Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 - Ki I năm học: 2011 - 2012

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 - Ki I năm học: 2011 - 2012

Phong cách Hồ Chí Minh

 – Lê Anh Trà Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị .

 - Kết hợp hài hòa giữa thuyết minh với lập luận.

- Ngôn từ sử dụng chuẩn mực.

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Mác-két -Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất.

- Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu con người.

- Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người. Hệ thống luận điểm, luận cứ ngắn gọn, rành mạch, dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, gây được ấn tượng mạnh đối với người đọc vì sự nhiệt tình của tác giả.

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. - Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách có ý nghĩa toàn cầu hiện nay.

- Bản tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30-9-1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển của trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại. Bố cục mạch lạc, hợp lý; các ý trong văn bản tuyên ngôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 889Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 - Ki I năm học: 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9- KI I
Năm học: 2011-2012-
I. Các tác phẩm văn bản nhật dụng:
TT
TÊN VB
GIÁ TRỊ NỘI DUNG
NGHỆ THUẬT
1
Phong cách Hồ Chí Minh
 – Lê Anh Trà
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị .
- Kết hợp hài hòa giữa thuyết minh với lập luận.
- Ngôn từ sử dụng chuẩn mực.
2
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Mác-két
-Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. 
- Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu con người. 
- Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người.
Hệ thống luận điểm, luận cứ ngắn gọn, rành mạch, dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, gây được ấn tượng mạnh đối với người đọc vì sự nhiệt tình của tác giả.
3
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách có ý nghĩa toàn cầu hiện nay. 
- Bản tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30-9-1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển của trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại.
Bố cục mạch lạc, hợp lý; các ý trong văn bản tuyên ngôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
II. Các tác phẩm trung đại:
TT
TÊN VB
NỘI DUNG 
NGHỆ THUẬT
1
Chuyện người con gái Nam Xương
( Truyền kỳ mạn lục) Nguyễn Dữ
( Thế kỷ 16)
- Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
- Viết bằng chữ Hán.
- Kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố hoang đường - 
2
Hồi thứ 14: Đánh Ngọc Hồi , quân Thanh bị thua trận, bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài
( Hoàng Lê nhất thống chí) -Ngô Gia Văn Phái
(Thế kỷ 18)
Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã:
 - Ca ngợi người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ tài trí, dũng cảm, giàu lòng yêu nước.
- Phê phán bè lũ bán nước và cướp nước.
- Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán, cách kể nhanh gọn, khắc họa nhân vật qua hành động
3
Truyện Kiều 
Nguyễn Du
(Nửa cuối thế kỷ 18 đầu 19)
- Nguyễn Du là thiên tài văn học, danh nhân văn hóa, nhà nhân đạo chủ nghĩa, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học việt nam.
 - “Truyện Kiều” là kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc.
4
