Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 8, học kì I, năm học 2009 - 2010

Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 8, học kì I, năm học 2009 - 2010

I. Đề cương ôn tập:

 A.Văn học:

Nắm thật chắc tên tác giả, thời điểm, hoàn cảnh ra đời của mỗi văn bản.

 1) Đọc thật kĩ, nắm chắc các nội dung văn bản truyện kí Việt Nam và nước ngoài.

 a. Tóm tắt các văn bản truyện kí Việt Nam và nước ngoài: Tôi đi học (Thanh Tịnh), Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng), Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), Cô bé bán diêm (An-đéc-xen), Đánh nhau với cối xay gió (Trích Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét), Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri), Hai cây phong (Ai-ma-tốp).

 b. Nhân vật, sự việc chính trong từng văn bản, ý nghĩa của một số sự việc chính.

 c. Chủ đề tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của mỗi văn bản (nắm các nội dung ghi nhớ trong SGK)

 d. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của các tác phẩm truyện Việt nam.

 e. Khi đọc văn bản cần chú ý:

 - Các từ có cấp độ khái quát nghĩa, các từ cùng trường từ vựng; các từ là trợ từ, thán từ, tình thái từ, từ tượng hình, từ tượng thanh; biện pháp nói quá, nói giảm nói tránh; các kiểu câu ghép đó; công dụng của các dấu câu; dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép.

 - Nội dung miêu tả, cách thức và nội dung biểu cảm của câu văn, đoạn văn.

 2) Đọc, nắm vững nội dung các văn bản thuyết minh có tính nhật dụng:

 a. Tác hại của rác thải bao bì ni lông và các giải pháp hạn chế việc sử dụng chúng.

 b. Tác hại của thuộc lá đối với người hút và người ở chung quanh.

 c. Các nguyên nhân làm gia tăng dân số và tác hại của nó.

 3) Các văn bản thơ:

 a. Thể thơ, bố cục, giọng điệu từng bài thơ.

 b. Giá trị biểu đạt của từng phần và chủ đề của từng bài thơ.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 8, học kì I, năm học 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS NGUYỄN KHUYẾN
 Tổ Ngữ văn 
 Nhóm Văn 8
	 -Ω-
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 8, HỌC KÌ I. Năm học 2009-2010
I. Đề cương ôn tập:
 A.Văn học:
Nắm thật chắc tên tác giả, thời điểm, hoàn cảnh ra đời của mỗi văn bản.
 1) Đọc thật kĩ, nắm chắc các nội dung văn bản truyện kí Việt Nam và nước ngoài.
 a. Tóm tắt các văn bản truyện kí Việt Nam và nước ngoài: Tôi đi học (Thanh Tịnh), Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng), Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), Cô bé bán diêm (An-đéc-xen), Đánh nhau với cối xay gió (Trích Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét), Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri), Hai cây phong (Ai-ma-tốp).
 b. Nhân vật, sự việc chính trong từng văn bản, ý nghĩa của một số sự việc chính.
 c. Chủ đề tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của mỗi văn bản (nắm các nội dung ghi nhớ trong SGK)
 d. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của các tác phẩm truyện Việt nam.
 e. Khi đọc văn bản cần chú ý:
 - Các từ có cấp độ khái quát nghĩa, các từ cùng trường từ vựng; các từ là trợ từ, thán từ, tình thái từ, từ tượng hình, từ tượng thanh; biện pháp nói quá, nói giảm nói tránh; các kiểu câu ghép đó; công dụng của các dấu câu; dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép.
 - Nội dung miêu tả, cách thức và nội dung biểu cảm của câu văn, đoạn văn.
 2) Đọc, nắm vững nội dung các văn bản thuyết minh có tính nhật dụng:
 a. Tác hại của rác thải bao bì ni lông và các giải pháp hạn chế việc sử dụng chúng.
 b. Tác hại của thuộc lá đối với người hút và người ở chung quanh.
 c. Các nguyên nhân làm gia tăng dân số và tác hại của nó.
 3) Các văn bản thơ:
 a. Thể thơ, bố cục, giọng điệu từng bài thơ.
 b. Giá trị biểu đạt của từng phần và chủ đề của từng bài thơ.
 B. Tiếng Việt:
 1) Nắm vững nội dung của từng đơn vị kiến thức từ ngữ, ngữ pháp.
 2) Xem kĩ các bài tập ở mỗi đơn vị kiến thức trong SGK.
 3) Chú ý các dạng bài tập:
 - Xác định phạm vi nghĩa của các từ có phạm vi nghĩa bao hàm nhau.
 - Xác định tên trường từ vựng của một nhóm từ hoặc xác định từ không cùng trường từ vựng trong một nhóm từ, hoặc trong ngữ cảnh.
- Xác định chính xác từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Xác định, phân biệt trợ từ, thán từ và tình thái từ.
- Xác định phép nói quá, nói giảm nói tránh trong văn cảnh và tác dụng của nó.
- Phân biệt câu ghép với câu đơn có dùng cụm chủ vị để mở rộng câu; xác định số vế trong một câu ghép; xác định quan hệ ý nghĩa các vế trong một câu ghép.
- Xác định tác dụng của các dấu câu: dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép.
- Đặt câu hoặc viết đoạn văn có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh, trợ từ, tình thái từ, thán từ, câu ghép, dấu câu đã học.
 C. Tập làm văn:
 1) Kiểu bài tự sự:
 a. Xây dựng cốt truyện theo đề tài xác định (chú ý các dạng đề trong SGK)
 b. Chọn cách kể, ngôi kể phù hợp.
 c. Sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm hợp lí, có hiệu quả.
 d. Tham khảo các đề bài văn tự sự thuộc các bài viết số 1/SGK trang 37 và bài viết số 2/SGK trang 103 và đề bài SGK trang 95.
2) Kiểu bài thuyết minh:
 a. Nắm vững các phương pháp thuyết minh.
 b. Nắm vững mô hình dàn ý của dạng đề thuyết minh một thứ đồ dùng.
 c. Đề tham khảo văn thuyết minh một thứ đồ dùng như: Máy vi tính để bàn (hoặc xách tay), Ti-vi, Cái quạt (Quạt máy hoặc quạt tay), Chiếc nón lá, Chiếc áo dài.
 d. Tham khảo dàn bài thuyết minh về một thứ đồ dùng:
THUYẾT MINH MỘT ĐỒ DÙNG
NỘI DUNG CHÍNH TỪNG PHẦN
MỞ BÀI
THÂN BÀI
KẾT BÀI
Giới thiêụ chung về đồ dùng (nêu định nghĩa về đồ dùng)
- Cấu tạo
- Công dụng
- Cách sử dụng, bảo quản
- Nhấn mạnh vai trò của đồ dùng trong cuộc sống con người.
II.Yêu cầu chung:
 1.Thời gian làm bài: 90 phút
 2. Nội dung ôn tập kiểm tra:
Các chuẩn kiến thức, kĩ năng từ tuần 1 đến tuần 17 theo phân phối chương trình mới.
 3. Yêu cầu đề kiểm tra:
- Tiếng Việt: 2 câu/2 điểm (mỗi câu 1 điểm)
- Cảm thụ Văn học: 1 câu/3 điểm
- Tập làm văn: 1 câu/5 điểm
 4. Hình thức và yêu cầu của câu hỏi: Tất cả câu hỏi đều là tự luận
- Tiếng Việt: 2 câu là 2 bài tập vận dụng (không sử dụng câu hỏi yêu cầu thuộc lòng ghi nhớ)
- Văn học: Một câu hỏi yêu cầu cảm nhận về nhân vật, tác phẩm (có thể có yêu cầu tóm tắt một văn bản tự sự, cảm nhận về một nhân vật hoặc chép một bài thơ ngắn (một đoạn thơ) thuộc phần trọng tâm chương trình, nêu cảm nhận về bài thơ (đoạn thơ) đã chép thuộc lòng)
- Tập làm văn: Một đề bài Tập làm văn kiểu văn bản tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm hoặc văn thuyết minh về một thứ đồ dùng).
	-HẾT-

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tap kiem tra hoc ky I Ngu van 8.doc