Đề đề xuất thi học sinh giỏi lớp 9 - Năm học: 2011 - 2012 môn Ngữ Văn

Đề đề xuất thi học sinh giỏi lớp 9 - Năm học: 2011 - 2012 môn Ngữ Văn

Câu 1: (6,0 điểm )

Bàn về tình bạn, nhà văn Ni-cô- lai Ô-xtơ-rôp-xki nói:

“Tình bạn trước hết phải chân thành, phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí, phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm”. Trình bày ý kiến của em.

Câu 2: (14,0 điểm)

Hãy trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng và nêu nhận xét nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 800Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề đề xuất thi học sinh giỏi lớp 9 - Năm học: 2011 - 2012 môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ĐỀ XUẤT THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9-NH:2011-2012
MÔN NGỮ VĂN 9
 Thời gian làm bài: 150 phút 
 (Không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (6,0 điểm )
Bàn về tình bạn, nhà văn Ni-cô- lai Ô-xtơ-rôp-xki nói:
“Tình bạn trước hết phải chân thành, phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí, phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm”. Trình bày ý kiến của em.
Câu 2: (14,0 điểm)
Hãy trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng và nêu nhận xét nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 Năm học : 2011 – 2012
 MÔN NGỮ VĂN
 Thời gian : 150 phút
 *********
Câu 1: (6,0 điểm )
1/Mở bài:
-Tình bạn là nhu cầu rất lớn của con người trong đời sống xã hội.
-Đưa câu nói của vào nhà văn Ni-cô- lai Ô-xtơ-rôp-xki 
2/Thân bài:
a/Khẳng định tình bạn trước hết hải chân thành:
-Chân thành là cơ sở của niềm tin, có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình.
-Chân thành là cơ sở của tình bạn chân chính và lâu bền.
b/Sự chân thành trong tình bạn thể hiện như thế nào?
-Phải tin ở bạn như bạn tin ở mình, không lừa dối, không vụ lợi.
-Thông cảm, chia sẻ buồn vui với bạn.
-Giúp đỡ bạn tận tình một cách không tính toán.
-Kết hợp tình bạn thân thiết với quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi, không đối lập tình bạn với mối qua hệ tập thể rộng rãi.
c/Nghiêm chỉnh phê bình sai lầm của bạn, giúp bạn sửa chữa sai lầm.
-Có phê bình sai lầm của bạn, giúp bạn sửa chữa sai lầm thì mới làm cho bạn tốt hơn, tình bạn mới lâu dài, bền chặt.
-Nể nang, xê xoa.. làm cho bạn càng chậm tiến bộ, tình bạn có nguy cơ tan vỡ.
(Lưu Bình- Dương Lễ là tấm gương sáng về tình bạn.
d/Phê bình, giúp đỡ bạn như thế nào để củng cố tình bạn?
-Phê bình phải xuất phát từ lòng yêu thương
-Phải giữ vững nguyên tắc, không khoan nhượng.
-Biện pháp giúp đỡ bạn sửa sai phải khéo léo, linh hoạt
-Rộng rãi, bao dung với bạn và vui mừng trước những tiến bộ của bạn.
3/Kết bài:
-Tình bạn là nhu cầu của mỗi người trong xã hội, nhất là đối với thanh thiếu nên.
-Con người sống không có bạn là con người cô đơn, không có hạnh phúc
-Tình bạn là thiêng liêng, là cao đẹp, cần vun trồng tình bạn theo kiểu của Ni-cô- lai Ô-xtơ-rôp-xki thì tình bạn mới bền chặt.
Câu 2: (14,0 điểm)
A/ YÊU CẦU CHUNG:
-Thể loại: phân tích, chứng minh, bình luận.
-Nội dung: Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng và nêu nhận xét nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
1/Vẻ đẹp của từng nhân vật cần nêu được các ý chính sau: (6,0 điểm)
-Thúy Vân: vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu. Vẻ đẹp dự báo số phận yên ổn, may mắn của nàng.
-Thúy Kiều: vẻ đẹp”Sắc sảo mặn mà”: không những đẹp, Kiều còn có tài, tài nào cũng đạt đến mức thành “nghề”. Ngoài vẻ đẹp của thiếu nữ làm”nghiêng nước nghiêng thành”, Kiều là một người rất đa cảm, có vẻ đẹp nội tâm phong phú: dám hi sinh mối tình để cứu nạn cho gia đình, chung tình với Kim Trọng, luôn luôn vươn lên hướng thiện, mặc dù thân phận bị đày đọa. Phẩm hạnh của nàng đã từng khiến cho Từ Hải say mê:” Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng”
-Kim Trọng: Là con người hào hoa phong nhã, đa tình. Chành là mẫu hình về vẻ đẹp của một văn nhân: phong lưu, thông minh, tài hoa, cư sử lịch sự. Vẻ đẹp của chàng làm bừng sáng cả cảnh vật. Chàng cũng là người rất chung tình.
2/Về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du : (6,0 điểm)
-Nguyễn Du vẫn sử dụng bút pháp miêu tả ước lệ của văn thơ cổ, nhưng đã kết hợp với việc chọn lọc chi tiết miêu tả, một số chi tiết tả thực, nêu các nhân vật có gương mặt riêng, khá sinh động.
-Nguyễn Du chú ý đến hoàn cảnh xuất hiện các nhân vật, miêu tả ngoại hình kết hợp với miêu tả hành vi và ngôn ngữ để bộc lộ tính cách nhân vật
-Nguyễn Du đặc biệt thành công khi phân tích tâm lí nhân vật. Chính những phân tích tâm lí đó giúp cho người đọc hình dung rõ hơn về nhân vật.
-Trong khi miêu tả, ngoài những nhận xét trực tiếp, Nguyễn Du còn dự báo số phận của các nhân vật ngay trong từ ngữ miêu tả, trong cách miêu tả.
-Cách miêu tả của Nguyễn Du linh hoạt, biến hóa và đa dạng nên đã tạo ra được hàng loạt các nhân vật sống động, trở thành các “điển hình” của đời sống( ghen như Hoạn Thư, ngang tàn như Từ hải, nanh nọc như Tú bà, tráo trở như Sở Khanh)
B/ YÊU CẦU CỤ THỂ:
	Bài làm cần đạt được những ý cơ bản sau:
1/Mở bài: (1,0 điểm)
Trong kho tàng văn học cổ Việt Nam. Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm kiệt xuất nhất. Tác phẩm không chỉ nổi tiếng về cốt truyện hay, lời văn trau chuốt, giá trị tố cáo đanh thép, giá trị nhân đạo cao cả, mà còn vì các nhân vật trong truyện được ngò bút sắc sảo của Nguyễn Du miêu tả vô cùng đẹp đẽ, sinh động. Đặc biệt là các nhân vật mà tác giả tâm đắc nhất như: Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng
2/Thân bài: (12,0 điểm)
-Ngay từ đầu phần truyện Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa được chân dung xinh đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân rất thành công. Đầu tiên tác giả giới thiệu chung về hai chị em.
Đầu lòng hai ả tố nga
.
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Nói đến mai là nói đến sự mãnh dẻ, thanh tao; nói đến tuyết là nói đến sự trong trắng, tinh sạch. Cả mai và tuyết đều rất đẹp. Tác giả đã ví vẻ đẹp thanh tao, trong trắng của hai chị em như là mây và tuyết. Tiếp đó tác giả giới thiệu vẻ đẹp của Thúy Vân:
Vân xem trang trọng khác vời
.