Chị em Thúy Kiều
( Truyện Kiều) 
Nguyễn Du
- Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của chị em Thúy Kiều và dự báo số phận của mỗi nàng.
- Bộc lộ tư tưởng nhân đạo, quan điểm thẩm mỹ tiến bộ, triết lý vì con người: trân trọng yêu thương, quan tâm lo lắng cho số phận con người.
- Bút pháp ước lệ ( Lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp), phép liệt kê, nhân hoá, ẩn dụ và so sánh.
- Nghệ thuật đòn bẩy.
5
Cảnh ngày xuân
(Truyện Kiều) 
Nguyễn Du
- Bức tranh về cảnh thiên nhiên mùa xuân tinh khôi, khoáng đạt, thanh khiết, giàu sức sống. 
- Lễ hội tấp nập, nhộn nhịp
- NT tả cảnh thiên nhiên đặc sắc bằng bút pháp gợi tả.
- Sử dụng từ láy, từ ghép giàu chất tạo hình
6
Kiều ở lầu Ngưng Bích
(Truyện Kiều) Nguyễn Du
- Thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Kiều.
- tấm lòng thương cảm, xót xa của tác giả.
- Miêu tả nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc
7
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
(Truyện Lục Vân Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu
(1822-1888)
Thể hiện đạo lí nhân nghĩa, khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả qua hai nhân vật:
- Lục Vân Tiên tài ba dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; 
- Kiều Nguyệt Nga hiều hậu, ân tình.
- miêu tả nhân vật qua hành động, ngôn ngữ. ngôn ngữ mộc mạc, giản dị mang màu sắc Nam Bộ
III.Hệ thống các tác phẩm thơ hiện đại:
Bài thơ
Nội dung
Nghệ thuật
1
Đồng chí
(Chính Hữu) 
1948
-Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị, mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
-Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình qảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thật, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
2
Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật-1969
- Khắc họa một hình ảnh độc đáo : những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, lạc quan tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời ký chống giặc Mỹ xâm lược.
-Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn
3
Đoàn thuyền đánh Cá- Huy Cận 1958
-Bài thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con ngừơi lao đông, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
-Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.
4
Bếp lửa 
Bằng Việt
1963
-Qua hồi tưởng và suy nghĩ của người cháu đã trưởng thành, bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
-Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
6
AÙnh traêng 
Nguyeãn 
Duy
1978
- Như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”,ân tình thủy chung cùng quá khứ.
Giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm.
II.Caùc taùc phaåm truyeän hieän ñaïi:
T
Taùc phaåm
Noäi dung 
Ngheä thuaät
1
Laøng 
Kim Laân
1948
-Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông hai trong truyện Làng.
- Tạo tình huống truyện gây cấn: tin thất thiệt được chính người đang đi tản cư từ phía làng Chợ Dầu lên nói ra.
- Miêu tả tâm lí nhân vật chân thật và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói (đối thoại và độc thoại)
2
Laëng leõ SaPa
 Nguyeãn Thaønh Long
1970
 - Khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng .
- Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn.
- Xây dựng nhân vật qua đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm với nhiều điểm nhìn.
- Cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận.
- Tạo chất trữ tình trong tác phẩm truyện.
3
Chieác löôïc ngaø Nguyeãn Quang Saùng
1966
- Thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
- Tạo tình huống truyện bất ngờ và tự nhiên, hợp lí.
- Truyện đã thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu.
 - Lựa chọn người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện.
Lưu ý: Đối với thơ cần học thuộc lòng, với truyện tóm tắt được cốt truyện, nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Một số câu hỏi:
1. Theo em, vì sao tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “Đồng chí”?
- Đó là tên một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến. 
- Đó là cách xưng hô phổ biến của những người lính, công nhân, cán bộ từ sau Cách mạng.
- Đó là biểu tượng của tình cảm cách mạng, của con người cách mạng trong thời đại mới. 
2 Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm" Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật.
 Gợi ý: 
- Bài thơ có một nhan đề khá dài, độc đáo mới lạ của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: Những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. 
- Nhan đề giúp cho người đọc thấy rõ hơn cách nhìn cách khai thác hiện thực của tác giả: Không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh mà chủ yếu muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt lên thiếu thốn gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh.
3. Viết một đoạn văn ( 15-20 dòng) nêu cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ qua bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
4. Hình aûnh ngöôøi lính trong 2 baøi thô: “ Ñoàng chí” cuûa Chính Höõu vaø “Baøi thô veà tieåu ñoäi xe khoâng kính cuûa PTD:
 Gioáng nhau: coù lí töôûng soáng cao ñeïp, yeâu laøng gaén vôùi yeâu nöôùc, saün saøng vöôït qua moïi khoù khaên gian khoå ñeå hoaøn thaønh nhieäm vuï, coù tinh thaàn laïc quan tin töôûng vaøo töông lai toát ñeïp
 Khaùc nhau: Ñoàng Chí: - xuaát thaân töø noâng daân ngheøo khoå, noâ leä, caùch maïng giaûi thoaùt hoï ra khoûi cuoäc soáng muø mòt, toái taêm.
 -hình aûnh ngöôøi lính trong ñôøi thöïc, bình dò, moäc maïc vôùi nhöõng khoù khaên thieáu thoán raát thöïc.
 Baøi thô - theá heä treû ñaõ ñi vaøo cuoäc chieán ñaáu vôùi yù thöùc cao veà lí töôûng, ñoäc laäp, töï do vaø CNXH. Hoï soäi noåi trẻ trung vaø coù ñôøi soáng tình caûm phong phuù, ña daïng .
 - theá heä treû trong khaùng chieán choáng Mó- yù thöùc cao ceà traùch nhieäm ñv nhaân daân, tq, vui veû, soâi noåi, treû trung
5. Buùt phaùp xaây döïng hình aûnh thô trong các bài thơ Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng:
 - Đồng chí: buùt phaùp hieän thöïc neâu baät veû ñeïp bình dò, chaân thaät cuûa ngöôøi lính cuï Hoà, tình ñoàng chí, ñoàng ñoäi cuûa hoïvôùi nhöõng chi tieát töï nhieân, bình dò maø coâ ñoïng vaø giaøu söùc bieåu caûm.
 - Đoàn thuyền đánh cá: caûm höùng laõng maïn vaø caûm xuùc thieân nhieân vuõ truï, baøi thô coù nhieàu saùng taïo trong xaây döïng hình aûnh thô baèng lieân töôûng, töôûng töôïng phang phuù, ño ... - Ý nghĩa của câu chuyện kể.
Đề 1: Kể về một việc làm đáng phê phán mà em gặp.
MB: 
- lời chào, mục đích viết thư
- Một buổi chiều mưa to, em trên đường đi học về.
TB: 
- Cảnh phố phường trong cơn mưa dữ dội.
- Một cụ già đạp xe cọc cạch chới với giữ chiếc mũ sắp tuột khỏi đầu, nhưng chiếc mũ vẫn bay đi.
- Số phận chiếc mũ rơi:
+ Bị dòng xe cộ đè lên bẹp dúm.
+ Mọi người ai cũng thấy chiếc mũ, nhưng ai cũng hối hả với những việc riêng của mình.
+ Ông lão nhiều lần muốn lần ra giữa lòng đường để nhặt chiếc mũ nhưng đều bị dòng xe cộ đánh bật trở lại.
