Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 vào thpt năm học: 2011 - 2012

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 vào thpt năm học: 2011 - 2012

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 VÀO THPT

NĂM HỌC : 2011 - 2012

BÀI 1

 Câu 1. Đoạn văn

 Cảm nhận của em trước bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân trong bốn câu thơ đầu đoạn trích: “Cảnh ngày xuân” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du)

 Gợi ý:

 a. Yêu cầu về nội dung:

 - Cần làm rõ 4 câu thơ đầu của đoạn trích"Cảnh ngày xuân" là một bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân.

 + Hai câu thơ đầu gợi không gian và thời gian- Mùa xuân thấm thoắt trôi mau. Không gian tràn ngập vẻ đẹp của mùa xuân, rộng lớn, bát ngát.

 + Hai câu thơ sau tập trung miêu tả làm nổi bật lên vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi giàu sức sống, nhẹ nhàng thanh khiết và có hồn qua: đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời cảnh vật

 - Tâm hồn con người vui tươi, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn hồn nhiên.

 - Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, giàu chất tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm gợi tả.

 Câu 2. Đoạn văn

 a. Cho câu thơ sau:

 Kiều càng sắc sảo mặn mà

 .

 Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo tả sắc đẹp của Thuý Kiều.

 b. Em hiểu như thế nào về những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ”, “xuân sơn”? Cách nói “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” dùng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ? Giải thích rõ vì sao em chọn nghệ thuật ấy?

 c. Nói khi vẻ đẹp của Thuý Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng có đúng không? Hãy là rõ ý kiến của em?

 Gợi ý:

 a. Yêu cầu HS phải chép chính xác các câu thơ tả sắc đẹp của Thuý Kiều:

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thuỷ, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiênh thành

Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai

 

doc 49 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 vào thpt năm học: 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề cương ôn tập ngữ văn 9 Vào THPT
Năm học : 2011 - 2012
Bài 1
 Câu 1. Đoạn văn
 Cảm nhận của em trước bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân trong bốn câu thơ đầu đoạn trích: “Cảnh ngày xuân” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du)
 Gợi ý:
 a. Yêu cầu về nội dung:
 - Cần làm rõ 4 câu thơ đầu của đoạn trích"Cảnh ngày xuân" là một bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân.
 + Hai câu thơ đầu gợi không gian và thời gian- Mùa xuân thấm thoắt trôi mau. Không gian tràn ngập vẻ đẹp của mùa xuân, rộng lớn, bát ngát.
 + Hai câu thơ sau tập trung miêu tả làm nổi bật lên vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi giàu sức sống, nhẹ nhàng thanh khiết và có hồn qua: đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời cảnh vật
 - Tâm hồn con người vui tươi, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn hồn nhiên.
 - Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, giàu chất tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm gợi tả.
 Câu 2. Đoạn văn
 a. Cho câu thơ sau:
 Kiều càng sắc sảo mặn mà
 ........
 Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo tả sắc đẹp của Thuý Kiều.
 b. Em hiểu như thế nào về những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ”, “xuân sơn”? Cách nói “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” dùng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ? Giải thích rõ vì sao em chọn nghệ thuật ấy?
 c. Nói khi vẻ đẹp của Thuý Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng có đúng không? Hãy là rõ ý kiến của em?
 Gợi ý:
 a. Yêu cầu HS phải chép chính xác các câu thơ tả sắc đẹp của Thuý Kiều :
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiênh thành
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai
 b.Hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ”, “xuân sơn” có thể hiểu là:
 + “Thu thuỷ” (nước hồ mùa thu) tả vẻ đẹp của đôi mắt Thuý Kiều trong sáng, thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ; làn nước màu thu gợi lên thật sinh động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt.
 + “Xuân sơn” (núi mùa xuân) gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung tràn đầy sức sống.
 + Cách nói “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” là cách nói ẩn dụ vì vế so sánh là đôi mắt và đôi lông mày được ẩn đi, chỉ xuất hiện vế được so sánh là “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn”
 c. Khi tả sắc đẹp của Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng qua hai câu thơ:
 Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
 Vẻ đẹp của Thuý Kiều làm cho tạo hoá phải ghen ghét, phải đố kị: “hoa ghen”, “liễu hờn” nên số phận nàng éo le, đau khổ, đầy trắc trở.
 Câu 1. Đoạn văn
 Trong “Truyện Kiều” có câu:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
 Hãy chép 7 câu thơ tiếp theo.
 1. Đoạn thơ vừa chép diễn tả tình cảm của ai với ai?
 2. Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương đó có hợp lí không ? Tại sao ?
 3. Viết một đoạn văn ngắn theo cách diễn dịch phân tích tâm trạng của nhan vật trữ tình trong đoạn thơ trên.
 Gợi ý :
 1. học sinh tự làm.
 2. Đoạn thơ vừa chép nói lên tình cảm nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Thuý Kiều trong những ngày sống cô đơn ở lầu Ngưng Bích.
 3. Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương của Kiều: nhớ Kim Trọng rồi nhớ đến cha mẹ, thoạt đọc thì thấy không hợp lí, nhưng nếu đặt trong cảnh ngộ của Kiều lúc đó thì lại rất hợp lí.
 - Kiều nhớ tới Kim Trọng trước khi nhớ tơi cha mẹ là vì:
 + Vầng trăng ở câu thứ hai trong đoạn trích gợi nhớ tới lời thề với Kim Trọng hôm nào.
 + Nàng đau đớn xót xa vì mối tình đầu đẹp đẽ đã tan vỡ.
 + Cảm thấy mình có lỗi khi không giữ được lời hẹn ước với chàng Kim.
 - Với cha mẹ dù sao Kiều cũng đã phần nào làm tròn chữ hiếu khi bán mình lấy tiền cứu cha và em trong cơn tai biến.
 - Cách diễn tả tâm trạng trên là rất phù hợp với quy luật tâm lí của nhân vật, thể hiện rõ sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du, đồng thời cũng cho ta thấy rõ sự cảm thông đối với nhân vật của tác giả.
 * GV hướng dẫn và yêu cầu HS viết một đoạn văn diễn dịch theo yêu cầu của đề.
Câu 2. Tập làm văn
 Phân tích đoan thơ sau :
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
..
Nét buồn như cúc , điệu gầy như mai
 Gợi ý:
Dàn bài chi tiết
 A- Mở bài:
 - Giới thiệu...
 - Truyện Kiều của Nguyễn Du là một bản cáo trạng bằng thơ lên án xã hội xấu xa tàn bạo mà còn biểu hiện nỗi đau khổ của những con người bị áp bức. 
 - Nàng Kiều nhân vật chính là hiện thân của những con người bị chà đạp. Nỗi đau khổ đầu tiên của Kiều phải chịu là sắc tài bị vùi dập thảm thương. Nhà thơ Nguyễn Du đã hoá thân vào nhân vật để hiểu tâm trạng nàng lúc đó:
 ( Trích dẫn ...)
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
 B- Thân Bài:
 *Tâm trạng của nàng Kiều:
 - Đau đớn, tủi nhục, ê chề, nước mắt đầm đìa.
 - Câm lặng, thụ động như một cái máy vì tự nguyện bán mình.
 + Nêu ngắn gọn những sự việc trước đó.
 Phải bán mình cho MGS bởi gia đình nàng gặp tai hoạ bất ngờ, thằng bán tơ đã vu oan cho gia đình nàng. Cha và em bị bắt, bị đánh đập dã man, tài sản của gia đình bị vơ vét sạch. Là đứa con trong gia đình không còn con đường nào khác, Kiều đành hi sinh mối tình đầu, chấp nhận mình làm vợ lẽ MGS để có tiền cứu cha và em. Đoạn thơ này đã miêu tả cụ thể tâm trạng của nàng lúc đó.
 + Phân tích cụ thể đoạn thơ:
 Mở đầu đoạn thơ, nhà thơ đã ghi lại cụ thể tâm trạng của nàng: Nỗi mình thêm tức nỗi nhà đó là nỗi đau uất hận cao độ bởi cảnh ngộ gia đình nàng bị chia li tan tác, cha và em bị đánh đập dã man, không chỉ vậy còn có nỗi niềm riêng của nàng. Cái nỗi mình mà thơ nhắc là tình yêu của nàng dành cho Kim Trọng. Mối tình đầu trong sáng đang toả sắc lên hương. Giờ đây vì cảnh ngộ gia đình nàng phải chia li. Hai nỗi niềm chồng chất đè nặng lên tâm tư nàng, khiến cho nàng càng đau xót.
 - Bởi vậy từ trong phòng bước ra, giáp mặt với MGS trong lễ vấn danh mỗi bước đi của nàng chứa đầy tâm trạng thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng à với cách miêu tả có tính chất ước lệ: thềm hoa, lệ hoa, câu thơ vừa có giá trị gợi hình, vừa có giá trị gợi cảm. Trước mắt người đọc hiện ra khuôn mặt thấm đầy nước mắt, những giọt nước mắt tủi phận, vừa thương cho mình, vừa thương cho cha và em, vừa căm tức cuộc đời ngang trái đã đổ ập tai hoạ xuống gia đình nàng.
 - Không những vậy tâm trạng nàng lúc này còn là sự e ngại, ngượng ngùng: ngại ngùng dín gió e sương nhìn hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.
 Là một thiếu nữ sinh ra và lớn lên trong gia đình gia giáo, sống trong cảnh êm đềm trướng rủ màn che. Thế mà giờ sắc tài của nàng phải chấp nhận để cho người ta xem xét, vạch vòi, thử, ép. Nàng vô cùng tủi hổ, e thẹn. Nhìn hoa mà thẹn với hoa, nhìn thấy gương mà như cảm thấy da mặt mình dày lên. Điều đó thể hiện nàng đã ý thức rất rõ về nhân phẩm của mình nhưng vì cảnh ngộ gia đình, sự sống của cha và em, nàng đành chấp nhận, hình ảnh nàng lúc này giống cái bóng lặng câm nhoè dần trước ánh sáng của đồng tiền: Mối càng vén tóc bắt tay. Sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, vẻ tươi tắn như hoa Hải Đường mơn mởn giờ như món hàng cho mụ mối vén tóc bắt tay, co kéo, chào mời, nâng lên hạ xuống. Bởi vậy tâm trạng nàng: Nét buồn như cúc điệu gầy như mai. Với bút pháp so sánh và hình ảnh ước lệ, nhưng người đọc vẫn nhận rõ tâm trạng nàng lúc này, đó là nỗi buồn, tủi hận xót xa. Hình ảnh nàng chỉ là bông hoa cúc úa tàn, chỉ là cành mai gầy giữa gông bão của cuộc đời.
 C- Kết bài :
 Thông qua việc miêu tả tam trạng nàng Kiều, đoạn thơ đã phản ánh một hiện thực lớn của lịch sử lúc đó, những người phụ nữ trong xã hội phong kiến đã trở thành một thứ hàng hoá. Những tên như kẻ bán tơ vu oan, tên qua xử kiện bất chấp công lí, tên buôn người vô lương tâm, và sức mạnh của đồng tiền đã gây ra bất hạnh ấy cho người phụ nữ. Nhà thơ đã lên án, phê phán những kẻ tàn bạo đó, đồng thời biểu hiện niềm xót đau với nàng kiều. Nhà thơ đã cùng cảm thông chia sẻ. Nếu trước ông từng trân trọng tài sắc của nàng bao nhiêu thì giờ ông càng đau xót cho sắc tài bị sỉ nhục, bởi vậy đây chính là tiếng kêu cứu của nhà thơ bênh vực quyền sống cho người phụ nữ. Đoạn thơ cũng như toàn tác phẩm vừa mang giá trị hiện thực, vừa mang giá trị nhân đạo sâu sắc
chị em thuý kiều
(Trích triuyện kiều - nguyễn du)
 A. Giới thiệu
 1. “Chị em Thuý Kiều” là đoạn trích ở phần mở đầu “truyện Kiều”, giới thiệu gia cảnh nhà Vương viên ngoại. 
 Nguyễn Du dành 24 câu thơ để nói về chị em Thuý Kiều, Thuý Vân.
 2. Đoan thơ gồm 3 phần :
 + 4 câu đầu : giới thiệu chung về hai chị em Thuý Kiều
 + 4 câu tiếp : gợi tả vẻ đẹp thuý Vân
 + 16 câu còn lại : gợi tả vẻ đẹp Thuý Kiều
 Kết cấu như thế là chặt chẽ, thể hiện cách miêu tả nhân vật tinh tế của Nguyễn Du: từ ấn tượng chung về vẻ đẹp hai chị em, nhà thơ gợi tả vẻ đẹp Thuý Vân làm nền để cực tả vẻ đẹp của Thuý Kiều
 B. Hướng dẫn tiếp cận văn bản
 Đoan trích “Chị em Thuý Kiều” trong Truyện Kiều đã gợi tả được vẻ dẹp đặc sắc của hai cô con gái nhà họ Vương. Vẻ đẹp chung của chị em Thuý Kiều cũng như vẻ đẹp của từng người được Nguyễn du khắc học một cách rõ nét bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.
 Trước hết Nguyễn du giới thiệu vẻ dẹp chung về hai chị em trong gia đình:
Đầu hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân.
 Tiếp đến, tác giả giới thiệu một cách khái quát nét đẹp chung và riêng của hai chị em:
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một một vẻ mười phân vẹn mười.
 Bằng bút pháp so sánh ước lệ, vẻ đẹp về hình dáng (Mai cốt cách) và vẻ đẹp về tâm hồn( tuyết tinh thần) của hai chị em được tôn lên đến độ hoàn mĩ. Cả hai đều đẹp mười phân vẹn mười. Trong cái đẹp chung ấy có cái dẹp riêng của từng người -Mỗi người một vẻ. Trừ câu đầu, cả ba câu sau mỗi câu được chia làm hai vế gợi cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của môic người. Bốn câu thơ đầu là bức tranh nền để từ đó tác giả dẫn người đọc lần lượt chiêm ngưỡng sắc đẹp của từng người.
 Bốn câu tiếp theo tác giả đặc tả nhan sắc Thuý Vân- Một con người phúc hậu, đoan trang. Nàng có vẻ đẹp cao sang quý phái trang trọng khác vời. Vốn là bút pháp nghệ thuật ước lệ truyền thống nhưng vẻ đẹp của Thuý vân lại hiện lên một cách cụ thể : Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang- Hoa cười ngọc thốt đoan trang -Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Từ khuôn măt, nét ngài, tiếng cười, giọng nói, mái tóc, làn da đều được so sánh với trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết. Thé là vẻ đẹp của Thuý Vân cứ dần được bộc lộ theo thủ pháp ẩn dụ, nhân hoá tài tình của tác giả. Vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.
 Nếu như Thuý Vân được mô tả với vẻ đẹp hoàn hảo thì vẻ đẹp của Thuý Kiều còn vượt lên trên cái hoàn hảo ấy. Kiều càng sắc sảo mặn mà. Đây là một thủ pháp nghệ thuật của văn chương cổ. Từ cái đẹp của Thuý Vân, Nguyễn Du chỉ cần giới thiệu một câu : Kiều càng sắc sảo mặnmà, thế là vẻ đẹp của Thuý Kiều đã vượt lên trên vẻ đẹp của Thuý Vân (sắc sảo) và tâm hồn (mặ nmà). Tả Vân trước, tả Kiều sau đó là cách tác giả mượn Vân để tả Kiều. Qua vẻ đẹp của Vân mà người đọc hình dung ra vể đẹp của Kiều.
ở Vân tác giả không hề tả đôi mắt, còn ở Kiều tác giả lại đặc tả đôi mắ ... ình ảnh cụ thể: đứng đống lửa, ngồi đống than để người khác hiểu được cái mình muốn nói một cách dễ dàng. Hình ảnh so sánh có tính chất phóng đại nên rất gợi cảm.
 2. Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt:
Mẹ già như chuối và hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.
 (Ca dao)
 Gợi ý:
 Chú ý những chỗ đặc biệt sau đây:
 - Từ ngữ chỉ phương diện so sánh bị lược bỏ.
 Vế (B) là chuẩn so sánh không phải có một mà có ba: chuối và hương – xôi nếp một - đường mía lau là nhằm mục đích ca ngợi người mẹ về nhiều mặt, mặt nào cũng có nhiều ưu điểm đáng quý.
 3. Tìm và phân tích phép so sánh (theo mô hình của so sánh) trong các câu thơ sau:
 a) Ngoài thềm rơi chiếc la đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
 (Trần Đăng Khoa)
 b) Quê hương là chùm khuế ngọt
Cho con chèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
 (Đỗ Trung Quân)
 Gợi ý:
 Chú ý đến các so sánh
 a) Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
 b) Quê hương là chùm khuế ngọt
 Quê hương là đường đi học
_____________________________________________________________
Bài 2 : Nhân hoá
 I/ Củng cố, mở rộng và nâng cao
 1. Thế nào là nhân hoá ?
 Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật,  trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
 Từ nhân hoá nghĩa là trở thành ngời. Khi gọi tả sự vật người ta thường gán cho sự vật đặc tính của con người. Cách làm như vậy được gọi là phép nhân hoá.
 VD:
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
 (Trần Đăng Khoa)
 2. Các kiểu nhân hoá
 Nhân hoá được chia thành các kiểu sau đây:
 + Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi ngời
 VD:
 Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi :
 - Chị Cốc béo xù đứng trớc cửa nhà ta đấy hả ?
 (Tô Hoài)
 + Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất sự vật.
 VD : Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
 (Trần Đăng Khoa)
 + Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động tính chất của thiên nhiên
 VD :
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
 (Trần Đăng Khoa)
 + Trò chuyện tâm sự với vật như đối với ngời
 VD :
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất ?
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt trên vai
 (Ca dao)
Em hỏi cây kơ nia
Gió mày thổi về đâu
Về phương mặt trời mọc...
 (Bóng cây kơ nia)
 3. Tác dụng của phép nhân hoá
 Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; là cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn.
 VD :
Bác giun đào đất suốt ngày
Hôm qua chết dưới bóng cây sau nhà.
 (Trần Đăng Khoa)
II/ Bài tập
 1. Trong câu ca dao sau đây:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
 Cách trò chuyện với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?
 Gợi ý:
 - Chú ý cách xưng hô của người đối với trâu. Cách xưng hô như vậy thể hiện thái độ tình cảm gì ? Tầm quan trọng của con trâu đối với nhà nông như thế nào ? Theo đó em sẽ trả lời được câu hỏi.
 2. Tìm phép nhân hoá và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau:
	a)	 Trong gió trong ma
Ngọn đèn đứng gác
Cho thắng lợi, nối theo nhau
Đang hành quân đi lên phía trước.
 (Ngọn đèn đứng gác)
 Gợi ý:
 Chú ý cách dùng các từ vốn chỉ hoạt động của người như:
Đứng gác, nối theo nhau, hành quân, đi lên phía trớc.
___________________________________________________________
Bài 3 : ẩn dụ
 I/ Củng cố, mở rộng và nâng cao
 1. Thế nào là ẩn dụ ?
 ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 ẩn dụ thực chất là một kiểu so sánh ngầm trong đó yếu tố so sánh giảm đi chỉ còn yếu tố làm chuẩn so sánh được nêu lên.
 Muốn có phép ẩn dụ thì giữa hai sự vật hiện tượng đợc so sánh ngầm phải có nét tương đồng quen thuộc nếu không sẽ trở nên khó hiểu.
 Câu thơ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
 (Viễn Phơng)
 Mặt trời ở dòng thơ thứ hai chính là ẩn dụ.
 Hoặc
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
 (Nguyễn Khoa Điềm)
 Ca dao có câu:
Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
 Bến được lấy làm ẩn dụ để lâm thời biểu thị người có tấm lòng thuỷ chung chờ đợi, bởi những hình ảnh cây đa, bến nước thường gắn với những gì không thay đổi là đặc điểm quen thuộc ở những có người có tấm lòng thuỷ chung.
 ẩn dụ chính là một phép chuyển nghĩa lâm thời khác với phép chuyển nghĩa thường xuyên trong từ vựng. Trong phép ẩn dụ, từ chỉ được chuyển nghĩa lâm thời mà thôi.
 2. Các kiểu ẩn dụ
 Dựa vào bản chất sự vật hiện tượng được đa ra so sánh ngầm, ta chia ẩn dụ thành các loại sau:
 + ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B.
 VD:
Ngời Cha mái tóc bạc
 (Minh Huệ)
 Lấy hình tượng Người Cha để gọi tên Bác Hồ.
 + ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B.
 VD:
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
 (Nguyễn Đức Mậu)
 Nhìn hàng râm bụt với những bông hoa đỏ rực tác giả tưởng như những ngọn đèn thắp lên lửa hồng.
 + ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B.
 VD:
ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
 Tròn và dài được lâm thời chỉ những phẩm chất của sự vật B.
 + ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là những ẩn dụ trong đó B là một cảm giác vốn thuộc một loại giác quan dùng để chỉ những cảm giác A vốn thuộc các loại giác quan khác hoặc cảm xúc nội tâm. Nói gọn là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B.
 VD:
Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt
Huế giải phóng nhanh mà anh lại muộn về.
 (Tố Hữu)
 Hay:
Đã nghe rét mớt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
 (Xuân Diệu)
 3.Tác dụng của ẩn dụ
 ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau. (thuyền- biển, mận - đào, thuyền- bến, biển- bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc người nghe.
 VD :
 Trong câu : Người Cha mái tóc bạc nếu thay Bác Hồ mái tóc bạc thì tính biểu cảm sẽ mất đi.
Ẩn dụ và hoỏn dụ
Giỳp cỏc em ụn thi THPT mụn Ngữ văn. 
Cú hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến
Cú hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến: 
3.1. Phương thức ẩn dụ: 
 Là phương thức lấy tờn gọi A của sự vật a để gọi tờn cỏc sự vật b,c,d vỡ giữa a,b,c,d cú điểm giống nhau. Hay núi cỏch khỏc, ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa vào quy luật liờn tưởng tương đồng. 
* Cú 2 hỡnh thức chuyển nghĩa: 
- Dựng cỏi cụ thể để núi cỏi cụ thể (ẩn dụ cụ thể - cụ thể) 
- Dựng cỏi cụ thể để gọi tờn những cỏi trừu tượng (ẩn dụ cụ thể - trừu tượng). 
* Một số cơ chế chuyển nghĩa của phương thức ẩn dụ thường thấy: 
- Dựa vào sự giống nhau về hỡnh thức giữa cỏc sự vật, hiện tượng. 
- Dựa vào sự giống nhau về vị trớ giữa cỏc sự vật, hiện tượng. 
- Dựa vào sự giống nhau về cỏch thức thực hiện giữa hai hoạt động. 
- Dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa cỏc sự vật, hiện tượng. 
- Dựa vào sự giống nhau về tớnh chất, trạng thỏi hoặc kết quả giữa cỏc đối tượng. 
* Nhận xột: 
Sự phõn loại cỏc ẩn dụ theo cơ chế trờn khụng phải bao giờ cũng tỏch bạch, dứt khoỏt. Trong rất nhiều trường hợp khụng chỉ một mà cú nhiều nột nghĩa cựng tỏc động. 
3.2. Phương thức hoỏn dụ: 
Là phương thức lấy tờn gọi A của sự vật a để gọi tờn cho sự vật b,c,d vỡ giữa a,b,c,d tuy khụng giống nhau nhưng cú một quan hệ gần nhau gần nhau nào đú về khụng gian hay thời gian. Hoỏn dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa vào quy luật liờn tưởng tiếp cận. 
* Cỏc dạng chuyển nghĩa theo phương thức hoỏn dụ: 
a. Hoỏn dụ dựa trờn quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. Dạng chuyển nghĩa này cú cỏc cơ chế chuyển nghĩa cụ thể sau: 
- Lấy tờn gọi của một bộ phận cơ thể gọi tờn cho người hay cho cả toàn thể. 
- Lấy tờn gọi của tiếng kờu, đặc điểm hỡnh dỏng của đối tượng gọi tờn cho đối tượng. 
- Lấy tờn gọi của đơn vị thời gian nhỏ gọi tờn cho đơn vị thời gian lớn. 
- Lấy tờn gọi của toàn bộ gọi tờn cho bộ phận. 
b. Hoỏn dụ dựa trờn quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa hay lượng vật chất được chứa. 
c. Lấy tờn nguyờn liệu gọi tờn cho hoạt động hoặc sản phẩm được chế ra từ nguyờn liệu đú. 
d. Hoỏn dụ dựa trờn quan hệ giữa đồ dựng hoặc dụng cụ và người sử dụng hoặc ngành hoạt động sử dụng dụng cụ đú. 
e. Hoỏn dụ dựa trờn quan hệ giữa cơ quan chức năng và chức năng. 
f. Hoỏn dụ dựa vào quan hệ giữa tư thế cụ thể và hành vi hoặc trạng thỏi tõm - sinh lớ đi kốm. 
g. Hoỏn dụ dựa trờn quan hệ giữa tỏc giả hoặc địa phương và tỏc phẩm hoặc sản phẩm của họ hoặc ngược lại. 
Túm lại, mỗi sự vật, hiện tượng cú quan hệ với nhiều sự vật, hiện tượng khỏc chung quanh, do đú cú thể cú rất nhiều dạng hoỏn dụ. Vấn đề quan trọng cần chỳ ý là cần phải biết lựa chọn quan hệ nào là cơ bản để chuyển đổi tờn gọi. 
* Mối quan hệ giữa ẩn dụ và hoỏn dụ: 
- Giống: 
+ Bản chất cựng là sự chuyển đổi tờn gọi. 
+ Cựng dựa trờn quy luật liờn tưởng. 
- Khỏc: 
+ Cơ sở liờn tưởng khỏc nhau: 
ẩn dụ dựa vào sự liờn tưởng tương đồng. Do đú, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tờn gọi và sự vật được chuyển đổi tờn gọi thường khỏc phạm trự hoàn toàn. Do đú, ta cú thể núi ẩn dụ mang nhiều sắc thỏi chủ quan hơn. 
Hoỏn dụ dựa vào sự liờn tưởng tiếp cận. Mối quan hệ giữa sự vật chuyển đổi tờn gọi và sự vật được chuyển đổi tờn gọi là cú thật, chứ khụng hoàn toàn tựy thuộc vào sự suy luận chủ quan của con người. Do đú hoỏn dụ mang nhiều tớnh khỏch quan hơn. 
* Nhận xột: 
- Một từ cú thể được chuyển nghĩa theo nhiều phương thức. 
- Cỏc từ cú ý nghĩa biểu vật cựng một phạm vi hoặc cú ý nghĩa biểu niệm cựng một cấu trỳc thỡ sự chuyển nghĩa thường theo cựng một hướng. 
- ẩn dụ và hoỏn dụ tồn tại ở bỡnh diện ngụn ngữ lẫn lời núi, tuy nhiờn sự chuyển nghĩa của hai bỡnh diện này khỏc nhau. Cần phõn biệt ẩn dụ và hoỏn dụ tu từ với ẩn dụ và hoỏn dụ từ vựng. 
+ ẩn dụ và hoỏn dụ tu từ được sử dụng nhằm giỳp cho sự diễn đạt tăng tớnh hỡnh ảnh, biểu cảm, chứ khụng cú tỏc dụng tạo nghĩa mới nhằm làm giàu cho hệ thống ngữ nghĩa của ngụn ngữ dõn tộc. ẩn dụ và hoỏn dụ tu từ là sự sỏng tạo của cỏ nhõn do đú nghĩa tu từ mang tớnh tạm thời, lệ thuộc hoàn toàn vào văn cảnh, tỏch khỏi văn cảnh, nghĩa tu từ biến mất. 
+ ẩn dụ và hoỏn dụ từ vựng cú tỏc dụng tạo nghĩa mới cho hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa của dõn tộc, do đú sự chuyển nghĩa đú là sản phẩm của toàn dõn, được cố định húa trong kho từ vựng tiếng Việt, được ghi vào từ diển như một nghĩa sẵn cú, được tỏi dụng một cỏch tự do trong lời núi. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP NGU VAN 9 THI VAO THPT 20112012.doc