Môi trường là nơi sinh sống của svật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. Có bốn loại môi trường chủ yếu: môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất - không khí (môi trường trên cạn) và môi trường sinh vật. Vd: cá sống trong mtrường nước, cây hoa hồng sống trong mtrường đất – không khí
_ Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới svật. Các nhân tố sinh thái chia thành hai nhóm: nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh; nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác. Nhân tố sinh thái con người được tách thành nhóm nhân tố sinh thái riêng vì hoạt động của con người khác với svật khác, con người có trí tuệ nên bên cạnh việc khai thác tài nguyên thiên nhiên thì con người còn góp phần cải tạo thiên nhiên.
ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 9 HỌC KÌ II \ CHƯƠNG I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG ¶1. _ Môi trường là nơi sinh sống của svật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. Có bốn loại môi trường chủ yếu: môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất - không khí (môi trường trên cạn) và môi trường sinh vật. Vd: cá sống trong mtrường nước, cây hoa hồng sống trong mtrường đất – không khí _ Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới svật. Các nhân tố sinh thái chia thành hai nhóm: nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh; nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác. Nhân tố sinh thái con người được tách thành nhóm nhân tố sinh thái riêng vì hoạt động của con người khác với svật khác, con người có trí tuệ nên bên cạnh việc khai thác tài nguyên thiên nhiên thì con người còn góp phần cải tạo thiên nhiên. _ Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể svật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Nằm ngoài giới hạn này thì svật sẽ yếu dần và chết. ¶2. (BT1/121) Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố: _ Nhân tố sinh thái hữu sinh: kiến, sâu ăn lá cây, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ. _ Nhân tố sinh thái vô sinh: mức độ ngập nước, độ dốc, độ tơi xốp của đất, lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, gỗ mục, gió thổi, thảm lá khô. 3. (BT3/121) Khi đem 1 cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động đến cây phong lan đó có thể thay đổi như: _ Cây phong lan sống trong rừng rậm thường ở dưới tán rừng nên ánh sáng chiếu thường yếu (rừng thường có nhiều tầng cây) khi chuyển về vườn nhà, cây mọc thưa ánh sáng chiếu vào cây phong lan mạnh. _ Độ ẩm trong rừng cao hơn trong vườn. _ Nhiệt độ trong rừng ổn định hơn trong vườn. 4. Sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng, thực vật ưa bóng: Cây ưa sáng Cây ưa bóng Đặc điểm hình thái: _ Lá _ Thân _ Phiến lá nhỏ hẹp, màu xanh nhạt. _ Thân cây thấp, số cành cây nhiều. _ Phiến lá lớn, màu xanh thẫm. _ Chiều cao cây bị hạn chế. Cấu tạo trong lá cây (giải phẫu lá cây) _ Có tầng cutin dày, mô giậu phát triển, nhiều lớp tế bào. _ Mô giậu kém ptriển, ít lớp tế bào. Sinh lý _ Quang hợp cao, khi ánh sáng mạnh hô hấp cao hơn. _ Vd: cây xà cừ, cây thông, bạch đàn _ Quang hợp ở ánh sáng yếu, hô hấp yếu. _ Vd: cây vạn niên thanh, cây trầu bà, lá lốt ¶5. (BT3/125) Các cành cây phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng vì: _ Cành lá phía trên nhận nhiều ánh sáng hơn cành cây phía dưới. _ Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp lá cây yếu. _ Cành cây phía dưới lại sớm bị rụng vì thiếu ánh sáng à chất hữu cơ tích lũy ít không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và khả năng lấy nước kém nên sớm bị rụng. 6. _ Ánh sáng tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian, là nhân tố ảnh hưởng tới họat