.Đoạn văn:
1.Viết đoạn văn giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
Trong nền thơ ca Việt Nam, Thanh Hải (1930-1980) là một nhà thơ nổi tiếng. Ông là một nhà thơ cách
mạng hoạt động văn nghệ từ cuối những năm chống Pháp. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ông
ở lại quê hương (vùng Thừa Thiên-Huế), cất lên tiếng thơ ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi sự hi
sinh của nhân dân miền Nam và khẳng định niềm tin vào chiến thắng của cách mạng. Có thể nói cả cuộc đời
ông đã cống hiến trọn vẹn cho đất nước, cho quê hương. Mùa xuân nho nhỏ là sáng tác cuối cùng của Thanh
Hải, được viết trước khi ông qua đời(năm 1980).Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất
nước,với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được công hiến cho đất nước, góp một “mùa
xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớp. Với thể thơ năm chữ, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi,
hình ảnh so sánh và ẩn dụ sáng tạo, bài thơ đã để lại cho người đọc nhiều ý nghĩa sâu sắc. Chắc chắn, nhà thơ
Thanh Hải và bài thơ “Mùa xuân nhỏ nhỏ ” sẽ mãi mãi trong lòng độc giả.
2. Viết đoạn văn giới thiệu tác giả Viễn Phƣơng và bài thơ “Viếng lăng Bác”.
Nền thơ ca Việt Nam đạt được nhiều thắng lợi trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ, làm nên thành
công đó không thể không nhắc đến đó là Viễn Phương. Ông tên khai sinh là Phạm Thanh Viễn, quê ở tỉnh An
Giang. Thơ của ông giàu chất trữ tình sâu lắng. Ông có nhiều tác phẩm quen thuộc với bạn đọc như: Mắt sáng
học trò, Đám cưới giữa mùa xuân Bài thơ “Viếng lăng Bác” là tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Bài thơ được
viết năm 1976, đây là thời điểm miền Nam vừa giải phóng, đất nước thống nhất, công trình lăng Chủ tịch Hồ
Chí Minh cũng vừa được hoàn thành, Viễn Phương ra thăm lăng Bác. Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm
xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. Bài thơ giọng điệu
trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc. Nhà thơ Viễn
Phương và bài thơ “Viếng lăng Bác” sẽ mãi để lại ấn tượng đẹp cho người đọc.
Đề cương Ngữ văn HKII Page 1 ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP HKII Môn : Ngữ văn I.Đoạn văn: 1.Viết đoạn văn giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Trong nền thơ ca Việt Nam, Thanh Hải (1930-1980) là một nhà thơ nổi tiếng. Ông là một nhà thơ cách mạng hoạt động văn nghệ từ cuối những năm chống Pháp. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ông ở lại quê hương (vùng Thừa Thiên-Huế), cất lên tiếng thơ ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi sự hi sinh của nhân dân miền Nam và khẳng định niềm tin vào chiến thắng của cách mạng. Có thể nói cả cuộc đời ông đã cống hiến trọn vẹn cho đất nước, cho quê hương. Mùa xuân nho nhỏ là sáng tác cuối cùng của Thanh Hải, được viết trước khi ông qua đời(năm 1980).Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước,với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được công hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớp. Với thể thơ năm chữ, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi, hình ảnh so sánh và ẩn dụ sáng tạo, bài thơ đã để lại cho người đọc nhiều ý nghĩa sâu sắc. Chắc chắn, nhà thơ Thanh Hải và bài thơ “Mùa xuân nhỏ nhỏ ” sẽ mãi mãi trong lòng độc giả. 2. Viết đoạn văn giới thiệu tác giả Viễn Phƣơng và bài thơ “Viếng lăng Bác”. Nền thơ ca Việt Nam đạt được nhiều thắng lợi trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ, làm nên thành công đó không thể không nhắc đến đó là Viễn Phương. Ông tên khai sinh là Phạm Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang. Thơ của ông giàu chất trữ tình sâu lắng. Ông có nhiều tác phẩm quen thuộc với bạn đọc như: Mắt sáng học trò, Đám cưới giữa mùa xuân Bài thơ “Viếng lăng Bác” là tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Bài thơ được viết năm 1976, đây là thời điểm miền Nam vừa giải phóng, đất nước thống nhất, công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được hoàn thành, Viễn Phương ra thăm lăng Bác. Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. Bài thơ giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc. Nhà thơ Viễn Phương và bài thơ “Viếng lăng Bác” sẽ mãi để lại ấn tượng đẹp cho người đọc. 3. Viết đoạn văn giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ “Sang thu”. Hữu Thỉnh tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1963, ông nhập ngũ vào binh chủng Tăng-Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hóa, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. Thơ của ông nhỏ nhẹ, nhưng rất tinh tế và gợi cảm. Năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng thư kí nhà văn Việt Nam.Các tác phẩm chính của ông là : Âm vang chiến hào, Đường tới thành phố, Trường ca biển Bài thơ “Sang thu” viết năm 1977 là tác phẩm xuất sắc nhất của ông, được in đầu tiên trong báo văn nghệ. Bài thơ thể hiện 1 cách tinh tế, gợi cảm những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Nhà thơ đã xây dựng một loạt những hình ảnh thiên nhiên gần gũi mà giàu sức biểu cảm: hình ảnh gió, sẽ, mây, sấmTừ những hình ảnh thiên nhiên nhà thơ đã thể hiện những tâm trạng, cảm xúc của mình. Có thể nói, Hữu Thỉnh và bài thơ “ Sang thu” đã để lại cho người đọc nhiều dư âm. 4. Với đoạn văn giới thiệu tác giả Y Phƣơng và bài thơ “Nói với con”. Y Phương_người dân tộc Tày với bài thơ “Nói với con” được bạn đọc biết đến. Y Phương sinh năm 1948, tên khai sinh là Hữu Vĩnh Sước, quê ở Cao Bằng. Ông có nhiều bài thơ viết về quê hương mình, dân tộc mình. Thơ của ông hồn nhiên mà trong sáng, chân thật mà mạnh mẽ. Cách tư duy trong thơ của ông độc đáo, giàu hình ảnh, thể hiện phong cách của người miền núi. Năm 2007, ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. “Nói với con” được viết năm 1980 là tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Bài thơ là một khúc tâm tình của người cha dăn dò con, thể hiện lòng thương yêu con của người miền núi và ước mong thế hệ con cái phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông.Với thể thơ tự do, xây dựng các hình ảnh cụ thể mộc mạc, khái quát, đầy chất thơ,giọng điệu tha thiết trìu mến,bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi. Y Phương và bài thơ “Nói với con” luôn sống mãi trong lòng người đọc. Đề cương Ngữ văn HKII Page 2 5.Viết đoạn văn giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn“Bến quê”. Trong nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới, không thể không nhắc đến nhà văn Nguyễn Minh Châu. Ông sinh năm 1960, quê ở An Giang, là cây bút xuất sắc của Văn học hiện đại. Ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. Các tác phẩm của ông thường mang ý nghĩa triết lí, nhân văn. Truyện ngắn “Bến quê” viết năm 1985 in trong tập cùng tên là tác phẩm nổi tiếng của ông. Truyện ngắn “Bến quê” chứa đựng những suy ngẩm, trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ về con người và cuộc đời, thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương. Tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật với nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật.Chắc chắn rằng, Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “ Bến quê” không phải mờ trong lòng người đọc. 6.Viết đoạn văn giới thiệu tác giả Lê Minh Châu và truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”. Lê Minh Khuê (năm 1949) là một nhà văn nữ Việt Nam thành công nhiều truyện ngắn. Bà tham gia viết văn từ những năm 1970 và có nhiều sáng tác về cuộc sống, chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội. Sau năm 1975, các sáng tác của Lê Minh Khuê đề cập nhiều vấn đề bức xúc của xã hội với tinh thần đổi mới mạnh mẽ. Nét đặc sắc trong ngòi bút của Lê Minh Khuê là miêu tả tâm lí nhân vật một cách sâu sảo , nhất là tâm lí phụ nữ. “Những ngôi sao xa xôi ” là truyện ngắn viết năm 1971, lúc nhà văn 22 tuổi. Truyện viết về cuộc sống và chiến đấu vô cùng gian khổ của những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại của dân tộc. Mặc dù cốt truyện đơn giản nhưng truyện vẫn thành công về nhiều mặt, đặc biệt là miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật. Có lẽ, Lê Minh Khuê và truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong người đọc. 7. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu. Sau khi học xong văn bản “ Bến quê ” của Nguyễn Minh Châu, nhân vật Nhĩ_nhân vật tư tưởng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Là người từng trải, từng đ inhiều nơi trên trái đất, nhưng đến cuối đời Nhĩ bị mắc bệnh hiểm nghèo, mọi sự đều phải nhờ người khác giúp đỡ. Trong một buổi sáng đầu thu, được bọn trẻ giúp ngồi bên cửa sổ, Nhĩ phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của cái bãi bồi bên kia sông nhưng anh biết rằng sẽ không bao giờ có thể đặt chân lên mảnh đất ấy. Anh đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình điều khao khát đó. Nhưng con anh lại gống anh thời trai trẻ, không rời được ván cờ ven đường nên đã lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Những ngày cuối của cuộc đời, ánh nhận ra rằng “ con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”. Qua nhân vật nhĩ, tác phẩm đã đưa ra một triết lí: Cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên, vượt qua ngoài dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của người khác.Em rất thích nhân vật Nhĩ. 8. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Phƣơng Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” và nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa”. “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long và “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là 2 tác phẩm hay và ý nghĩa. Đặc biệt, nhân vật anh thanh niên và Phương Định đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng nguời đọc. Nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sapa” làm người đọc xao xuyến trước vẻ đẹp của con ngườii và tình cảm chân thành, trong một cuộc sống đầy tin yêu. Anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m. Anh đo gió, đo mây góp phần vào việc dự báo thời tiết để phục vụ sản xuất và chiến đấu. Anh là người có ý thức, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Anh luôn chân thành, yêu mến, trân trọng chu đóa với mọi người. Vì vậy, tính cách của ảnh được mọi người đáng mến và khâm phục.Có thể nói, anh thanh niên là một điển hình cho những người lao động. Nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi ” cũng để lại những tình cảm tốt đẹp cho nguời đọc. Phương Định là cô gái Hà Nội, có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ trong những ngày thanh bình trước chiến tranh. Vào chiến trường đã ba năm, đã quen với bom đạn, nguy hiểm, vượt qua bao thử thách, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng cô luôn giữ được sự hồn nhiên trong sáng. Cô rất hay hát và mông mơ, thích làm dáng, điệu vui vẻ, trẻ trung. Cô là một cô thanh niên xung phong gan dạ, dung cảm, giàu kinh nghiệm, thương yêu gắn bó với đồng đội. Mặc dù có những điểm khác nhau như vậy, nhưng nhân vật anh thanh niên và Phương Định có rất Đề cương Ngữ văn HKII Page 3 nhiều điểm chung. Họ đều là những thanh niên còn rất trẻ,nhưng có lòng yêu nước sâu sắc. Họ làm những công việc thầm lặng cống hiến cho tổ quốc. Không chỉ vậy, họ có có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, họ rất dũng cảm và luôn lạc quan, yêu đời. Nhân vật anh thanh niên và nhân vật Phương định sẽ sống mãi trong lòng nguời đọc. 9.Viết đoạn văn phân tích biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong khổ thơ sau: “Đất nƣớc bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nƣớc nhƣ vì sao Cứ đi lên phía trƣớc”. (Mùa xuân nho nhỏ_Thanh Hải). Bài làm: “ Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước”. Đây là khổ thơ thứ ba trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Trong bốn câu thơ tác giả đã sủ dụng biện pháp tu từ nhân hóa “đất nước vất vả và gian lao” và so sánh “ đất nước như vì sao cứ đi lên phía trước ”. Khi nhân hóa “đất nước vất vả và gian lao” người đọc thấy hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang vóc dáng người mẹ, người chị tần tảo, cần cù “vất vả và gian lao”.Khi so sánh đất nước với “vì sao, cứ đi lên phía trước”, nhà thơ sáng tạo nên hình ảnh đất nước rất khiêm nhường , nhưng cũng rất tráng lệ. Là một vì sao nhưng ở vị trí đi phía trước dẫn đầu. Đó là hình ảnh của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử thể giới.Hình ảnh thơ đặc sắc và hàm súc đã ca ngợi sự trường tồn, hướng về tương lai của đất nước.Đó chính là lòng tự hào dân tộc. 10. Viết đoạn văn phân tích biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong câu thơ sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. (Viếng lăng Bác_Viễn Phƣơng). Bài làm: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đó”. Đây là hai câu thơ được trích trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.Trong hai câu thơ, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ ẩn dụ “mặt trời ”. Hình ảnh “ mặt trời đi qua trên lăng” là một hình ảnh thực, mang sức sống cho vạn vật trên trái đất, đã làm sâu sắc hơn ý nghĩa cho hình ảnh ẩn dụ ở câu thứ hai “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.Hình ảnh ẩn dụ mang nhiều ý nghĩa biểu tượng, bác Hồ chính là mặt trời của dân tộc Việt Nam, người đã mang sự sống cho dân tộc ta.Câu thơ vừa làm nổi bật lên sự vĩ đại của Bác với công lao to lớn của người, vừa thể hiện lòng thành kính của dân tộc Việt Nam đối với Bác. Hai câu thơ này đã để lại ấn tượng cho người đọc.
Tài liệu đính kèm: