ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HK2 – NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9
I. PHẦN VĂN BẢN:
1. Đọc lại các văn bản sau: Bàn về đọc sách ( Chu Quang Tiềm ), Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới ( Vũ Khoan), Mùa xuân nho nhỏ ( Thanh Hải), Viếng lăng Bác (Viễn Phương), Sang thu ( Hữu Thỉnh), Nói với con ( Y Phương), Mây và sóng ( R. ta- go).
- Nắm vững tên tác giả , tác phẩm tương ứng.
- Vài nét chính về tác giả.
-Thể loại văn bản, thời điểm sáng tác tác phẩm, thuộc lòng văn bản ( thơ).
2. Nắm vững nội dung và nghệ thuật của từng văn bản.
3. Biết cảm nhận( phân tích ) đoạn thơ hay.
II. Phần Tiếng Việt :
1. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ. Đặt câu có khởi ngữ. Biết biến đổi câu bình thường thành câu có khởi ngữ.
2.Đặc điểm thành phần biệt lập. đặt câu có thành phần biệt lập.
3.Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. Điều kiện dùng hàm ý.
4. Liên kết câu, liên kết đoạn.
* Lưu ý: xem lại các bài tập trong sách giáo khoa.
III.Tập làm văn:
1/ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng
2/ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
3/ Nghị luận văn học.
- Xem lại đặc điểm mỗi kiểu bài.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HK2 – NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9 I. PHẦN VĂN BẢN: 1. Đọc lại các văn bản sau: Bàn về đọc sách ( Chu Quang Tiềm ), Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới ( Vũ Khoan), Mùa xuân nho nhỏ ( Thanh Hải), Viếng lăng Bác (Viễn Phương), Sang thu ( Hữu Thỉnh), Nói với con ( Y Phương), Mây và sóng ( R. ta- go). - Nắm vững tên tác giả , tác phẩm tương ứng. - Vài nét chính về tác giả. -Thể loại văn bản, thời điểm sáng tác tác phẩm, thuộc lòng văn bản ( thơ). 2. Nắm vững nội dung và nghệ thuật của từng văn bản. 3. Biết cảm nhận( phân tích ) đoạn thơ hay. II. Phần Tiếng Việt : 1. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ. Đặt câu có khởi ngữ. Biết biến đổi câu bình thường thành câu có khởi ngữ. 2.Đặc điểm thành phần biệt lập. đặt câu có thành phần biệt lập. 3.Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. Điều kiện dùng hàm ý. 4. Liên kết câu, liên kết đoạn. * Lưu ý: xem lại các bài tập trong sách giáo khoa. III.Tập làm văn: 1/ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng 2/ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý. 3/ Nghị luận văn học. - Xem lại đặc điểm mỗi kiểu bài. - Cách khai triển hệ thống luận điểm, luận cứ theo từng kiểu bài: Một số đề tham khảo: Đề 1: Trò chơi điện tử là môn tiêu khiển, hấp dẫn trẻ em. Nhiều bạn mãi chơi mà sao nhãng việc học và còn phạm những sai lầm khác. Nêu ý kiến của em về hiện tượng đó. -Kiểu bài : Nghị luận về một hiện tượng đời sống. -Vấn đề nghị luận: trò chơi điện tử và tác hại của nó đối với học sinh. * Gợi ý: + Sức lôi cuốn của trò chơi điện tử: . Trò chơi này phù hợp với cuộc sống hiện đại, thu hút nhiều đối tượng, đặc biệt là thanh thiếu niên; nhiều hình ảnh lạ, sinh động. . Giúp cho năng lực tư duy phát triển . Phù hợp tâm lý tuổi mới lớn ( thích khám phá,) + Tác hại: . Nhiều trò chơi mang tính bạo lực -> ảnh hưởng xấu đến nhân cách của trẻ. . Mãi chơi quên ăn uống-> ảnh hưởng sức khỏe; say mê -> quên học, dửng dung với mọi việc. .Tiêu phí tiền vô ích- > nảy sinh ra các thói xấu: ăn cắp, nói dối, + Nguyên nhân. + Lời khuyên. Đề 2: Ý kiến của em về câu tục ngữ: Gần mực thì đen , gần đèn thì sáng. - Kiểu bài : Nghị luận về tư tưởng. - Trình bày đảm bảo các luận điểm sau: + Giải thích rõ nghĩa câu tục ngữ ( nghĩa đen-> nghĩa bóng ) + Đánh giá quan điểm của người xưa : đúng ( d/c ), chưa thỏa đáng ( d/c ) + Mở rộng vấn đề : Nhân cách con người không chỉ hình thành trong mối quan hệ giữa người với người mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác, như: môi trường sống và làm việc, xã hội. Tuy nhiên , sự nhận thức, ý thức vươn lên con người mới là yếu tố quan trọng, nhưng với lối nói cô đọng, câu tục ngữ của ngưòi xưa có thể xem như một triết lý sống để chúng ta có thêm kinh nghiệm làm người. Đề 3: Từ bài thơ Nói với con của Y Phương, em có suy nghĩ gì về vai trò của gia đình, quê hương đối với mỗi con người. -Kiểu bài: Nghị luận tư tưởng, đạo lý. *Gợi ý cơ bản: Biết viết bài văn nghị luận trình bày cảm nhận, suy nghĩ của cá nhân về vai trò của gia đình, quê hương đối với mỗi con người được gợi lên từ bài thơ Nói với con của Y Phương 1. Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, đó là mái ấm gia đình, là tiếng cười câu hát ngây thơ con trẻ, là thời khắc đẹp nhất của tình yêu và hạnh phúc của mẹ cha : Rừng cho hoa / Con đường cho những tấm lòng / Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới / Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. 2.Và lớn hơn gia đình, đó là tình cảm quê hương, là tình cảm gắn bó với những con người trên một miền đất, một dân tộc, những “người đồng mình” dù nghèo đói nhưng đầy ý chí, đầy nghị lực vươn lên trên mọi gian lao. 3. Từ những trải nghiệm của cá nhân, trình bày suy nghĩ và làm sáng tỏ tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc chở che của quê hương sẽ là điểm tựa để con có sức mạnh bay cao, bay xa trong cuộc đời. Đề 4: Phân tích khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. -kiểu bài : Nghị luận về đoạn thơ. *Gợi ý cơ bản: 1. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ bài thơ 2. Khổ thơ đầu: - Câu thơ đầu :Giọng điệu trang nghiêm, thành kính, đại từ xưng hô. - Hình ảnh hàng tre: từ hình ảnh thật tác giả như thể bắt gặp những gì thân thuộc của làng quê, đất nước giữa lòng thủ đô, và đã khái quát lên thành tre Việt Nam, biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ của dân tộc, cho dù gian nan, vất vả vẫn luôn vững chãi, kiên trung. 3. Khổ cuối: - Câu đầu: Giọng trầm lắng, ngẹn ngào, cảm xúc dâng trào. - Hình tượng tre được chuyển hóa thành Cây tre trung hiếu chốn này : Nghĩa là muốn hoa 1tha6n thành cây tre trong hàng tre kia để luôn được ở bên bác- bộc lộ tình cảm quyến luyến, nghuyện sống và làm việc theo lời Bác dạy. Đó là tấm lòng yêu mến và tôn kính của nhà thơ đối với Bác Hồ. Đề 5: Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Nhũng ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. - Kiểu bài: Nghị luận về nhân vật trong đoạn trích * Gợi ý: Trình bày được suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi : vẻ đẹp về ngoại hình (dáng vẻ của cô gái Hà Nội duyên dáng và kiêu sa), vẻ đẹp về tính cách (lòng dũng cảm, ý thức trách nhiệm với công việc), vẻ đẹp tâm hồn (mơ mộng, tình cảm đồng đội sâu nặng). Chú ý nhận xét về nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp của nhân vât (cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất, cách miêu tả nội tâm tinh tế, giàu sức gợi) thông qua các tình huống truyện: Khi trực hầm, khi phá bom, khi Nho bị thương, khi xuất hiện trận mưa đá. -----------------
Tài liệu đính kèm: