Đề cương ôn tập ngữ văn 9 học kỳ i năm học 2012 - 2013

Đề cương ôn tập ngữ văn 9 học kỳ i năm học 2012 - 2013

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013

I. PHẦN TIẾNG VIỆT: Ôn lại lý thuyết về các nội dung sau:

1. Các phương châm hội thoại. (5 phương châm)

- Ôn khái niệm, Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp

- Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân nào ?

2. Xưng hô trong hội thoại: Khái niệm, một số từ ngữ xưng hô trong lĩnh vực nghề nghiệp

3. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp

- Khái niệm, phân biệt lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp

- Cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp

4. Sự phát triển của từ vựng:

- Khái niệm; Các cách phát triển từ vựng tiếng Việt (biến đổi về nghĩa, tăng số lượng .) ? Cho ví dụ ?

5. Thuật ngữ: Khái niệm ? Đặc điểm của thuật ngữ ? Cho ví dụ ?

6. Trau dồi vốn từ: Ba định hướng chính để trau dồi vốn từ ?

Xem lại tất cả các bài tập tiếng Việt trong sách giáo khoa sau mỗi bài học

II. PHẦN VĂN BẢN: Ôn lại lý thuyết về các nội dung sau:

1. Các văn bản nhật dụng: Nắm được vấn đề nhật dụng phản ánh thông qua nội dung văn bản

2. Các văn bản văn học trung đại Việt Nam

- Nhớ được tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, tóm tắt được nội dung, liệt kê được các sự việc chính.

- Kể lại được văn bản bằng lời văn của mình theo ngôi kể thứ nhất, thứ 3 hoặc đóng vai nhân vật để kể.

- Văn bản truyện Kiều: học thuộc các đoạn trích đã học, diễn xuôi được nội dung các đoạn trích.

3. Các văn bản truyện, thơ hiện đại

- Đối với văn bản thơ: Nhớ được tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, học thuộc lòng thơ.

- Đối với văn bản truyện: Nhớ được tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, tóm tắt được nội dung, liệt kê được các sự việc