động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật. Vd: mùa xuân, mùa hè có ngày dài hơn mùa đông đó cũng là mùa sinh sản của lòai chim. _ Có nhóm động vật ưa sáng và động vật ưa tối. 7. _ Mỗi loài sinh vật chỉ sống được trong một giới hạn nhiệt độ nhất định. _ Nhiệt độ ảnh hưởng tới: + Đặc điểm hình thái của sinh vật: thực vật rụng lá, có vảy mỏng bao bọc chồi lá, có lớp bần dày, động vật có lông dày) + Họat động sinh lí của sinh vật: quang hợp, hô hấp + Tập tính của động vật: ngủ hè, ngủ đông 8. _ Sinh vật biến nhiệt là những sinh vật có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ môi trường. Vd: vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát(rắn, thằn lằn) _ Sinh vật hằng nhiệt là những sinh vật có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Vd: chim, thú, người. _ Sinh vật hằng nhiệt vì có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não bằng nhiều cách như chống mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mỡ dưới da. Khi cơ thể cần tỏa nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tăng cường họat động thoát hơi nước, phát tán nhiệt 9. Các nhóm sinh vật thích nghi với độ ẩm khác nhau của môi trường: _ Thực vật ưa ẩm: cây lúa nước, cây cói, cây thài lài, _ Thực vật chịu hạn: cây xương rồng, cây thuốc bỏng, cây phi lao, cây thông, _ Động vật ưa ẩm: ếch, ốc sên, giun đất _ Động vật ưa khô: thằn lằn, lạc đà 10. Nhóm cây ưa ẩm Nhóm cây chịu hạn _ Sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng: phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển. _ Sống nơi ẩm ướt, nhiều ánh sáng: phiến lá hẹp, mô giậu phát triển. _ Vd: sen, súng _ Cơ thể mọng nước, lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai. _ Vd: xương rồng ¶11. Các sinh vật cùng loài: + Hỗ trợ nhau khi số lượng cá thể loài phù hợp với điều kiện sống của môi trường. Vd: trâu non nằm giữa đàn khi ngủ, trâu trưởng thành nằm ngoài bảo vệ; sếu bay di cư luân phiên đổi vị trí con đầu đàn để tránh mất sức + Cạnh tranh nhau khi số lượng cá thể loài vượt quá giới hạn, gặp điều kiện bất lợi. Vd: sự tỉa thưa ở thực vật, một số cá thể tách khỏi bầy đàn, tranh giành con cái vào mùa sinh sản 12. _ Tự tỉa là kết quả của cạnh tranh cùng loài và cả khác loài, xuất hiện mạnh mẽ khi cây mọc dày và thiếu ánh sáng. 13. Vd minh hoạ: _ Quan hệ hỗ trợ: + Cá ép bám vào rùa biển à cá ép có lợi, rùa biển không có lợi cũng không có hại à hội sinh. + Địa y (gồm tảo và nấm sống chung à hai bên đều có lợi à cộng sinh. _ Quan hệ đối địch: + Rắn và chuột sống trên cánh đồng à rắn có lợi, chuột bị hại + Giun đũa kí sinh trong ruột người à giun đũa có lợi, người bị hại à kí sinh, nửa kí sinh. + Cây nắp ấm bắt côn trùng à cây nắp ấm có lợi, côn trùng bị hại à sinh vật ăn sinh vật khác. ¶14. Trong thực tiễn sản xuất, để tránh sự cãnh tranh gay gắt giữa cá thể sinh vật, làm giảm năng suất nuôi cây trồng, ta cần phải: _ Trồng cây và nuôi động vật với mức độ hợp lí. _ Aùp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật. _ Tách đàn đối với động vật khi cần thiết. _ Cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ. 15. Vd: _ Trên cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm. à cạnh tranh _ Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cách đồng. à cạnh tranh _ Rận và bét sống trên da trâu, bò à kí sinh _ Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ đậu à cộng sinh 16. Quan hệ Đặc điểm Hỗ trợ Cộng sinh Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật. Hội sinh Sự hợp tác giữa 2 loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại. Đối địch Cạnh tranh Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở vá các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. Kí sinh, nửa kí