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Nhà thơ đã sử dụng phương pháp ước lệ kết hợp với ẩn dụ để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Nàng có một vẻ đẹp mà hiếm có một thiếu nữ nào có được với một khuôn mặt đầy đặc như trăng rằm, lông mày cong hình cánh cung như mày ngài. Miệng cười của nàng như hoa nở, giọng nói của nàng trong như ngọc. Lại nữa mái tóc nàng đen dài đến nổi mây cũng phải thua, làn da trắng mịn đến tuyết cũng phải nhường. Thật là một vẻ đẹp đoan trang phúc hậu ít ai có được. Nguyễn Du đã tả bức chân dung nàng Thúy Vân có thể nói là tuyệt đẹp. Đọc đoạn này ta thấy rung động trước vẻ đẹp tuyệt với của Thúy Vân mà thêm thán phục thiên tài Nguyễn Du. Ông đã vận dụng phương pháp tu từ ước lệ của văn thơ cổ vừa đúng đắn vừa sáng tạo
	Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân khiến ta rung động đến vậy, ông miêu tả Thúy Kiều thì ta cò bất ngờ đến nửa. Bất ngờ đến kinh ngạc. Bắt đầu từ câu:
Kiều càng sắc sảo mặn mà.
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Nàng Vân đã tuyệt diệu đến như vậy rồi, nàng Kiều lại còn đẹp hơn nửa ư? Có thể như vậy được không? Ta hãy xem ngòi bút Nguyễn Du viết về nàng Kiều
Làn thu thủy nét xuân sơn
.
Sắc dành đòi một tài đành họa hai.
Đến đây, chắc hẳn ta sẽ hài lòng và vô cùng thán phục. Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều không dài, chỉ vài câu thôi, vậy mà ta như thấy hiện ra trước mắt một thiếu nữ”tuyệt thế giai nhân”. Mắt nàng thăm thẳm như làng nước mùa thu, lông mày uốn cong xinh đẹp như dáng núi mùa xuân, dung nhan đằm thắm đến hoa cũng phải ghen, dáng người tuơi xinh mơn mởn đến liễu cũng phải hờn. khi đọc đoạn thơ này ta không chỉ rung động, thán phục mà còn cảm giác xôn xang, khó tả bởi nàng Kiều xinh đẹp quá. Phương pháp ước lệ, nhân hóa là biện pháp tu từ phổ biến trong văn học cổ được tác giả sử dụng xuất sắc, kết hợp với phương pháp dùng đển cố”nghiêng nước nghiêng thành”, tác giả đã làm cho ta không chỉ đọc, chỉ nghe, chỉ cảm nhận mà như tận mắt thấy nàng Kiều. Nàng quả là có một vẻ”có một không hai” làm mê đắm lòng người. Đọc hết những câu thơ trên ta mới hiểu hết được dụng ý của Nguyễn Du khi miêu tả vẻ đẹp”đoan trang phúc hậu” của Thúy Vân trước vẻ đẹp”sắc sảo mặn mà” của Thúy Kiều. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đoàn bẩy, dùng vẻ đẹp của Thúy Vân để làm tôn lên vẻ đẹp yêu kiều, quyến rủ của Thúy Kiều rất hiệu quả.
Sắc đã như vậy, còn tài của nàng Kiều thì sao? Ta sẽ không cảm nhận được hết toàn bộ vẻ đẹp hình thể cũng như vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều nếu như ta không biết đến tài năng nàng, mặc dù Nguyễn Du đã nói”sắc đành đòi một tài đành họa hai”. Về sắc thì chỉ có mình nàng như vậy, về tài thì họa chăng có người thứ hai sánh kịp.
Thông minh vốn sẵn tính trời
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân
Nàng có cả tài thơ, tài họa, tài đàn. Tài nào cũng xuất sắc, cũng thành”nghề” cả. Riêng tài đàn nàng còn sáng tác cả một bản nhạc mang tiêu đề”bạc mệnh” rất cuốn hút lòng người.
