Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 học kì 2

Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 học kì 2

A/ PHẦN ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:

I/Văn nghị luận:

 - Tiếng nói của văn nghệ

- Bàn về đọc sách.

- Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten.

- Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới.

1.

Stt Tên tác phẩm Tác giả PTBĐ Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật

2. Nắm hệ thống luận điểm, luận cứ ở mỗi bài.

II/ Thơ hiện đại:

1.Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách ngữ văn 9 HKII theo mẫu dưới đây:

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ II
NĂM HỌC:2010--2011
A/ PHẦN ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
I/Văn nghị luận: 
 - Tiếng nói của văn nghệ
- Bàn về đọc sách.
- Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten.
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới.
1. 
Stt
Tên tác phẩm
Tác giả
PTBĐ
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
2. Nắm hệ thống luận điểm, luận cứ ở mỗi bài.
II/ Thơ hiện đại:
1.Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách ngữ văn 9 HKII theo mẫu dưới đây:
Tên bài thơ
Tác giả
Năm sáng tác
Thể thơ
Tóm tắt nội dung
Đặc sắc nghệ thuật
2. Học thuộc lòng các bài thơ trên. Xem lại phần trả lời các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu văn bản ở các bài kết hợp tất cả các nội dung GV truyền đạt ở trên lớp đã được ghi vào vở. Xem lại toàn bộ các bài tập luyện tập.
III/ Truyện hiện đại:
1. Truyện, kịch hiện đại VN sau Cm/8 1945:
a. Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện hiện đại VN đa õhọc HKII trong SGK theo mẫu:
Tên tác phẩm
Tác giả
Năm sáng tác
Thể loại
Tóm tắt nội dung
Đắc sắc nghệ thuật
b. Xem lại phần trả lời các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu văn bản ở các bài kết hợp tất cả các nội dung GV truyền đạt ở trên lớp đã được ghi vào vở.
c. Nắm lại các đặc điểm tiêu biểu của nhân vật chính trong truyện.
d. Tóm tắt các tác phẩm
e. Luyện tập: Trả lời các câu hỏi sgk/144, 145.
2. Các tác phẩm VHNN: , Mây và sóng ( thơ ), Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, Bố của Xi-mông, con chó Bấc
a. Lập bảng thống kê như mẫu trên
b. Phân tích những điểm nổi bật đáng chú ý của các nhân vật chính trong mỗi VB truyện. 
B. PHẦN TIẾNG VIỆT:
I- Nắm các kiến thức cơ bản ở các bài: khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý, từ địa phương và từ toàn dân, tổng kết về ngữ pháp ( 3 tiết tổng kết ngữ pháp đã học )
1. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
2. Khái niệm về thành phần biệt lập, công dụng của thành phần tình thái ,ø thành phần cảm thán, thành phần phụ chú và thành phần gọi-đáp.
3. Khái niệm liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản.
4. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. Điều kiện để sử dụng hàm ý. Tích hợp kiến thức về phương châm hội thoại- hàm ý.
5. Cách sử dụng từ địa phương và từ toàn dân.
6. Khái niệm các từ loại, khả năng kết hợp của danh, động, tính từ. Cấu tạo về các cụm từ; thành phần câu; các kiểu câu; câu ghép; biến đổi câu. Đặc điểm các kiểu câu ứng với mục đích giao tiếp: câu nghi vấn, câu cảm thán, câu trần thuật.
II/ Làm tất cả các bài tập thực hành trong sgk liên quan các kiến thức tiếng Việt ở phần I. 
Lưu ý rèn kĩ năng:
- Nhận diện. Phân tích.
- Cách sử dụng trong quá trình đặt câu, viết đoạn.
C. PHẦN TẬP LÀM VĂN:
1/ Ôân kĩ lý thuyết (khái niệm, cách làm) về :
Nghị luận xã hội (nghị luận vềmột sự việc, hiện tượng trong đời sống, nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Nghị luận văn học ( nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, nghị luận một đoạn thơ, bài thơ)
2/ Tập rèn kĩ năng làm các dạng bài văn nghị luận ở trên thông qua: 
- Thực hành các đềø bài trong SGK ngữ văn 9 tập II.
- Lập dàn ý chi tiết ở mỗi đề.( xây dựng luận điểm, luận cứ)
- Dự kiến cách viết.
- Thực hành viết đoạn và xây dựng bài tâïp làm văn theo mỗi kiểu văn nghị luận. 
3/ Ôân tập biên bản, hợp đồng: đặc điểm, cách viết.
* MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN BỔ SUNG ĐƯỢC IN ĐẬM; GV IN VÀ PHÁT HÀNH CHO HỌC SINH THEO ĐỀ CƯƠNG NÀY.III/ MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO:
Nghị luận xã hội:
Đề 1: Thành phố đang phát động phong trào “ xanh, sạch, đẹp”, nhưng ở một số nơi chúng ta vẫn thấy có hiện tượng vứt rác bừa bãi.
	Chúng ta cần có thái độ như thế nào trước các hiện tượng đó?
Đề 2: Trong học sinh chúng ta hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng ‘ học vẹt, học tủ”. 
	Em hãy giải thích để các bạn nhận thức được tác hại của những cách học đó và thay đổi cách học của mình cho có hiệu quả.
Đề 3: Nói về mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành, người xưa cho rằng : “ Trăm hay không bằng tay quen”. Em suy nghĩ như thế nào về ý kiến đó.
Đề 4: Dựa vào ý chủ đề của bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn bàn về lẽ sống cao đẹp của con người.
Đề 5: Nếu đề bài cho em chủ đề “ Xin mẹ hãy yên lòng” thì em sẽ viết những suy nghĩ gì của mình trong nửa trang giấy thi.
Nghị luận văn chương:
Đề 1: Những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến chuyển của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu qua bài thơ “ Sang thu”.
Đề 2: Hình tượng con cò trong bài thơ “ Con cò” của Chế Lan Viên.
Đề 3: Tình cảm người cha dành cho con trong trong bài thơ “ Nói với con” của nhà thơ Y Phương.
Đề 4: Tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ qua bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
Đề 5: Vẻ đẹp của 3 cô gái nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống mỹ cứu nước qua đoạn trích “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Đề 6: Qua nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu, hãy làm rõ ý nghĩa triết lý mà tác giả muốn gởi tới bạn đọc.
Đề 7: Em hãy phân tích bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải để làm rõ tình yêu cuộc sống được thể hiện trong thi phẩm.
2/ VĂN BẢN:
 Câu 1: Các tác phẩm thơ thống kê ở trên đều là thơ VN từ sau Cm/8 1945. Hãy ghi lại tên các bài thơ theo từng giai đoạn sau:
a. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
b. Giai đoạn hòa bình sau kháng chiến chống Pháp (1954-1964)
c. Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964-1975)
Câu 2:. Các tác phẩm thơ đã thể hiện như thế nào về cuộc sống của đất nước và tư tưởng tình cảm của con người VN?
Câu 3: Phân tích diễn biến tâm trạng(mạch cảm xúc trữ tình) trong các bài thơ: Con cò- Chế Lan Viênø, Mùa xuân nho nho- Thanh Hảiû, Viếng lăng Bác- Viễn Phương.
Câu 4: Phân tích ý nghĩa biểu tượng hình ảnh con cò trong bài “ Con cò” của Chế Lan Viên, mùa xuân trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
Câu 5: Phân tích những từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về những biến chuyển của đất trời lúc giao mùa trong bài “Sang thu”.
Câu 6:Những điều ước nguyện chân thành và tha thiết của nhà thơ Thanh Hải trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ”.
Câu 7: Những hình ảnh ẩn dụ ( mặt trời, vầng trăng, tràng hoa) trong bài “ Viếng lăng Bác” có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ.
Câu 8: Qua lời trò chuyện với con, người cha trong bài thơ “ Nói với con” của Y Phương đã thể hiện những tình cảm và suy nghĩ gì về quê hương và dân tộc?
Câu 9: Phân tích nét riêng trong cách biểu hiện cảm xúc và sáng tạo hình ảnh của các bài thơ: Con cò, Mùa xuân nho nhỏ, Nói với con.
Câu 10: Cảm nghĩ của em về tình yêu thương, sự che chở của lòng mẹ trong bài “ Con cò”- Chế Lan Viên.
Câu 11: Ngoaì ý nghĩa tình mẹ con, bài thơ “ Mây và sóng” còn nói lên điều gì nữa?
3/ TIẾNG VIỆT: 	
1/ Phát hiện và sửa lỗi về phép liên kết câu trong đoạn văn sau:
“(1) Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ. (2) Gió bấc hun hút thổi. (3) Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. (4) Nhưng mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi.
2/ Trong những câu sau, câu nào mang hàm ý? Nêu rõ hàm ý đó?
“ Aùo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày 
	( Chính Hứu- Đồng chí)
“ Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con.”
3/ Xác định khởi ngữ và các thành phần biệt lập trong các câu sau đây: 
a. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vảû quá!
b. Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làn gánh gạch đập đá làm phu hồ cho nó.
c. Chao ôi, có thể là những cái đó, những cái đó ở thật xarồi, bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như làn sóng vào tâm trí tôi.
d. Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình trên vách mà bảo là cha Đản.
e. Đối với người lạ, cô bé rất lặng lẽ, không trò chuyện cởi mở bao giờ.
f. Giờ đây, với người nghệ sĩ, họ phải là người cảm thông sâu sắc với những vui buồn của nhân dân mình.
4/ Phân tích các thành phần của các câu sau: 
a/ Núi Tây Bắc cao một ngàn thước, hai ngàn thước và ngọn núi ba ngàn một trăm bốn mươi hai thước, đỉnh đá Phăng Tây Băng cao nhất của Tổ Quốc ta là mọc ở Tây Bắc.
b/ Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác.
5/ Viết đoạn văn ngắn có sử dụng các thành phần tình thái được học.
6/ Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu, có sử dụng một thành phần khởi ngữ..

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_ngu_van_lop_9_hoc_ki_2.doc