sinh Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu từ sinh vật đó. Sinh vật ăn sinh vật Gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ. CHƯƠNG II: HỆ SINH THÁI ¶17. _ Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành các thế hệ mới. _ Vd chứng minh các cá thể trong quần thể: + Hỗ trợ: trâu non nằm giữa đàn khi ngủ, trâu trưởng thành nằm ngoài bảo vệ. + Cạnh tranh: trâu đực tranh giành trâu cái trong mùa sinh sản. ¶18. _ Quần thể mang những đặc trưng về tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ cá thể. _ Đặc trưng cơ bản nhất là đặc trưng về mật độ cá thể vì: + Ảnh hưởng đến mức sử dụng nguồn sống. + Cho biết tần số gặp nhau giữa đực và cái. + Cho thấy sức sinh sản và sự tử vong của cá thể trong quần thể. + Cho thấy trạng thái cân bằng của quần thể. ¶19. Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng trong quần thể giúp mật độ của quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng: _ Các điều kiện sống của môi trường (khí hậu, thức ăn,) đã tác động đến sự sinh sản và tử vong của quần thể, sự thống nhất giữa mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong làm cho mật độ của các quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng. ¶20. Ba dạng tháp tuổi: _ Dạng phát triển: đáy tháp rất rộng, chứng tỏ tỉ lệ sinh cao, số lượng cá thể của quần thể tăng mạnh. Chim trĩ _ Dạng ổn định: đáy tháp rộng vừa phải, chứng tỏ tỉ lệ sinh không cao (tỉ lệ sinh chỉ đủ bù đắp cho tỉ lệ tử vong). Chuột đồng. _ Dạng giảm sút: đáy tháp hẹp, chứng tỏ tỉ lệ sinh thấp, số lượng cá thể của quần thể giảm dần. Nai à Ý nghĩa: cho thấy sự phát triển của quần thể trong tương lai. * Có 3 nhóm tuổi: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. ¶21. Sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể svật khác: _ Quần thể người có những đặc trưng mà quần thể svật khác không có. Đó là những đặc trưng về kinh tế - xã hội như pháp luật, hôn nhân, giáo dục, văn hoá à Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên. 22. Phân biệt tháp dân số trẻ và tháp dân số già: Tháp dân số trẻ Tháp dân số già _ Đáy rộng biểu hiện số trẻ em sinh ra hằng năm cao. _ Cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn biểu hiện tỉ lệ người tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp. _ Đáy hẹp biểu hiện số trẻ em sinh ra hằng ... Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã Độ thường gặp Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp trong tổng số địa điểm quan sát Thành phần loài trong quần xã Loài ưu thế Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã Loài đặc trưng Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác ¶26. _ Số lượng cá thể trong mỗi quần thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã. _ Vd: Khí hậu thuận lợi, cây cối xanh tốt à sâu ăn lá tăng à chim ăn sâu tăng nhiều à sâu ăn lá giảm. ¶27. Phân biệt quần xã sinh vật và quần thể sinh vật: Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật Tập hợp Tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong khoảng không gian nhất định Tập hợp nhiều quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong khoảng không gian nhất định Thời gian Thời điểm nhất định Được hình thành trong một quá trình lịch sử lâu dài Mối quan hệ Cùng loài Khác loài ¶28. _ Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. _ Vd: hệ sinh thái biển, hệ sinh thái ao hồ _ Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu: + Các thành phần vô sinh như đất đá, nước, thảm mục, + Sinh vật sản xuất là thực vật. + Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt. + Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm _ Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài svật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là svật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắt xích đứng sau tiêu thụ. Vd: cây cỏ àsâu à chim ăn sâu _ Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn. Vd: cây cỏ àsâu à chim ăn sâu thỏ à đại bàng ¶29. _ Năng lượng trong hệ sinh thái được vận chuyển từ năng lượng mặt trời à svật tự dưỡng à svật dị dượng à svật phân giải. ¶30. _ Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài svật trong quần xã. _ Vd lưới thức ăn 12 mắt xích chung: Dê Hổ Cỏ Thỏ Cáo Vi sinh vật Gà Mèo rừng CHƯƠNG III: CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG ¶31. _ Tác động tiêu cực đến môi trường: + Săn bắt động vật hoang dã. + Đốt rừng lấy đất trồng trọt. + Khai thác khoáng sản. + Chiến tranh. + Bón phân không thích hợp. _ Tác động tích cực điến môi trường: + Trồng cây gây rừng. + HaÏn chế di dân tự do. + Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên. + Không săn bắt động vật hoang dã. + Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường. ¶32. Vai trò của con người trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên: _ Hạn chế phát triển dân số quá nhanh. _ Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. _ Bảo vệ các loài svật. _ Phục hồi và trồng rừng mới. _ Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm. _ Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao. ¶33. _ Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các svật khác. _ Tác hại của ô nhiễm môi trường: + Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ h.động CN và sinh hoạt: như khí CO, SO2, CO2, NO2, bụiGây bệnh phổi, mưa axit, thủng tầng ôzôn, hiệu ứng nhà kính + Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học. Gây bất lợi cho toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, gây nhiều bệnh tật cho con người, các chất này theo mưa ngấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm hoặc chảy xuống ao, ho,à sông, suối, đại dương, một phần hoà tan trong nước bốc hơi vào không khí. + Ô nhiễm do các chất phóng xạ. Gây đột biến ở người và svật, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư. + Ô nhiễm do chất thải rắn. Gây thoái hoá đất, làm suy thoái môi trường sống của người, svật. + Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh. Gây bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ của người và động vật như bệnh tả, sốt rét, giun sán 34. Những hoạt động gây ô nhiễm môi trường: _ Do con người chủ yếu gây ra như việc đốt cháy nhiên liệu (củi, than, dầu mỏ, khí đốt) trong CN, giao thông vận tải và đun nấu. _ Do hoạt động trong tự nhiên như núi lửa phun nham thạch gây bụi bặm, thiên tai, lũ lụt à vi sinh vật phát triển. ¶35. Biện pháp hạn chế môi trường: _ Xử lí chất thải CN, chất thải sinh hoạt. _ Cải tiến công nghệ để có thế sản xuất ít gây ô nhiễm. _ Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời _ Xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để hạn chề bụi và điều hoà khí hậu. _ Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng coa ý thức của mọi người về việc phòng chống ô nhiễm. ¶36. Nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau và quả do người trồng rau quả đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách: _ Dùng sai loại thuốc, thuốc không đảm bảo chất lượng, dùng quá liều lượng hoặc không tuân thủ quy định về thời gian thu hoạch rau và quả sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch rau quả quá sớm sau khi phun thuốc bán cho người tiêu dùng. _ Người tiêu dùng mua rau quả này về sử dụng lại không rửa sạch, ăn sống nên bị ngộ độc. \ BÀI TẬP VẬN DỤNG ( Chú ý xem kĩ tất cả bài tập) ¶Câu 1: a. Phân biệt loài ưu thế với loài đặc trưng trong quần xã? b. Trên thảo nguyên, có các loài động vật móng guốc, các loại cỏ thấp, các loài chim