+ Mưa tạnh, ông lão cũng tìm cách đến chỗ chiếc mũ rơi, ông nhặt nó lên, nó không còn là chiếc mũ nữa.
- Hình ảnh ông lão bên chiếc mũ méo mó.
Ngoài phương thức chính là kể, nên kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và một số thao tác nghị luận như giải thích, bình luận.
KB: 
- Lời chào, lời chúc dành cho bạn và gia đình.
- Họ tên và chữ kí.
======================
Đề 2: Hãy tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè em được về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho bạn kể lại buổi gặp gỡ đầy xúc động đó. 
Yêu cầu :
- Câu chuyện kể nhờ trí tưởng tượng của em về một việc có thực trong đời sống Đưa vào câu chuyện ấy yếu tố miêu tả: tả người, tả việc ( Tự sự xen miêu tả biểu cảm )
Dàn ý : 
 I.Mở bài : Đà Nẵng Ngàythángnăm
B xa nhớ !
 Thời gian trôi qua thật nhanh ! Dù muốn níu kéo cũng không được. Khoảng cách địa lí không thể làm cho tình bạn của hai đứa phai mờ Ngược lại càng khiến cho mình nhớ B nhiều hơn. Ngày họp lớp năm nay lại vắng BLớp chúng mình đã gặp nhau, một cuộc hội ngộ thật đáng nhớ. Đêm nay, khi thằng nhóc đã ngủ say mình ngồi dậy viết thư cho B đây .Mình muốn chia sẻ với bạn niềm vui này. 
Thân bài : Diễn biến cuộc gặp gỡ
 Bắt đầu (sự việc thứ nhất)
 Bạn thân thương ! Đó là một ngày tuyệt vời. Bọn mình, nhóm ngũ quỉ ngày nào (chỉ thiếu mình B thôi) Cùng rủ nhau về thăm trường PCT, chẳng mấy khi lại có mặt đông đủ như vậy. 
Từ sáng sớm, chúng mình đã tụ tập đông đủ ở nhà Liên (cô bạn nhỏ nhất thường bím tóc mà B hay chọc là “cô bé đuôi gà” đó) B còn nhớ không nhỉ ? ăn sáng xong cả bọn kéo nhau đi .Hôm đó là thứ năm nên học sinh nghỉ học, thật may ! Chúng mình năn nỉ đến hết hơi ông bảo vệ mới cho phép vào đúng phòng học của lớp mình dạo ấy.Vẫn căn phòng ở tầng hai, ở cuối dãy sát thư viện đấy B ạ .
Sư việc tiếp theo (thứ hai)
 Buổi họp mặt hôm đó có cả cô Hoà, gv chủ nhiệm mình nữa đấy. Thầy Thanh dạy toán cũng đến nữa. Cô Hoà đã về hưu rồi. Cô vẫn nhắc đến Biển luôn. Cô vẫn vui tính như ngày nào. Biển biết không , thằng Hùng, cái thằng láu cá nhất lớp ấy, giờ đã là giám đốc một công ty cỡ bự rồi đấy .Nó là “mạnh thường quân” của lớp mình đấy chứ! Đang vui vẻ bỗng hắn ôm mặt khóc,bọn mình hoảng hốt tưởng có chuyện gì, đưá nào cũng chạy đến bên Hùng hỏi rối rít. Hắn nói trong tiếng nấc “Bài kiểm tra của tớbị 1 điểm, tớ sợ bị ba đánh quá.” Vẫn cái trò ma mãnh của nó làm người ta hết hồn. Bọn mình xúm vào đánh cu cậu một trận ra trò. 
Được sống những giây phút ấy, mình cứ tưởng như đang sống lại những năm tháng học trò vô tư ngày nào.Mới đó mà đã 20năm rồi .Cô bé nhí nhảnh ngày xưa giờ đã là một cô giáo của bao thế hệ học trò. Vậy mà giờ đây gặp lại bạn bè, ngồi vào chính chỗ ngồi năm xưa mình vẫn có cảm giác như tất cả chỉ mới thoáng qua thôi ,như ngày hôm qua vậy.
Sự việc thứ ba)
 Buổi gặp gỡ thật ấm áp. Cảm động nhất là lúc cô Hoà lên tâm sự. Cô nhớ rõ từng đứa, nhất là mấy đứa nghịch ngợm của lớp năm đó. Cũng trong buổi họp lớp này bọn mình đã thành lập ban liên lạc của lớp đấy B ạ .Kể từ hôm nay ngày 30-5 sẽ là ngày họp lớp đó nghe. Cuối buổi gặp mặt cả bọn kéo nhau đi thăm thằng Minh, nó đang phải nằm viện vì bị bệnh tim. Và bọn mình cũng có kế hoạch để giúp những bạn trong lớp có hoàn cảnh khó khăn nữa đấy. 
(Kết thúc cuộc gặp gỡ) 
 B thân thương ! Giá như có B ở đây hôm nay thì vui biết mấy! Mình vui thì vui thật nhưng mình vẫn cảm thấy trống trải vì vắng B, vắng đứa bạn thân thiết nhất nên niềm vui không được trọn vẹn lắm. Có dịp hãy về thăm Việt Nam đi Biển. Lâu qua rồi còn gì ? Bọn mình nhớ B nhiều lắm . 
Kết bài: 
Thôi, thằng Bin con trai của mình hình như lại trở giấc đòi mẹ dỗ dành rồi. Mình phải dừng bút. Chúc B những gì tốt đẹp nhất .Mong bạn luôn hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống. 
 Bạn thân của Biển
Kể chuyện qua hình thức giấc mơ.
Gợi ý làm bài
Ví dụ
Dạng đề yêu cầu người viết phải dùng hình thức giấc mơ để chuyển tải một câu chuyện. Có nghĩa là vấn đề mình kể đã mang một dấu ấn giấc mơ. Vì vậy, bóng dáng giấc mơ là một nét đẹp tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện. Như vậy giấc mơ này có mục đích kể chuyện.
- Có thể giới thiệu giấc mơ trước khi kể, cũng có khi kể xong câu chuyện rồi yếu tố giấc mơ mới được thể hiện.
- Không gian, thời gian xảy ra câu chuyện hợp lí.
- Diễn biến câu chuyện li kì, hấp dẫn.
- Ý nghĩa của câu chuyện kể mang tính nhân văn.
Đề: Giấc mơ gặp lại người thân xa cách lâu ngày.
MB: 
- Cách 1: Sau một ngày mệt nhọc, vất vả (về quê hoặc lao động hoặc làm gì đó) em vùi vào giấc ngủ .Thế rồi điều gì xảy ra 
 - Cách 2: Mẹ (hay bà) của em đã mất, em luôn nhớ, và điều đó đã đi vào tiềm thức em, thế rồi một lần em chợt thấy người ấy hiện về  
TB: 
Kể lại diễn biến của câu chuyện.
 -Người ấy và em gặp nhau ở đâu, khi gặp lại em thấy người ấy như thế nào (tả nét mặt,dáng đi, giọng nói, nụ cười)
 - Người ấy nói gì với em, làm gì ? Sự việc nào đáng nhớ.(kể và tả sự việc ấy). 
Ví dụ : Mẹ chải tóc cho em, mẹ khen mái tóc của em giống mẹ thời con gái .Mẹ dặn em đừng cắt ngắn bởi khuôn mặt của em thích hợp với mái tóc như vậy. Mẹ cầm tay em thật lâu, nước mắt em như muốn trào ra. (tả bàn tay mẹ) 
 - Sự việc tiếp theo là gì ? 
 ví dụ : Em kể cho mẹ nghe bao nhiêu là chuyện mẹ lắng nghe em kể, nét mặt mẹ (tả) ánh mắt mẹ (tả) mẹ nói gì , dặn dò em những gì?
 - Kết thúc cuộc gặp gỡ là sự việc gì ?
 Ví dụ : Mẹ ôm em thật lâu, khuôn mặt mẹ ấm nóng trên tóc em, thì ra mẹ đang khóc em ngạc nhiên (vì sao) Em nói gì với mẹ?
KB:
- Một sự việc nào đó (Chuông đồng hồ hoặc tiếng ai gọi) đưa em trở về thực tại. (Em tiếc nuối ra sao, em nhớ mẹ em khao khát điều gì ?) 
- Những ấn tượng đọng lại sau khi tỉnh giấc.
Ngoài phương thức chính là kể, nên kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và một số thao tác nghị luận như giải thích, bình luận.
Tham khảo (một số đoạn):
 Mẹ tôi bỏ chị em chúng tôi ra đi đột ngột sau một cơn bạo bệnh. Từ bấy đến nay đã hơn 5 năm rồi, tôi sống trong nỗi nhớ thương mẹ vô hạn. Tôi từng ước mong được nhìn thấy mẹ một lần, dù chỉ là trong giấc mơ thôi .Và điều kì diệu nhất đã đến với tôi. 
Hôm ấy, trời mưa thật to, cơn mưa đầu mùa hạ khiến người ta tưởng như đang vaøo mùa mưa lũ vậy. Giờ học đã tan mà mưa vẫn không dứt. Các bạn tôi lần lượt được bố mẹ mang áo mưa đến và đi xe vào tận trong hiên lớp học đón về. Còn tôitôi bỗng cảm thấy tủi thân voâ cuøng. Như trước đây, khi mẹ vẫn còn thì giờ này đây tôi đã được mẹ chở về rồi. Nước mắt tôi trào ra chan hoà trên má. 
Tôi thẫn thờ bước ra cổng trong nỗi buồn nhớ da diết người mẹ kính yêu. Cổng truờng mở rộng. Ai kia nhỉ ? Ai giống mẹ tôi quá ! - Ôi ,mẹ  Mẹ phải không ? Tôi kêu lên sung sướng vì không tin đó là sự thực. 
Mẹ chạy đến bên tôi, cầm tay tôi. Mẹ lau nước mắt cho tôi và âu yếm hỏi : 
 - Sao con gái mẹ lại khóc ? Đứa nào bắt nạt con phải không?
 - Không phải đâu mẹ ! Tôi lí nhí đáp. 
Kể cảnh hai mẹ con trò chuyện, tâm tình ( những lời dặn dò của mẹ...) niềm hạnh phúc sung sướng của em khi được ngồi bên mẹ 