Với hai nhân vật Thúy Kiều và Thúy Vân, Nguyễn Du đã sử dụng các biện pháp tu từ phổ biến trong văn thơ cổ như ước lệ, ẩn dụ, hoán dụ, dùng điển cố. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp “đoan trang phúc hậu” của Thúy Vân và vẻ đẹp”Sắc sảo mặn mà” của Thúy Kìều. Hai bức chân dung của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân mà Nguyễn Du khắc họa phải nói là rất thành công. Đặc biệt là Thúy Kiều nhà thơ đã dành toàn bộ tâm huyết, sức lực và tài năng để sáng tạo nên nàng, bởi nàng là nhân vật chính trong truyện Kiều, nàng là nhân vật mà Nguyễn Du gởi gắm nhiều tâm sự của mình.
Nhân vật thứ ba mà ta nói đến ở đây là Kim Trọng, Kim Trọng xuất hiện trong truyện Kiều với mối tình đầu tiên của Thúy Kiều – cô gái họ Vương đa tình đa cảm. Nhân vật Kim trọng cũng là nhân vật được Nguyễn Du ưu ái. Bức chân dung nhà thơ miêu tả Kim Trọng có những nét đặc sắc và độc đáo riêng. Qua hình ảnh Kim Trọng, ta thấy có những nét vừa quen thuộc vừa mới lạ.
Kim Trọng gặp chị em Thúy Kiều bên mộ Đạm Tiên, khi ba chị em Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quang đi tảo mộ nhân ngày tết thanh minh. Phong cảnh bên mộ Đạm Tiên quả là tuyệt đẹp.
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắt ngang.
Lúc đó, chàng Kim xuất hiện thật bất ngờ
Dùng dằng nửa ở nửa về
Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần
Tiếng hạc vừa lanh lãnh như xua đi âm khí nặng nề bên nấm mộ vô chủ làm không khí như bừng sáng hẵn lên. Chàng Kim Trọng hiện ra trong dáng hình một thư sinh phong kiến.
Trông chừng thấy một văn nhân
Lõng buông tay khấu bước lần dặm băng
Đuề huề lưng gió túi trăng
Sau chân theo một vài thằng con con
Nói bức chân dung Kim Trọng có vẻ quen chính là ở chổ này. Dưới thời phong kiến đã nói đến”thư sinh” thì phải có “tuấn mã”, phải”lưng gió túi trăng”. Nhưng nét quen đó không làm ta nhàm chán mà khiến ta thấy được phong thái hào hoa, trang nhã của Kim Trọng. Điều đó còn thể hiện rõ hơn ở hai câu tiếp.
Tuyết in sắc ngựa câu giòn
Có pha màu áo nhuộm non da trời
Với phương pháp ẩn dụ, câu thơ đã khiến người đọc cảm nhận được vẻ khôi ngô, tuấn tú của chàng Kim qua vẻ đẹp của con ngựa trắng và màu áo xanh. Không những thế, chàng Kim còn là một chàng trai rất lịch sự.
Nẻo xa mới tỏ mặt người
Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình.
Hành động của chàng khác thói thường của các bậc nam nhi phong kiến nhưng đồng điệu với cô gai họ Vương đa tình đa cảm. Vẻ đẹp của chàng làm bừng sáng cả một vùng
Hai văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thế cây quỳnh cành dao
Thật lạ quả thật ta chưa thấy một trang nam nhi nào lại lạ đến như thế. Lạ từ vẻ đẹp trang nhã, hào hoa đến thái độ hào hiệp, lịch sự. Đã như vậy, chàng Kim có gia cảnh lại thật đáng quí
Họ Kim tên Trọng lại con một gia đình thế phiệt trong vùng, bản thân chàng cũng theo đòi nghiệp văn chương, bản tình chành thông minh vốn sẵn. Đó chắc chắn là một mẫu người lí tưởng của các trang nam nhi thời phong Kiến, chàng lọt mắt xanh và chiếm vị trí mối tình đầu của Thúy Kiều là hợp lí
Tác giả Nguyễn Du đã dành cho Kim Trọng những tình cảm ưu ái nhất cũng như ông đã dành cho Thúy Kiều. Họ là cặp nhân vật »xứng đôi vừa lứa » mà ông gởi gắm nhiều tình cảm.
Khác với Thúy Kiều và Thúy Vân, Nguyễn Du đã dành hẵn một phần để giới thiệu thì đối với Kim Trọng, ông lại giới thiệu chàng trong bối cảnh gặp gỡ với chị em Thúy Kiều. Đó là hoàn cảnh hợp lí khiến ta thấy chân dung Kim Trọng không chỉ khôi ngô tuấn tú mà còn là người phát ngôn của tình yêu muôn thưở. Đến với Kim Trọng, cảm nhận vẻ đẹp của chàng, ta thêm khâm phục tài năng của Nguyễn Du với bút pháp tả người rất sắc sảo tài tình.
 Như đã nói, truyện Kiều thu hút người đọc một phần lớn là nhờ nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du. Quả vậy, nghệ thuật tả người của Nguyễn Du có thể gọi là bậc thầy trong nền văn học cổ Việt Nam. Tả hình dáng bên ngoài của nhân vật ông luôn luôn làm toát lên cái tính cách, tâm hồn bên trong của nhân vật đó.
Với Thúy Vân, ông đã thực hiệ biện pháp ước lệ miêu tả vẻ đẹp
Khuôn trăng đầy đặn nét gài nở nag
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Tất cả các từ ngữ, các hình ảnh được ông sử dụng trong các câu thơ trên đều tập trung làm cho người đọc thấy được vẻ đẹp »đoan trang thùy mị » của Thúy Vân. Ông cũng như dự báo số phận bình lặng, êm ả của nàng qua từ »thua », từ » nhường ». Mây và tuyết thua vẻ đẹp Thúy Vân nhưng cả hai đều chịu thua, chịu nhường một cách êm ả
Với Thúy Kiều, tác giả dùng nhiều biện pháp tu từ để miêu tả vẻ đẹp »sắc sảo mặn mà » của nàng. Những câu tơ miêu tả nàng có thể gọi là tuyệt bút
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, iễu hờn kém xanh
Nhưng Nguyễn Du như đã dự báo số phận bấp bênh chìm nổi của Kiều qua các hình ảnh hoa và liễu thua vẻ đẹp của nàng nhưng không chịu mà còn ghen còn hờn và khúc nhạc »bạc mệnh » nàng sáng tác cũng như dự báo điều đó.
Với Kim Trọng, Nguyễn Du miêu tả chàng có một phong thanh cao, trang nhã, tuấn tú, lịch sự, hào hoa. Ông cũng dành cho chàng những câu thơ tuyệt với.
Tuyết in sắc ngựa câu giòn
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời
............
Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thế cây quỳnh cành dao
Khác Kim Trọng, Từ Hải lại được Nguyễn Du miêu tả như một anh hùng cái thế. Từ vẻ mặt, dáng người hùng dũng cao lớn
Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao
Đến tài trí và chí hướng:
Đường đườg một đấng anh hào
Côn quyến hơn sức lược thao gồm tài
Đội trời đạp đất ở đời
Còn với Mã Giám Sinh, tác giả miêu tả bản chất bẩn thiểu của hắn qua các từ ngữ tả thực rất độc đáo như ngôi “tót’, “cò kè” với hai câu thơ:
Ghế trên ngồi tót sổ sàng
Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm
Nhân vật Tú Bà cũng”đồng môn” với Mã Giám Sinh thì lộ rõ vẻ mách lới xảo quyệt, độc ác, tham am qua nhiều câu thơ, điển hình như:
Nhác trông nhờn nhợt màu da
Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao
3/Kết bài: (1,0 điểm)
	Nguyễn Du có nghệ thuật tả người rất đặc sắc và tiêu biểu. Mỗi nhân vật ông miêu tả dù tốt hay xấu, dù chính diện hay phản diện cũng đều biểu hiện được bản chất tâm hồn bên trong qua hình dáng bên ngoài. Nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du rất đáng được chúng ta trân trọng và học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHAM KHAO HSG VAN 9.doc