ăn thịt, sư tử, linh miêu. Loài nào là loài ưu thế, loài nào là loài đặc trưng? à Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác à Loài ưu thế là loài động vật móng guốc. Loài đặc trưng là các loại cỏ thấp. ¶Câu 2: a. Độ đa dạng và độ nhiều của quần xã svật có liên quan tới nhau ra sao? b. Nhận xét sự khác nhau cơ bản về độ đa dạng, độ nhiều qua 2 vd là quần xã rừng mưa nhiệt đới và quần xã rừng thông phương Bắc? à Số loài càng đa dạng thì số lượng cá thể của mỗi loài giảm đi và ngược lại. à Quần xã rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng cao nhưng số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã ít và ngược lại. ¶Câu 3: Cho các loài svật sau: giáp xác, tảo, cá thu, cá mòi, vi sinh vật, cá nhám, cá ngừ. a. Hãy lập sơ đồ chuỗi thức ăn. b. Cho biết vai trò của các loài svật này trong chuỗi thức ăn. à Tảo => Giáp xác => Cá mòi => Cá thu => Cá nhám => Vi sinh vật à Svật sản xuất: tảo Svật tiêu thụ bậc 1: giáp xác 2: cá mòi 3: cá thu 4: cá nhám Svật phân giải: vi sinh vật ¶Câu 4: Xác định quan hệ hỗ trợ, đối địch: _ Chim ăn sâu _ Lúa và cỏ dại trên một cánh đồng à Đối địch _ Ve bét sống bám trên da trâu, bò _ Địa y _ Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu _ Cá ép sống bám vào rùa biển à Hỗ trợ _ Nhạn và cò làm tổ tập đoàn _ Loài cây cọ mọc quần tụ thành nhóm ¶Câu 5: Nêu nhận xét về khả năng phân bố của loài svật trong các trường hợp sau + Loài svật có giới hạn sinh thái (GHST) rộng đối với tất cả các nhân tố sinh thái (NTST). à Có khả năng phân bố rộng + Loài sinh vật có GHST hẹp đối với tất cả các NTST. à Có khả năng phân bố hẹp + Loài svật có GHST rộng đối với với NTST độ ẩm nhưng hẹp đvới tất cả NTST khác. à Có khả năng phân bố hẹp ¶Câu 6: Vẽ lưới thức ăn: Thỏ Cáo Hổ Cây cỏ Gàø Vi sinh vật Châu chấu Ếch Rắn Chim đại bàng ¶Câu 7: Nguyên nhân ô nhiễm không khí? Ảnh hưởng đến động, thực vật như thế nào? à Do sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (bụi) Khí SO2, NO2 gây mưa axit, làm giảm độ phát triển của đất Đất bị ô nhiễm => cằn cõi, không thích hợp cho cây trồng Khói lẩn sương => giảm ánh sáng mặt trời, thực vật quang hợp yếu => giảm năng suất, giảm lượng O2 thoát ra không khí Khí CO2 từ nhà máy, xe cộ thải ra tăng hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng dần lên. ¶Câu 8: Hiện tượng khống chế svật trong quần xã? Trạng thái cân bằng của quần thể? So sánh? à Khống chế sinh học là hiện tượng sự gia tăng số lượng của quần thể này s4 kìm hãm sự phát triển số lượng cá thể của loài khác. à Trạng thái cân bằng sinh học của quần thể là khà năng của mỗi quần thể, trong một môi trường xác định, tự điều chỉnh số lượng cá thể ở một trang thái ổn định. Trạng thái cân bằng quần thể Khống chế sinh học Giống _ Đều dẫn đến số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động quanh một trạng thái cân bằng _ Liên quan đến tác động của môi trường sống (thức ăn, kẻ thù, nơi ở) Khác _ Xảy ra trong quần thể _ Yếu tố tạo sự cân bằng là đkiện sống của môi trường => ảnh hưởng đến tỉ lệ tử vong, tỉ lệ sinh sản của quần thể _ Xảy ra trong mối quan hệ quần thể khác loài _ Là mối quan hệ dinh dưỡng: loài này ăn loài khác và bị loài khác ăn nữa. ¶Câu 9: _ Hãy vẽ lưới thức ăn của hệ sinh thái đồng cỏ có: vi sinh vật, dê, gà, cáo, hổ, mèo rừng, cỏ, thỏ _ Điều kiện để quần thể thành quần xã svật? Dê Hổ Cỏ Thỏ Cáo Vi sinh vật Gà Mèo rừng à Điều kiện: + Cùng sống trong một không gian xác định + Được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài + Có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau ¶Câu 10: _ Vẽ tháp tuổi của các loài chuột đồng, chim trĩ, nai. Nhóm tuổi trước sinh sản (số liệu) Nhóm tuổi sinh sản (số liệu) Nhóm tuổi sau sinh sản (số liệu)
Tài liệu đính kèm: