chà đạp con người.

+ Con người tài sắc nhưng cuộc đời lại bị các thế lực tàn bạo xô đẩy, bất hạnh

- Giá trị nhân đạo:

+Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm,là tiếng khóc đau đớntrước số phận bi kịch của con ngừời.

+ Đề cao tình yêu tự do

+ Khát vọng công lí, quyền sống và quyền hạnh phúc của con người

+ Ca ngợi vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của con người

+ Thái độ cảm thông, chia sẽ với nỗi đau của nhân vật

 

doc 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN
PHẦN VĂN BẢN
1/ Văn bản nhật dụng
Stt
Tên văn bản
Tác giả
Xuất xứ
Phương thức biểu đạt
Đại ý
1
Phong cách Hồ Chí Minh
Lê Anh Trà
Trích trong phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị
Nghị luận
Ca ngợi lối sống, phẩm chất, tư cách đạo đức Hồ Chí Minh
2
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
G.G Mác-két
Trích từ tham luận của Mác-két tháng 8 năm 1986 “tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo đảm hòa bình thế giới
Nghị luận
Tác hại của chạy đua vũ trang và đấu tranh cho hòa bình, xóa bỏ nguy cơ chiến tranh là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người.
3
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Hội nghị cấp cao thế giới về quyền trẻ em
Trích tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về quyền trẻ em, trong Việt nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em
Nghị luận
Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu
2/ Văn bản trung đại
STT
Tên văn bản
Tác giả
Thời gian
Thể loại
Nội dung
1
Chuyện người con gái nam Xương
Nguyễn Dữ
TK XVI
Truyền kì
Phẩm chất tốt đẹp và nỗi oan khuất của Vũ Thị Thiết
2
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Phạm Đình Hổ
Cuối TK XVIII đầu TK XIX
Tùy Bút
Phê phán thói ăn chơi xa hoa của chúa Trịnh và sự nhũng nhiễu dân chúng của bọn tham quan
3
Hoàng Lê nhất thống chí
Ngô gia văn phái
Cuối TK XVIII đầu TK XIX
Chí
Hình ảnh anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thất bại tất yếu của bọn xâm lược
* Truyện Kiều
Nguyễn Du
Cuối TK XVIII đầu TK XIX
Thơ
4
Chị em Thúy Kiều
Vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều
5
Cảnh ngày xuân
Đoạn trích tả cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân trong tiết thanh minh
6
Mã Giám Sinh mua Kiều
Phơi bày bản chất con buôn ghê tởm của Mã Giám Sinh đồng thời thể hiện nỗi đau đớn, tủi nhục ê chề của Thúy Kiều
7
Kiều ở lầu Ngưng Bích
Miêu tả tâm trạng của Kiều trong cảnh bị giam lõng ở lầu Ngưng Bích
* Truyện Lục Vân Tiên
Nguyễn Đình Chiểu
Cuối TK XIX
Thơ
8
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Đoạn trích kể về cảnh Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp Phong Lai cứu Kiều Nguyệt Nga
9
Lục Vân Tiên gặp nạn
Đoạn trích kể về chuyện Lục Vân Tiên bị Trịnh Hâm hãm hại và được ông Ngư cứu giúp
Giá trị của chuyện Người con gái Nam Xương
Giá trị tố cáo xã hội của truyện:
+ cuộc đời bất hạnh của nhân vật Vũ Nương.
+ Những nguyên nhân xã hội tạo nên nỗi bất hạnh đó.
Giá trị nhân đạo:
+ Đề cao phẩm giá ,ca ngợitài đứcvà những tình cảm cao đẹp của Vũ Nương.
+Xót xa trước những bất hạnh của Vũ Nương,ao ước cho nàng được sống hạnh phúc.
Giá trị của truyện Kiều
Giá trị hiện thực:
 Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công tàn bạo,là lời tốc cáo xã hội phong kiến chà đạp quyền sống của con người,đặc biệt là những người tài hoa ,người phụ nữ.
+ Lên án các thế lực tàn bạo, bất nhân
+ Xã hội phong kiến mục nát không còn luật pháp, đồng tiền lên ngôi chà đạp con người.
+ Con người tài sắc nhưng cuộc đời lại bị các thế lực tàn bạo xô đẩy, bất hạnh
Giá trị nhân đạo:
+Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm,là tiếng khóc đau đớntrước số phận bi kịch của con ngừời.
+ Đề cao tình yêu tự do
+ Khát vọng công lí, quyền sống và quyền hạnh phúc của con người
+ Ca ngợi vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của con người
+ Thái độ cảm thông, chia sẽ với nỗi đau của nhân vật
Giá trị truyện Lục Vân Tiên
Giá trị hiện thực:
+ Lên án các thế lực tàn bạo, bất nhân
+ Phê phán xã hội phong kiến
Giá trị nhân đạo:
+ Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, quý giá của con người
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp,sẳn sàng ra tay cứu khốn phò nguy.
+Thể hiện khát vọng của nhân dânhướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
Đặc điểm nhân vật Vũ Nương
Vũ Nương là một người phụ nữ tư dung tốt đẹp, thủy chung, hiếu thảo và luôn cố gắng vun đắp hạnh phúc gia đình.
-	Bao dung vị tha, nặng lòng với gia đình.
Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ
Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn có chủ đích và rất quả quyết, trí tuệ sáng suốt sâu xa nhạy bén, ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng, dụng binh như thần.
Cảnh sống và con người trong phủ chúa Trịnh
Thói ăn chơi của chúa Trịnh Sâm 
+ Thích xây dựng cung điện, đền đài, thú chơi đèn đuốc, bày đặt lễ nghi.
+ thú chơi trân cầm dị thú, cổmộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh để thảo mãn thú chơi, chúa Trịnh cho thu lấy sản vật quý từ khắp kinh thành đưa vào phủ.
+ Những cuộc dạo chơi lố lăng, tốn kiếm
Thói sách nhiễu dân của bọn quan lại
+ Tìm thu mà thực chất là cướp đoạt những của quý trong thiên hạ. Chúng vơ vét sạch sành sanh không để xót một thứ gì.
_Thủ đọn : nhở gió bẻ măng, vu khống.
-Hành động: dọa dẫm,cướp, tống tiền.
Cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ, khó khăn, vất vả
Nghệ thuật tả cảnh và miêu tả nhân vật của Nguyễn Du
Tả thực, tả ước lệ
Điển cổ, điển tích
Tả cảnh ngụ tình
Thanh ngữ, từ ngữ Hán Việt
Hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên qua ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu
Lục Vân Tiên: 
+ Tài năng văn võ song tòan,quân tử chính trực.
+ Hành động: hành động theo bản chất người anh hùng hào hiệp nghĩa khí “Vị nghĩa vong thân” 
+ Khi trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”
Người anh hùng chính trực trọng nghĩa khinh tài. Hình ảnh Lục Vân Tiên hiện lên là một hình ảnh đẹp, lí tưởng, tác giả gởi gắm niềm tin va ước mơ đem đến xã hội công bằng.
Kiều Nguyệt Nga
 + Tiểu thư con nhà quan nhưng khiêm tốn, hiếu thảo,lễ giáo.	
+ Cách nói văn vẻ, dịu dàng, mực thước, rõ ràng, khúc chiết là một người con gái khuê các, thùy mị, nết na có học thức biết trọng tình nghĩa
Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga là mẫu người trung hiếu,nhân nghiã, tiết hạnh.
Trịnh Hâm: tiêu biểu cho cái ác cực điểm thấm sâu vào bản chất 
+ Là một người độc ác có tâm địa độc ác, sâu hiểm, bất nhân, bất nghĩa,toan tính sắp đặt kế họach hãm hại , giết hại bạn vì thua tài kém trí, đố kị ganh ghét tài năng, hắn đă tính toán có âm mưu kế hoạch sắp đặt kĩ lưỡng, chặt chẽ, phân tán thầy trò Lục Vân Tiên để ra tay giết hại Lục Vân Tiên hành động bất nhân bất nghĩa hại bạn trong cảnh bơ vơ không có sức chống chọi.
+ Tàn nhẫn ,ích kỷ nhỏ nhen 
	-Ngư ông:tiêu biểu cho cái thuện,nhân đức ,nhân cách cao đẹp.
Trọng nghĩa khinh tài,cứu người không hề lưỡng lự ,không sợ tai vạ,không cần trả ơn.
-Sống thanh cao, đạm bạc, trong sạch,thóat vòng danh lợi,gắn bó chan hòa với thiên nhiên.
-Cuộc đời ông bình thường nhưng không tầm thường
3/ Văn bản hiện đại
Stt
Tên văn bản
Tác Giả
Hoàn cảnh sáng tác
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật
1
Đồng chí
Chính Hữu
Nhà thơ cùng dồng đội mình tham gia chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông 1947
Thơ
Thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ trong mọi hoàn cảnh
Ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng giàu sức biểu cảm
2
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
Khi tác giả tham gia cách mạng ở Trường Sơn
Thơ
Hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mỹ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam
Ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn
3
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
Khi tác giả có một chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh
Thơ
Bài thơ miêu tả 1 chuyến ra khơi đánh cá của người dân chài vùng biển Quảng Ninh trong âm hưởng tiếng hát lạc quan của người lao động
Xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng , tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan
4
Bếp lửa
Bằng Việt
Khi tác giả đã trưởng thành kể lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình cảm bà cháu
Thơ
Bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu qua đó thể hiện lòng kính yêu trân trọng, biết ơn đối với bà
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận
5
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Nguyễn Khoa Điền
Ra đời năm 1971 trích trong tác phẩm “ Đất và khát vọng”
Thơ 
Thể hiện tình yêu thương con gắn với tình yêu nước với tinh thần chiến đấu của bà mẹ miền Tây Thừa Thiên qua khúc hát ru
Giọng điệu ngọt ngào trìu mến
6
Ánh trăng
Nguyễn Duy
Khi đã hòa bình và tác giả đang sống ở thành phố
Thơ
Bài thơ gợi nhắc thái độ sống “ Uống nước nhớ nguồn”
Giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm
7
Làng 
Kim Lân
Viết vào đầu kháng chiến chống Pháp năm 1948
Truyện ngắn
Tình yêu làng, lòng yêu nước tha thiết và tinh thần kháng chiến cuả ông Hai
Miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật
8
Lặng lẽ Sa Pa
Nguyễn Thành Long
Viết vào 1 chuyến đi chơi Lào Cai của tác giả năm 1970
Truyện ngắn
Ca ngợi anh thanh niên đã chọn cho mình một vị trí công tác thõa đáng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m
Tự sự, trữ tình với bình luận
9
Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng
Viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ
Truyện ngắn
Thể hiện tình cha con sâu nặng, cao đẹp của ông Sáu và bé Thu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh
Cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ
Hình ảnh người lính qua 2 bài thơ Đồng Chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính
+Những điểm chung;
-Yêu nước, yêu quê hương, yêu đồng chí.
-vượt qua mọi khó khăm gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giạc hòan thành nhiệm vụ.
-Lạc quan tin tưởng 
+ Những nét riêng:
-“Đồng chí” thể hiện người lính nông dân thời kỳ đồng cuộc kháng chiến chống pháp với vẻ đẹp giản dị,mộc mạcmà sâu sắc. Tình đồng chí thiêng liêng hòa quyện với tình giao tiếp khi lý tưởng chiến đấu rực sáng trong tâm hồn Họ XuÊt th©n tõ n«ng d©n nghÌo Trang bÞ cßn th« s¬T×nh c¶m thÇm lÆng
-“Bài thơ tiểu đội xe không kính” thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Mỹvới vẻ đẹp trẻ trung ,ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học thức,có bản lĩnh chiến đấu,có tâm hồn nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất lính đáng yêu. Hp5 tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng. Bµi th¬kÝnh
-Họ XuÊt th©n tõ nhiÒu tÇng líp -Trang bÞ hiÖn ®¹i h¬n, T×nh c¶m s«i næi,trÎ trung h¬n
Tình cảm bà cháu qua bài thơ Bếp lửa
Tình cảm bà cháu thiêng liêng cao cả và lòng yêu thương bà sâu sắc. Cuộc đời bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa, bà là người nhóm lửa, luôn giữ cho ngơn lửa ấm nóng là luôn tỏa sáng. Bếp lửa hiện diện như tình cảm ấm áp của bà, sự cưu mang đùm bọc đầy chi chít của bà.
Hình ảnh người người bà còn là hình ảnh của quê hương đaất nước, .Tình cảm đối với bà suy rộng ra là tình yêu lớn của mỗi con ngừơi.
Tình cảm của người mẹ Tà-ôi
- Tình cảm và những ước vọng của bà mẹ Tà ôi được gửi vào trong những khúc hát ru.
Gắn với 1 công việc là 1 ước mơ, chính ước mơ đó là nguồn động lực là niềm tin sắc đá, là nguồn hạnh phúc để bà mẹ vượt qua mọi gian khổ. Điều đó chứng tỏ tình yêu thương con gắn liền với tình yêu bộ đội, nhân dân, đất nướccao đẹp của bà mẹ tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Nghệ thuật miêu tả của Huy Cận trong Đoàn thuyền đánh cá
Khắc họa nhiều hình ảnh đẹp , tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào trước đất nước và cuộc sống. Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan
Vấn đề đặt ra từ bài thơ Ánh trăng
Ánh trăng của Nguyễn Duy không phải chỉ là niềm thơ mà còn là bỉểu tượng đã qua trong mỗi đời người
Sự thay đổi hòan cảnh sống khi hòa bình lập lại.
Sự lãng quê của một lớp người.
Niềm ân hận của tác giả và “tấm lòng” của vầng trăng
Gợi nhắc thái độ sống : “ Uống nước nhớ nguồn”
Tình yêu làng của ông Hai
Ông Hai là 1 người yêu làng tha thiết, da diết ông rất tự hào vì được là người làng ấy, tự hào của người nông dân trước thành quả của cách mạng, của làng quê.
-Trước Cách Mạng ông khoe về làng và rất tự hào về làng của mình
-Kháng chiến chống Pháp nổ ra; ông buộc phải đi tản cư và luôn tự hào về phong trào Cách mạng , tinh thần kháng chiến sôi nổi ởp làng ông.
-Tình yêu kàng của ông hòa nhập thống nhất với tình yêu nước và tình yêu kháng chiến, cách mạng.
(khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây, và khi nghe tin làng được cải chính)
Ông Hai tiêu biểu cho tầng lớp nông dân thời chống Pháp yêu nước,yêu làng sâu sắc, sẳn sàng hi sinh tính mạng và tài sản vì Cách mạng và kháng chiến
Hình ảnh anh thanh niên
+Anh thanh niên đã vượt qua hòan cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp và giản dị mà sâu sắc.
-Trước hết là ý thức được công việc và lòng yêu nghề. Anh thanh niên luôn hoàn thành nhiệm vụ và sống vui vẻ
-Suy nghĩ đúng đắn về công việc, về cuộc sống. Anh rất yêu nghề, hiểu được ý nghĩa công việc và tìm thấy niềm vui trong công việc 
-Tự tìm những nguồn vui lành mạnh để cân bằng cuộc sống của mình. Anh tổ chức cho mình một cuộc sống ngăn nắp và tạo nguồn vui bằng việc đọc sách
Anh rất cởi mở, hiếu khách, khiêm tốn
Hình ảnh bé Thu, ông Sáu và tình cảm cha con sâu nặng
Bé Thu có 1 tình cảm yêu thương cha sâu sắc, mặc dù cá tính rất mạnh mẽ nhưng khi hiểu ra thì bé Thu đã yêu thương cha và không có 1 trở lực nào ngăn cản được tình cảm cha con sâu nặng
Ông Sáu háo hức chờ đợi, nhưng đã hụt hẫng buồn trước sự phản ứng của con nhưng cuối cùng thì tình cảm cha con sâu nặng vẫn không có gì ngăn cản được.
PHẦN TIẾNG VIỆT
1/ Có 5 phương châm hội thoại
Phương châm về lượng: khi giao tiếp cần nói đúng, nói đủ, không thừa, không thiếu
Phương châm về chất: khi giao tiếp cần nói đúng và có bằng chứng xác thực
Phương châm quan hệ: khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp tránh nói lạc đề
Phương châm cách thức: khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ
Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác
2/ Cách sử dụng từ xưng hô trong hội thoại
Từ xưng hô trong tiếng việt rất phong phú và tinh tế
Người nói tùy thuộc vào tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ với người nghe mà lựa chọn từ ngữ xưng hô
3/ Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp
Dẫn trực tiếp tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép
4/ Thuật ngữ
Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khài niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ
Về nghuyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ
Thuật ngữ không có tính biểu cảm
5/ .Sự phát triển của từ vựng:
-Phát triển nghĩa của từ ngữ dựa trên cơ sở từ nghĩa gốc.
Có hai phương thức chủ yếu phát trỉen nghĩa của từ ngư: Phương thức ẩn dụ và phương thức hóan dụ
-Phát triển nghĩa của từ ngữ bằng cách tạo từ mới 
- Mượn từ ngữ của tiếng nước ngòai.
6/ Trau dồi vốn từ;
_Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
-Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết ,làm tăng vốn từ .
7/ Tổng kết từ vựng;
-Từ đơn , từ phức.
-Thành ngữ
-Nghĩa của từ.
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
-Từ đồng âm 
-Từ đồng nghĩa
-Từ trái nghĩa
-Cấp độ khái quát của nghĩa tử ngữ
-Trường từ vựng
-Từ mượn
Từ Hán việt
-Biệt ngữ xã hội
-Từ tượng thanh và từ tượng hình
-Một số biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, hóan dụ, điệp ngữ, ẩn dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, chơi chữ.
C Tập làm văn:
-Văn thuyết minh: thuyết minh về tác giả, tác phẩm, về danh lam thắng cảnh, sự việc, lễ hội.
-Văn tự sự : tưởng tượng kể lại,( dựa vào nội dung văn bản), 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9.doc