chính, nhớ được tình huống truyện, hệ thống các nhân vật

pdf 1 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 869Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập ngữ văn 9 học kỳ i năm học 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013 
I. PHẦN TIẾNG VIỆT: Ôn lại lý thuyết về các nội dung sau: 
1. Các phương châm hội thoại. (5 phương châm) 
- Ôn khái niệm, Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp 
- Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân nào ? 
2. Xưng hô trong hội thoại: Khái niệm, một số từ ngữ xưng hô trong lĩnh vực nghề nghiệp 
3. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp 
- Khái niệm, phân biệt lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp 
- Cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp 
4. Sự phát triển của từ vựng: 
- Khái niệm; Các cách phát triển từ vựng tiếng Việt (biến đổi về nghĩa, tăng số lượng.) ? Cho ví dụ ? 
5. Thuật ngữ: Khái niệm ? Đặc điểm của thuật ngữ ? Cho ví dụ ? 
6. Trau dồi vốn từ: Ba định hướng chính để trau dồi vốn từ ? 
Xem lại tất cả các bài tập tiếng Việt trong sách giáo khoa sau mỗi bài học 
II. PHẦN VĂN BẢN: Ôn lại lý thuyết về các nội dung sau: 
1. Các văn bản nhật dụng: Nắm được vấn đề nhật dụng phản ánh thông qua nội dung văn bản 
2. Các văn bản văn học trung đại Việt Nam 
- Nhớ được tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, tóm tắt được nội dung, liệt kê được các sự việc chính. 
- Kể lại được văn bản bằng lời văn của mình theo ngôi kể thứ nhất, thứ 3 hoặc đóng vai nhân vật để kể. 
- Văn bản truyện Kiều: học thuộc các đoạn trích đã học, diễn xuôi được nội dung các đoạn trích. 
3. Các văn bản truyện, thơ hiện đại 
- Đối với văn bản thơ: Nhớ được tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, học thuộc lòng thơ. 
- Đối với văn bản truyện: Nhớ được tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, tóm tắt được nội dung, liệt kê được các sự việc 
chính, nhớ được tình huống truyện, hệ thống các nhân vật. 
4. Chủ đề - Đề tài trong các văn bản: 
a. Các văn bản trung đại Việt Nam: 
- Bi kịch của người phụ nữ 
- Người anh hùng trong văn học trung đại 
- Bộ mặt của quan lại, tay sai 
- Đề cao nhân bản, nhân nghĩa 
b. Các văn bản truyện, thơ hiện đại 
- Người lính trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ 
- Người phụ nữ (người bà, người mẹ kháng chiến) 
- Người lao động mới 
- Tình cảm gia đình, quê hương trong kháng chiến 
- Những tác phẩm trực tiếp viết về chiến tranh 
- Những tác phẩm viết về dấu ấn chiến tranh 
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau (làm thành đề cương ) 
1. Tưởng tượng 20 năm sau vào một ngày hè em được về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy để 
kể lại buổi thăm trường đầy xúc động ? 
2. Kể lại một giấc mơ, trong đó em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày ? 
3. Kể lại một trận chiến đấu mà em được nghe kể hoặc đã được xem trên màn ảnh ? 
4. Đã có lần em cùng bố, mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ tết. Hãy viết bài văn để kể lại buổi đi 
thăm đáng nhớ đó ? 
5. Nhân Ngày 20/11, kể cho bạn mình nghe về kỉ niệm đáng nhớ giữa mình với thầy cô giáo cũ ? 
6. Kể lại cuộc gặp gỡ với chú bộ đội nhân Ngày thành lập Quân đội Nhân dân VN 22/12. Trong buổi gặp gỡ đó, em thay 
mặt các bạn phát biểu ý kiến những suy nghĩ của thế hệ mình với thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ tổ quốc. 
7. Kể một câu chuyện thú vị về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà (hoặc người mẹ, 
người bố) kính yêu làm cho em cảm động và nhớ mãi ? 
8. Tưởng tượng mình là nhân vật Vũ Nương trong chuyện người con gái nam Xương, kể lại cuộc đời mình. 
9. Đóng vai vua Quang trung trong hồi thứ 14 “ Hoàng Lê Nhất thống chí”, kể lại chiến công đại thắng quân Thanh ? 
10. Dựa vào văn bản Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Chị em Thúy Kiều em hãy kể lại ? 
11. Đóng vai một viên quan qua văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” hãy kể về cuộc sống trong phủ chúa ? 
12. Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật Lục Vân Tiên sau khi Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều 
Nguyệt Nga. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ đó. Phát biểu suy nghĩ của mình về hành động cứu người của LụcVân Tiên. 
13. Tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong bài thơ “ Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến 
Duật.Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. 
14. Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài thơ “Bềp lửa” của Bằng Việt. Viết bài văn kể lại về Bà và những kỷ 
niệm về Bà. 
15. Tưởng tượng mình là nhân nhân vật trữ tình trong bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy. Em hãy viết bài văn kể lại 
cuộc gặp gỡ với ánh trăng đêm đó 
16. Kể lại nội dung tác phẩm làng của Kim Lân bằng lời kể của nhân vật Ông Hai (yêu cầu có kết hợp yếu tố miêu tả nội 
tâm, nghị luận, các hình thức đối thoại, độc thoại ). 
17. Em hãy tưởng tượng mình có một chuyến đi thăm quan ở Sa Pa và có cuộc gặp gỡ thú vị với anh thanh niên làm công 
tác khí tượng trong tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” . Viết bài văn kể lại cuộc găp gỡ đó. 
18. Đóng vai nhân vật bé Thu hãy kể câu chuyện cảm động về người cha và món quà kỷ niệm “chiếc lược ngà” ? 
(Kết hợp ôn kiến thức học chiều) 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe cuong on van 9 20122013.pdf