Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn lớp 6

Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn lớp 6

ĐỀ KSCL HỌC KỲ I

Môn: Ngữ văn 6 (thời gian 90 phút)

I. CHUẨN ĐÁNH GIÁ:

1. Kiến thức:

- Hiểu được cấu tạo từ. Phân biệt được các loại từ.

- Hiểu được lối kết thúc thường gặp trong truyện cổ tích Việt Nam và ý nghĩa của nó.

- Bước đầu tạo lập được một văn bản tự sự đơn giản.

2. Kỷ năng:

- Rèn luyện kỷ năng tạo lập từ và phân biệt được các loại từ thường gặp.

- Rèn luyện kỷ tìm ý, lập dàn bài và tạo lập văn bản.

3. Thái độ: Yêu văn học, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Nghiêm túc trong khi làm bài.

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KSCL HỌC KỲ I 
Môn: Ngữ văn 6 (thời gian 90 phút)
I. CHUẨN ĐÁNH GIÁ:
1. Kiến thức:
- Hiểu được cấu tạo từ. Phân biệt được các loại từ.
- Hiểu được lối kết thúc thường gặp trong truyện cổ tích Việt Nam và ý nghĩa của nó.
- Bước đầu tạo lập được một văn bản tự sự đơn giản.
2. Kỷ năng:
- Rèn luyện kỷ năng tạo lập từ và phân biệt được các loại từ thường gặp.
- Rèn luyện kỷ tìm ý, lập dàn bài và tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Yêu văn học, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Nghiêm túc trong khi làm bài.
ii.ma trËn 
 Cấpđộ
Tên 
chủ đề 
(nội dung,chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
- Cấu tạo từ.
- Các loại từ.
- Xét về cấu tạo, nhớ được các loại từ.
- Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ.
Số câu:1
Số điểm:2
Tỷ lệ: 20 %
Số câu:1
Số điểm:2.0
Số câu:1
2 điểm=20% 
Truyện cổ tích Việt Nam
- Hiểu được ý nghĩa trong lói kể chuyện kết thúc có hậu. Lấy được ví dụ chứng minh.
-Hiểu dược ý nghĩa đức Long Quân cho nghĩa quan Lam Sơn mượn gươm thần?
Số câu:2 
Số điểm:3.0
Tỉ lệ: 30 %
Số câu:2
Số điểm:3.0
Số câu:2
3 điểm=30% 
Tập làm văn:
 văn tự sự
Tạo lập được văn bản tự sự
Số câu:1 
Số điểm:5.0
Tỉ lệ: 50 %
Số câu:1
Số điểm:5.0
Số câu:1
5 điểm=50% 
Tổng số câu: 4 
Tổng số điểm:10
Tỉ lệ: 100 %
Số câu: 1
Số điểm: 2.0
Tỷ lệ: 20%
Số câu:2
Số điểm:3.0
Tỷ lệ: 30%
Số câu:1
Số điểm:5.0
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 4
Số điểm:10
III.ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1a. (0.5đ) Xét về mặt cấu tạo, từ được phân chia thành những loại nào?
 1b. (1.5đ) Xác định danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau:
Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng hiến nhà vua.
Câu 2 (1.5đ) Truyện cổ tích Việt Nam thường kết thúc hậu. Lối kết thúc ấy có ý nghĩa thế nào? Nêu kết thúc truyện Thạch sanh làm dụ.
Câu 3. (1.5đ) Theo em vì sao đức Long Quân lại cho nghĩa quan Lam Sơn mượn gươm thần?
Câu 4. (5.0 điểm) Kể về một kỷ niệm của em với một người bạn thân.
IV.HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
HS nêu được các loại từ sau: 
- Từ đơn
- Từ phức: Từ ghép và từ láy
0.5đ
1.b
Học sinh các định được các loại từ như sau:
	+ Danh từ: Người, nông dân, viên ngọc, nhà vua.
	+ Động từ: Tìm được, muốn, đem, dâng hiến.
	+ Tính từ: Quý
1.5đ
Câu 2
Truyện cổ tích Việt Nam thường kết thúc hậu. Lối kết thúc ấy có ý nghĩa thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với bất công.
- Kết thúc truyện Thạch Sanh:
	+ Mẹ con Lý Thông ăn ở bạc ác nên bị trời đánh
	+ Thạch Sanh được kết hôn với coong chúa và lên ngôi vua.
1.5đ
Câu 3
.Đức Long Quân lại cho nghĩa quan Lam Sơn mượn gươm thần vì muốn con cháu chúng ta không phải sống mãi dưới ách đô hộ của kẻ thù. Long Quân Nghĩa quân Lam Sơn mươn gươm thần để đánh đuổi quân thù đêm lại độc lập cho đất nước, bình yên cho nhân dân.
1.5đ
-Yêu cầu chung:
HS biết làm bài văn kể chuyện đời thường với bố cục 3 phần
Bài làm nghiêng về kể việc, là một kỷ niệm đáng nhớ
HS biết lựa chọn ngôi kể, thứ tự kể phù hợp.
Hình thức bài làm sạch sẽ, đúng chính tả, ngữ pháp
-Yêu cầu cụ thể: 
 HS có thể có nhiều cách kể khác nhau, khuyến khích những bài kể có sự sáng tạo. Có thể tập trung vào các ý sau:
a. Mở bài: Giới thiệu về kỷ niệm đáng nhớ với bạn thân.
0.5đ
b. Thân bài
- Giới thiệu kỷ niệm định kể (kỷ niệm gỡ, xảy ra vào thời điểm nào, với ai, cảm xúc của em về kỷ niệm đó)
- Kể lại sự việc theo một trỡnh tự thời gian, khụng gian bằng hồi tưởng của em (Có thể kể theo trình tự xuôi hoặc ngược nhưng phải tôn trọng những gì em đó trải nghiệm và lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật dụng ý của kỷ niệm
4.0đ
c. Kết bài: Những cảm xúc, suy nghĩ của em về kỷ niệm đó.
0.5đ
Biêu điểm:
Điểm 5: đạt được những yêu cầu trên
Điểm 3-4 : kể được về một kỷ niệm nhưng còn nghèo ý, nhưng phải viết đúng câu và đúng chính tả, có bố cục ba phần.
Điểm 2: kể sơ sài, trình bày lộn xôn, mác nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp
Điểm 1. Không kể được gì đáng kể, lỗi câu và chính tả quá nhiều.
Lưu ý: Đáp án và biểu điểm là dẫn cơ bản, GV khi chấm bài cần linh hoạt.
ĐỀ KSCL HỌC KỲ II 
Môn: Ngữ văn 6 (thời gian 90 phút)
I.Chuẩn đánh giá
- Tái hiện được nhưng câu thơ đã học, tên VB, tên tác giả.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của một khổ thơ
- Xác dịnh được phép tu từ và hiểu được tác dụng của nó.
- Bước đầu tạo lập được một văn bản miêu tả đơn giản.
2. Kỷ năng:
- Rèn luyện kỷ ghi nhớ, kỷ năng nhận biết các phép tu từ và tác dụng của chúng.
- Rèn luyện kỷ năng tìm ý, lập dàn bài và tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Yêu văn học, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Nghiêm túc trong khi làm bài.
II.Thiết lập ma trận, kiến thức
 Mức độ
Tên 
chủ đề 
(nội dung,chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Tác phẩm thơ
Tái hiện được nhưng câu thơ đã học, tên VB, tên tác giả.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của một khổ thơ
Số câu:2
Sốđiểm:3.5
Tỷ lệ:20 %
Số câu:1
Số điểm:2.0
Số câu:1
Số điểm:1.5
Số câu:2
3.5điểm=20% 
Phép tu từ
Xác dịnh được phép tu từ và nêu được tác dụng của nó.
Số câu 1
Sốđiểm:1.5
Tỷ lệ:30 %
Số câu: 1
Số điểm:1.5
Số câu 1
1.5điểm=15 % 
Tập làm văn
Văn miêu tả
Tạo lập được văn bản miêu tả
Số câu 1
Số điểm:5
Tỷ lệ:50 %
 Số câu 1
Số điểm 5.0
Số câu 1
5 điểm=.50 %
Tổng số câu: 4
Tổng số điểm :10
Tỉ lệ: 100 %
Số câu:1
Số điểm: 2.0
 Tỉ lệ: 20%
Số câu:2 
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30 %
Số câu 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ :50 %
Số câu: 4
Số điểm: 10
III.ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1a: 1.0đ Chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ “Vụt qua mặt trận” 
1b.(1.0đ) Cho biết tên bài thơ và tên tác giả khổ thơ em vừa chép?
Câu 2.(1.5đ) Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết bài thơ ”Đêm nay Bác không ngủ” nhà thơ lại viết:
 Đêm nay Bác không ngủ
 Vì một lẽ thường tình
 Bác là Hồ Chí Minh.
 (Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ)
câu 3. (1.5đ) Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào và cho biết tác dụng của phép tu từ đó trong hai câu thơ sau: “Người Cha mái tóc bạc 
 Đốt lửa cho anh nằm” 
Câu 4: (5.0đ) Trời đang nắng bỗng đổ trận mưa rào. Hãy tả lại trận mưa đó. 
IV.HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
Câu
Nội dung
Điểm
1.a
1.b
 	Vụt qua mặt trận	 Thư đề ”Thượng khẩn”
Đạn bay vèo vèo	Sợ chi hiểm nghèo?
Tên bài thơ: Lượm, tác giả: Tố Hữu.
1.0đ
1.0đ
Câu 2a.
Bác không ngủ vì lo việc nước, thương bộ đội, thương đoàn dân công, việc không ngủ của Bác là ”lẽ thường tình” vì cái đêm không ngủ trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Hơn nữa Bác là Hồ Chí Minh, lãnh tụ của một dân tộc, cuộc đời của Bác đã dành trọn vẹn cho đất nước, cho nhân dân. Vì vậy Bác không ngủ là chuyện bình thường, là ”lẽ thường tình”.
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong hai câu thơ.
1.5đ
2.b
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong hai câu thơ.
- Tác dụng: Nhấn mạnh được tình cảm của Bác gần gũi, tình cảm yêu thương, lo lắng dành cho bộ đội như người cha lo cho con của mình.
1.5đ
Câu 3.
-Yêu cầu chung:
HS biết làm bài văn miêu tả đời thường với bố cục 3 phầ
HS biết lựa chọn các chi tiết tiêu biểu phù hợp.
Hình thức bài làm sạch sẽ, đúng chính tả, ngữ pháp.
-Yêu cầu cụ thể: 
 HS có thể có nhiều cách tả khác nhau, khuyến khích những bài kể có sự sáng tạo. Có thể tập trung vào các ý sau:
a.Mở bài Giới thiệu thời gian hoàn cảnh, đổ cơn mưa rào.
(0,5đ)
b. Thân bài (4.0đ) Tả cơn mưa theo trình tự
- Quang cảnh trước khi mưa
+ Khí trời, cảnh vật, con người khi chưa có cơn mưa.
+ Dấu hiệu báo cơn mưa đến: mây, bầu trời, sấm chớp, gió, loài vật, ..
- Khi cơn mưa đến: tả chi tiết cơn mưa từ nhỏ đến lớn: 
+ Hạt nưa to và thưa
+ Mưa như trút nước, sấm chớp vang trời
+ Mưa càng to gió cáng lơn, câu cối nghiêng ngã
+ Con người trú mưa hai bên đường 
+ Các loài vật tìm chỗ trú mưa..
- Quang cảnh sau cơn mưa
 +Mưa nhỏ dần rồi tạnh hẳn, bầu trời trong xanh trở lại
 + Mọi người tiếp tục công việc của mình, cây cối hả hê.
4.0đ
c. Kết bài (0,5 đ) Cảm nghĩ của em về cơn mưa rào. 
0.5đ
Điểm 5: Bài làm của HS đúng thể loại văn tả người, đầy đủ nội dung theo bố cục ba phần của dàn ý trên. Văn viết có hình ảnh, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc chân thành. Hình thức trình bày sạch đẹp.
Điểm 4:Bài làm của HS đúng thể loại văn tả người, đầy đủ nội dung theo bố cục ba phần của dàn ý trên. Văn viết có hình ảnh, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc chân thành. Hình thức trình bày sạch đẹp, mắc 3 – 4 lỗi chính tả và ngữ pháp.
Điểm 3:Bài làm của học sinh đúng thể loại văn tả người, có bố cục ba phần nhưng phần thân bài chỉ miêu tả được ½ nội dung theo dàn ý. Văn diễn đạt tương đối trôi chảy song lời văn còn khô khan. Mắc từ 3 – 5 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
Điểm 2: Bài làm của Học sinh chưa đủ bố cục ba phần. Bài làm chỉ được 1/3 nội dung theo dàn ý. Diễn đạt lủng củng. Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. Bài làm sơ sài.
Điểm 1: Bài làm sơ sài, chỉ được một vài ý, bố cục chưa đầy đủ.
Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng, khi chấm giáo viên cần trân trọng những bài học sinh diễn đạt chưa trọn ý nhưng có cảm xúc và bài làm sáng tạo của học sinh.
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
MÔN: Ngữ văn 7- Thời gian làm bài 90 phút
I. CHUẨN ĐÁNH GIÁ:
1. Kiến thức:Tái hiện được những chủ đề đã học về dân ca, ca dao.
- Nhớ được nhưng câu thơ đã học, tên tác giả.
- Tìm được thành ngữ trong một đoạn văn và hiểu được ý nghĩa của thành ngữ đó.
- Xác dịnh được phép tu từ và hiểu được tác dụng của nó.
- Hiểu được lỗi dùng từ và biết sửa lại cho đúng.
- Bước đầu tạo lập được một văn bản biểu cảm.
2. Kỷ năng:
- Rèn luyện kỷ ghi nhớ, kỷ năng hiểu, nhận biết các thành ngữ và hiểu được ya nghĩa của chúng.
- Rèn luyện kỷ năng tìm ý, lập dàn bài và tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Thái độ: Yêu văn học, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Nghiêm túc trong khi làm bài.
II. MA TRẬN, KIẾN THỨC
 Cấp độ
Tên 
chủ đề 
(nội dung,chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Dân ca, ca dao
- Kể được tên các chủ đề về dân ca, ca dao đã học Ngữ văn 7 t1
- Nhớ được những câu thơ đã học và tác giả của bài thơ.
Số câu:2
Số điểm:2
Tỷ lệ: 20 %
Số câu:2
Số điểm:2.0
Số câu:2
2 điểm=20% 
Tiếng Việt:
Thành ngữ
Quan hệ từ
- Tìm và giải thích được nghĩa của thành ngữ
- Phát hiện và sửa lỗi về quan hệ từ
Số câu:1
Số điểm:3.0
Tỉ lệ: 30 %
Số câu:1
Số điểm:3.0
Số câu:1
3 điểm=30% 
Tập làm văn:
 văn biểu cảm
Tạo lập được văn bản biểucảm
Số câu:1 
Số điểm:5.0
Tỉ lệ: 50 %
Số câu:1
Số điểm:5.0
Số câu:1
5 điểm=50% 
Tổng số câu: 4 
Tổng số điểm:10
Tỉ lệ: 100 %
Số câu:2
Số điểm: 2.0
Tỷ lệ: 20%
Số câu:1
Số điểm:3.0
Tỷ lệ: 30%
Số câu:1
Số điểm:5.0
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 4
Số điểm:10
III.ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1(1.0đ) Trong phần ca dao, dân ca (Ngữ văn 7 tập 1) em đã được học những chủ đề nào?
Câu 2 (1.0đ) Chép ch ... úc và bài làm sáng tạo của học sinh.
ĐỀ KSCL HỌC KỲ I 
Môn: Ngữ văn 9 (thời gian 90 phút)
I.CHUẨN ĐÁNH GIÁ
- Tái hiện được nhưng câu thơ đã học, tên VB, tên tác giả.
- Vận dụng kiến thức về phương châm hội thoại để phát hiện lỗi và biết cách sửa lịa cho đúng.
- Nắm được cách chuyển câu trực tiếp thành câu gián tiếp và ngược lại.
- Bước đầu tạo lập được một văn bản nghị luận có bố cục ba phần.
2. Kỷ năng:
- Rèn luyện kỷ ghi nhớ, kỷ năng nhận biết.
- Rèn luyện kỷ năng tìm ý, lập dàn bài và tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Yêu văn học, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Nghiêm túc trong khi làm bài.
II.MA TRẬN, KIẾN THỨC
 Cấp độ
Tên 
chủ đề 
(nội dung,chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Tác phẩm thơ Việt Nam
Nhớ được tác giả, tác phẩm
Số câu:1
Số điểm:2.0 
Tỷ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm 2.0
Số câu: 1
2 điểm=20% 
-Phương châm hội thoại.
-Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.
-Hiểu được các phương châm hội thoại
-Hiểu được cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp.
Số câu :2
Số điểm:3.0 
Tỷ lệ:30 %
Số câu :2
Số điểm:3
Số câu:2
3 điểm=300 % 
Tập làm văn:
Văn bản nghị luận
Tạo lập được một văn bản nghị luận
Số câu: 1
Số điểm:5.0 
Tỷ lệ:50 %
Số câu :1
Số điểm:5
Số câu 1
5 điểm=.50 %
Tổng số câu: 4
Tổng số điểm:10
Tỉ lệ: 100 %
Số câu: 1
Số điểm 2
Tỷ lệ:20%
Số câu 2
Số điểm: 3
Tỷ lệ:30 %
 Số câu: 1
 Số điểm: 5
 Tỷ lệ: 50 %
Số câu: 5 
Số điểm: 10
III. ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1a. (1.0đ) Chép trầm chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ “Trăng cứ tròn vành vanh” 
1b.(1.0đ) Cho biết tên bài thơ và tên tác giả khổ thơ em vừa chép?
Câu 2(2.0đ):Vận dụng phương châm hội thoại để phân tích lỗi trong câu sau và sửa lại cho đúng.
Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.
Mẹ mình là giáo viên dạy học.
Câu 3.(1.0đ) Chuyển câu sau đây thành lời dẫn gián tiếp.
 Bạn Lan nói với tôi là “Mình rất thích học môn Ngữ văn.” 
Câu 4. (5.0đ) Phân tích đoạn thơ sau:
 Không có kính , rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
 Chỉ cần trong xe có một trái tim
	 (Bài thơ về tiểu đọi xe không kính- Phạm Tiến Duật)
 IV.HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIÊM:
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1a.
 Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
 anh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
1.0đ
1b.
- Tên bài thơ: Ánh trăng của Nguyễn Duy
1.0đ
Câu 2.
Hai câu trên không tuân thủ phương châm hội thoại về lượng
Trâu là một loài gia súc.
Mẹ mình là giáo viên..
2.0đ
Câu 3.
Bạn Lan nói với mình rằng bạn ấy rất thích học môn Ngữ văn.
1.0đ
Câu 4.
-Yêu cầu chung:
HS biết làm bài văn nghị luận bố cục 3 phần.
HS biết lựa chọn các chi tiết tiêu biểu phù hợp.
Hình thức bài làm sạch sẽ, đúng chính tả, ngữ pháp.
-Yêu cầu cụ thể: 
 HS có thể có nhiều cách trình bày, diễn đạt khác nhau, khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo. Có thể tập trung vào các ý cơ bản sau:
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và khổ thơ.
0.5đ
- Thân bài: So sánh với hình ảnh chiếc xe ở đầu bài thơ để thấy chiến tranh ngày càng ác liệt và sức tàn phá của chiến tranh ngày càng lớn.
- Tình cảm, ý chí chiến đấu của các chiến sĩ lái xe vì miền Nam ruột thịt. Các anh bất chấp sự khó khăn gian khổ, sự thiếu thón về vật chất, phương tiện chiến đấu, các anh vẫn sẵn sàng hi sinh vì sự t hống nhất đất nước, vì miền nam thân yêu...
- Cách sử dụng các biệ pháp nghệ thuật như: ngôn ngữ, giọng điệu, liệt kê, điệp ngữ, hoán dụ.. để làm nổi bật tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ lái xe.
- Thể hiện hồn thơ nhạy cảm, lòng khâm phục, tự hào, yêu mến đối với các chiến sỹ lái xe, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
 Kết bài: Khẳng định giá trị của khổ thơ. Qua khổ thơ, khắc họa được hình ảnh người chiến xỹ lái xe, làm nổi bật phẩm chất cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ trong thời kỳ khang chiến chống Mỹ cứu nước
1.0đ
1.5đ
1.0đ
1.0đ
0.5đ
Điểm 5: Bài làm của HS đúng thể loại, đầy đủ nội dung theo bố cục ba phần của dàn ý trên. Văn viết có hình ảnh, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc chân thành. Hình thức trình bày sạch đẹp.
Điểm 4:Bài làm của HS đúng thể loại, đầy đủ nội dung theo bố cục ba phần của dàn ý trên. Văn viết có hình ảnh, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc chân thành. Hình thức trình bày sạch đẹp, mắc 3 – 4 lỗi chính tả và ngữ pháp.
Điểm 3:Bài làm của học sinh đúng thể loại, có bố cục ba phần nhưng phần thân bài chỉ đạt được ½ nội dung theo dàn ý. Văn diễn đạt tương đối trôi chảy song lời văn còn khô khan. Mắc từ 3 – 5 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
Điểm 2: Bài làm của Học sinh chưa đủ bố cục ba phần. Bài làm chỉ được 1/3 nội dung theo dàn ý. Diễn đạt lủng củng. Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. Bài làm sơ sài.
Điểm 1: Bài làm sơ sài, chỉ được một vài ý, bố cục chưa đầy đủ.
* Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng, khi chấm giáo viên cần trân trọng những bài học sinh diễn đạt chưa trọn ý nhưng có cảm xúc và bài làm sáng tạo của học sinh.
ĐỀ KIỂM TRA KSCL HK II
 MÔN NGỮ VĂN 9 (90 PHÚT)
I. CHUẨN ĐÁNH GIÁ:
1. Kiến thức:
- Tái hiện được nhưng câu thơ đã học, tên VB, tên tác giả.
- Tạo lập được câu có khởi ngữ.
- Tạo lập được câu có hàm ý trong trường hợp cụ thể.
- Tạo lập được một văn bản nghị luận.
2. Kỷ năng:
- Rèn luyện kỷ ghi nhớ, kỷ năng nhận biết các.
- Rèn luyện kỷ năng tìm ý, lập dàn bài và tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Yêu văn học, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Nghiêm túc trong khi làm bài.
II. MA TRẬN, KIẾN THỨC
 Cấp độ
Tên 
Chủ đề
Nọi dung 
chương
 Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Tác phẩm thơ VN
Nhớ được tên VB, tên tác giả.
Số câu:1
Số điểm:2
Tỷ lệ:20 %
Số câu:1
Số điểm:2.0
Số câu: 1
2 điểm=20% 
Khởi ngữ
Nghĩa tường minh và hàm ý
-Tạo lập được câu có khởi ngữ.
-Tạo lập được câu có hàm ý trong trường hợp cụ thể.
Số câu:2
Số điểm:3.0
Tỷ lệ:30 %
Số câu:2
Số điểm:3.0
Số câu:2
3 điểm=30 % 
Tập làm văn
Văn nghị lận
Tạo lập văn bản nghị luận
Số câu: 1
Số điểm:5.0
Tỷ lệ: 50%
Số câu:1
Số điểm:5.0
Số câu:1
5 điểm 50% 
Tổng số câu:4
Tổng số điểm 10
Tỉ lệ: 100 %
Số câu:1
Số điểm: 2.0
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 3
Số điểm 3.0
Tỷ lệ: 30 %
 Số câu:1
 Số điểm: 5.0
 Tỷ lệ:50 %
Số câu: 5 
Số điểm: 10
III. ĐỀ KIỂM TRA:
Câu 1a. (1.0đ) Chép trầm chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng”
1b.(1.0đ) Cho biết tên bài thơ và tên tác giả khổ thơ em vừa chép?
Câu 2. (2.0đ) Viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được ghạch chân thành khỏi ngữ.
Bà ấy có hàng dãy nhà ở phố, bà ấy có hàng mẫu ruộng ở quê.
Ông giáo ấy không hút thuốc không uống rượu.
Câu 3. (1.0đ) Hãy diền vào lượt lời của B trong đoạn thoại sau một câu có hàm ý từ chối.
A: Mai về quê với mình đi.
B:......................................
A: Đành vậy.
Câu 4. (5.0đ) Bài thơ “Viếng lăng Bác” thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
Phân tích khổ thơ cuối của bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.
IV.HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1a
 Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
 Ttrên hàng cây đứng tuổi.
1.0đ
C 1b
- Tên bài thơ: Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh
1.0đ
Câu 2.
- Nhà, bà ấy có hàng dãy ở phố. Ruộng , bà ấy có hàng mẫu ở quê.
- Thuốc, ông giáo ấy không hút. Rượu, không uống.
1.0đ
1.0đ
Câu 3.
A: Mai về quê với mình đi
B: mai mình phải về thăm mẹ.
A: Đành vậy.
(HS có thể dùng câu khác, miễn sao đúng với yêu cầu của đề là được)
1.0đ
Câu 4
a. Mở bài: 
- Giới thiệu vài nét chính về tác giả, tác phẩm khái quát về khổ thơ cuối.	
b. Thân bài: 	
- Bài thơ kết thúc trong niềm thương nhớ và thuỷ chung son sắt với Bác, với lòng thương nhớ, lưu luyến khôn nguôi.
	Mai về miền Nam thương trào nươc mắt	
- Nỗi đau ấy đã ấy đã bật thành tiếng khóc nghen ngào. Nhà thơ không muốn chia xa, người con miền Nam muốn ở mãi bên người cha yêu dấu. Nguyện ước chân thành ấy đã thể hiện ở những câu thơ cuối.	
 Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác,
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
 Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.	 
- Câu thơ thể hiện sự gắn bó thuỷ chung của nhà thơ, cũng là của nhân dân miền Nam với Bác. Trong giờ phút sắp chia xa, nhà thơ muốn hoá thân thành con chim để được cất lên những tiếng hót líu lo bên Bác, muốn hoá thân thành bông hoa để toả ngáthương thơm cho Bác. tình cảm ấy càng trở lên tha thiết rồi đúc kết thành câu thơ “ Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. Nếu như hình ảnh cây tre ở đầu bài thơ tượng trưng cho sức sống bền bỉ, kiên cường bất khuất của người Việt Nam, thì hình ảnh cây tre ở cuối bài thơ lại bổ sung thêm cho phẩm chất của cây tre đó là đức tính trung hiếu. Điệp ngữ Muốn làm  đầu mỗi câu thơ tạo nên nhịp điệu thiết tha, trọn vẹn lòng thành kính Bác của nhà thơ.	
- Nhịp thơ dàn trải, điệp từ “muốn làm” được lặp lại ba lần gợi cảm xúc bâng khuâng, xốn xang, lưu luyến, không muốn rời xa Bác, như muốn hoá thân vào thiên nhiên xứ sở quanh lăng Bác để được gần Bác, dâng lên bác niềm tôn kính. Lời tâm nguyện chân thành tha thiết, thể hiện cảm xúc lưu luyến, trào dâng không muốn rời xa.	 	
c.Kết bài 
+ Bằng cảm xúc chân thành, thiêng liêng và giọng điệu vừa trang nghiêm vừa sâu lắng vừa tha thiết, thêm nỗi xót đau xen lẫn lòng tự hào đã tạo nên rung động cho người đọc.
Từ tình cảm chân thành, nhà thơ đã đưa vào bài thơ những hình ảnh vừa thực vừa có ý. nghĩa tượng trưng mang nhiều tầng nghĩa.
0.5đ
(0.5đ)
1.25đ
1.25đ
1.0đ
0.5Đ
Điểm 5.0đ-HS trình bày bài làm đảm bảo tốt yêu cầu về nội dung và hình thức
Điểm 4 - 4.5-HS làm cơ bản đúng đủ các ý làm nổi bật nội dung nhưng có một vài sai sót nhỏ.
Điểm 3 -3.5: -HS trình bày đúng luận điểm, làm nổi bật nội dung nhưng đôi đoạn diễn đạt còn lúng túng,
Điểm 2 -2.5: Học sinh trình bày được nội dung chính của luận điểm nhưng chưa cách diễn đạt, phân tích chưa mạch lạc, chưa đi sâu vào các chi tiết nội dung và nghệ thuật. Còn mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 1 -1.5: Học sinh phân tích đoạn thơ một cách tùy tiện, trình bày thiếu logic, diễn đạt lủng cũng, nội dung chưa rõ ràng, lan man. Mắc khá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
Dưới 1 điểm: Chưa biết tạo lập văn bản hoặc thiếu nội dung cơ bản, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Lưu ý- Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan.

Tài liệu đính kèm:

  • docTONG HOP E KSCL DAY DU.doc