Giấc mơ đã qua rồi, tôi không muốn thức dậy một tí nào cả . Ước gì tôi được ngủ thêm một lúc nữa để được ở bên mẹ lâu hơn. Mẹ ơi, con nhớ mẹ, con nhớ mẹ nhiều lắm! Tôi thì thầm mãi câu nói ấy. Tôi biết ở nơi ấy, mẹ luôn dõi theo tôi, dõi theo từng bước đi của tôi. 
Mẹ yêu tôi lắm mà. Thôi, phải sống thật vui , không thể ảo tưởng mãi như vậy được. Mẹ luôn sống trong trái tim tôi. Nghĩ vậy, tôi vùng dậy ra sân đón một ngày mới tươi đẹp. 
Kể chuyện với hình thức chuyện kể thông thường.
Gợi ý làm bài
Ví dụ
Dạng đề yêu cầu người viết kể chuyện theo hình thức sáng tạo một câu chuyện thông thường. Nét đẹp tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện phụ thuộc vào khả năng sáng tạo nên một tình huống phát sinh câu chuyện hợp lí, cách kết thúc chuyện bất ngờ, lí thú và ngôn ngữ người kể chuyện sinh động, hấp dẫn.
- Lí do kể chuyện.
- Giới thiệu không gian, thời gian, tình huống xảy ra câu chuyện.
- Diễn biến câu chuyện.
- Ý nghĩa của câu chuyện kể.
Đề: Một lần trót xem trộm nhật kí của bạn.
MB: - Tình huống nhìn thấy cuốn nhật kí của bạn và đọc nó.
TB:- Diễn biến tâm lí tò mò diễn ra với mức độ mạnh hơn so với những nguyên tắc sống đúng đắn mà mình đã từng hiểu. Hai dòng tâm lí này đấu tranh với nhau
- Diễn biến của hành động xem trộm nhật kí
KB:- Hậu quả của hành vi sai trái và rút ra bài học tự răn mình.
Ngoài phương thức chính là kể, nên kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và một số thao tác nghị luận như giải thích, bình luận.
Kể chuyện từ một tác phẩm văn học.
- Tình huống gặp người chiến sĩ.
Gợi ý làm bài: Dạng đề yêu cầu người viết phải nhập hồn vào diễn biến câu chuyện đã được nhà văn viết ra trong tác phẩm văn học mà mình đã đọc. Sau đó xác định một “góc nhìn nghệ thuật” để kể lại câu chuyện đã biết đó và xác lập cách thức kể lại sao cho không thay đổi nội dung câu chuyện, nhưng vẫn gợi cho người đọc nó những hứng thú. Vì vậy, nét đẹp tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện chính là sự sáng tạo về việc chọn góc nhìn nghệ thuật mà người viết đã chọn có linh hoạt và thú vị hay không.
- Cụ thể hoá câu chuyện đã đọc dưới hình thức hiện thực như mới.
- Không gian, thời gian diễn ra câu chuyện.
- Diễn biến câu chuyện.
- Ý nghĩa của câu chuyện kể và những liên tưởng đi kèm.
Đề: Trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
MB: 
- Giới thiệu về tình huống gặp lại ngời chiến sĩ lái xe năm xa (lí do của buổi gặp gỡ).
- Cảm xúc chung. 
TB:
- Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ ấy. Chú ý kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm theo dòng tự sự một cách hợp lý. Cần làm nổi bật 2 ý chính:
- Tính chất gian khổ, khốc liệt mà những người lính lái xe Trường Sơn phải chịu đựng trong những ngày kháng chiến chống Mỹ.
- Những phẩm chất cao đẹp của người lính: dũng cảm, hiên ngang, đầy lạc quan, có chút ngang tàng, trẻ trung, sống có lý tưởng, mục đích, có trách nhiệm với Tổ quốc, nhân dân.
Miêu tả người lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh đã kết thúc: giọng nói, nụ cười, khuôn mặt, trang phục,
Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận được kết hợp: miêu tả những suy nghĩ, tình cảm của bản thân khi gặp gỡ người chiến sĩ lái xe.
KB:
- Những suy nghĩ của em về chiến tranh và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quá khứ lịch sử của cha anh cũng như đối với hiện tại (làm thế nào để không có chiến tranh? Làm thế nào để giữ gìn hoà bình?).

Tài liệu đính kèm:

  • docÔN TẬP HKI.doc