Đề học sinh giỏi lớp 9 (cấp tỉnh) năm học 2010 – 2011 môn thi: sinh học thời gian làm bài: 150 phút

Đề học sinh giỏi lớp 9 (cấp tỉnh) năm học 2010 – 2011 môn thi: sinh học thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 ( 3 điểm ):

Ở gà, hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng về chiều cao chân và về màu lông đều nằm trên NST thường và phân li độc lập với nhau.

Gen D: Chân cao, gen d: Chân thấp.

Gen N: Lông nâu, gen n: Lông trắng

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề học sinh giỏi lớp 9 (cấp tỉnh) năm học 2010 – 2011 môn thi: sinh học thời gian làm bài: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT CHIÊM HÓA ĐỀ HỌC SINH GIỎI LỚP 9 (Cấp Tỉnh) 
TRƯỜNG THCS MINH QUANG NĂM HỌC 2010 – 2011
 	 Môn thi: Sinh học
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
Câu 1 ( 3 điểm ): 
Ở gà, hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng về chiều cao chân và về màu lông đều nằm trên NST thường và phân li độc lập với nhau.
Gen D: Chân cao, gen d: Chân thấp.
Gen N: Lông nâu, gen n: Lông trắng.
Cho giao phối giữa hai gà P thuần chủng, thu được F1 đều có kiểu gen giống nhau. Tiếp tục cho F1 lai phân tích thu được F2 có 4 kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau là: 25% chân cao, lông nâu : 25% chân cao, lông trắng : 25% chân thấp, lông nâu : 25% chân thấp, lông trắng.
Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai phân tích của F1.
Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của hai gà P đã mang lai và lập sơ đồ minh hoạ.
Cho F1 lai với gà có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để F2 có 100% gà chân cao, lông nâu? Giải thích và minh hoạ bằng sơ đồ lai.
Câu 2 (1 điểm)
Việc khám phá ra quy luật liên kết gen bổ sung gì cho quy luật phân li độc lập của Menden? Trong chọn giống, người ta dùng những phương pháp tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn hoặc giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ nhằm mục đích gì ?
Câu 3 (3 điểm ) 
Có một đoạn phân tử ADN chứa 4 gen kế tiếp nhau. Tổng chiều dài của đoạn ADN bằng 14280A0. Số lượng nuclêôtit của mỗi gen nói trên lần lượt phân chia theo tỉ lệ 1 : 1,5 : 2 : 2,5 .
a/ Tính số lượng nuclêôtit và chiều dài của mỗi gen nói trên .
b/ Tính số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp nếu đoạn phân tử ADN nói trên tự nhân đôi 5 lần .
Câu 4 (1 điểm )
Hãy nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa đột biến và thường biến .
Câu 6 (2 điểm)
Bằng các thí dụ thực tế, hãy chứng minh các sinh vật khác loài có mối quan hệ, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tồn tại, phát triển .
--- Hết---
 Giáo viên ra đề
 Phạm Tiến Dũng HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI (Cấp Tỉnh)
MÔN SINH HỌC LỚP 9
Năm học: 2010 - 2011
Câu 1 (3 điểm)
a) Giải thích và sơ đồ lai phân tích của F1
	F1 lai phân tích tức là lai với gà mang kiểu hình lặn là chân thấp, lông trắng (ddnn ) chỉ tạo một loại giao tử là dn. (0,25 điểm)
	Con lai phân tích có 4 kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau, chứng tỏ F1 đã tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau (0,25 điểm)
	Vậy, F1 phải dị hợp 2 cặp gen, tức là có kiểu gen DdNn, kiểu hình là chân cao, lông nâu (0,25 điểm)
* Sơ đồ lai phân tích của gà F1:
F1:	DdNn (chân cao, lông nâu)	x	ddnn (chân thấp, lông trắng)
GF1:	 DN, Dn, dN, dn	 dn
F2:	 	DdNn : Ddnn : ddNn : ddnn 	(0,25 điểm)
Tỉ lệ kiểu hình : 
	25% chân cao, lông nâu 	: 	25% chân cao, lông trắng
	25% chân thấp, lông nâu 	: 	25% chân thấp, lông trắng (0,25 điểm)
b) Kiểu gen, kiểu hình của P và sơ đồ lai
	Theo đề bài, F1 đều có kiểu gen giống nhau đã được xác định là dị hợp hai cặp gen (DdNn) (0,25 điểm)
	Vậy cặp P mang lai phải thuần chủng về hai cặp gen tương phản là một trong hai trường hợp sau: 
 P: DDNN (chân cao, lông nâu) x ddnn (chân thấp, lông trắng) 
Hoặc P: DDnn (chân cao, lông trắng) x ddNN (chân thấp, lông nâu) (0,25 điểm)
* Sơ đồ lai minh hoạ:
- Trường hợp 1: 
P:	DDNN (chân cao, lông nâu) x ddnn (chân thấp, lông trắng)
GP:	 DN	 dn
F1:	DdNn
 	Kiểu hình 100% chân cao, lông nâu (0,25 điểm)
- Trường hợp 2:
P:	DDnn (chân cao, lông trắng) x ddNN (chân thấp, lông nâu)
GP:	 Dn 	 dN
F1:	DdNn
	Kiểu hình 100% chân cao, lông nâu (0,25 điểm)
c) Để F2 có 100% gà chân cao, lông nâu.
Gà F1 là DdNn tạo 4 loại giao tử : DN, Dn, dN, dn (0,25 điểm)
Để F2 có 100% gà chân cao, lông nâu (D–N– ), F2 đồng tính trội. Suy ra gà được chọn lai với F1 chỉ tạo một loại giao tử duy nhất là DN, tức có kiểu gen thuần chủng DDNN, kiểu hình chân cao, lông nâu. (0,25 điểm)
* Sơ đồ lai:
F1: 	DdNn (chân cao, lông nâu) x DDNN (chân cao, lông nâu)
GF1:	DN, Dn, dN, dn	 DN
F2:	DDNN : DDNn : DdNN : DdNn
Kiểu hình 100% chân cao, lông nâu (0,25 điểm)
Câu 2 ( 1 điểm)
* Quy luật liên kết gen bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menden.
- Việc tìm ra nhiễm sắc thể đã chứng minh tính đúng đắn của quy luật phân li độc lập của Menden. Trong trường hợp các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắt thể khác nhau thì các cặp gen này đã phân li độc lập và sau đó tái tổ hợp tự do với nhau theo quy luật phân li độc lập. (0,25 điểm)
- Tuy nhiên trong tế bào số lượng gen nhiều hơn số lượng nhiễm sắc thể, cho nên mỗi nhiễm sắc thể mang nhiều gen, các gen này liên kết với nhau và cùng phân li theo quy luật liên kết gen của Moocgan. 	(0,25 điểm)
* Vai trò: Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích:
- Tạo dòng thuần đồng hợp về các gen đang quan tâm để củng cố một số tính trạng tốt, phát hiện và loại bỏ các tính trạng xấu. (0,25 điểm)
- Là biện pháp trung gian tạo ra dòng thuần để lai khác dòng tạo ưu thế lai.
 (0,25 điểm)
Câu 3 ( 3 điểm )
a) Số lượng nuclêôtit và chiều dài của mỗi gen 
	Mỗi vòng xoắn của ADN cao 34 A0 	
Ta có 14280 A0 : 34 A0 = 420 (vòng xoắn) 	(0,25 điểm)
Tổng số Nuclêôtit của đoạn ADN là :
420 x 20 = 8400 (Nuclêôtit) 	(0,25 điểm)
Tổng tỉ lệ của 4 gen = 1 + 1,5 + 2 + 2,5 = 7 	(0,25 điểm)
- Gen I : Số Nuclêôtit của gen I
N1: 8400 : 7 = 1200 (Nuclêôtit) 	(0,25 điểm)
Chiều dài của gen I
L1 = N1 : 2 x 3,4 A0 = 1200 : 2 x 3,4 A0 = 2040 (A0) 	(0,25 điểm)
- Gen II:
Gen II chiếm 1,5 phần so với gen I chiếm 1 phần.
Vậy số lượng nuclêôtit của gen II 
N1 x 1,5 = 1200 x 1,5 = 1800 (Nuclêôtit) 	(0,25 điểm)
Chiều dài của gen II
L1 x 1,5 = 2040 A0 x 1,5 = 3060 (A0 )	(0,25 điểm)
- Gen III:
Gen III chiếm 2 phần so với gen I chiếm 1 phần
Số lượng nuclêôtit của gen III
N1 x 2 = 1200 x 2 = 2400 (Nuclêôtit) 	(0,25 điểm)
Chiều dài của gen III
L1 x 2 = 2040 A0 x 2 = 4080 (A0) 	(0,25 điểm)
- Gen IV:
Gen IV chiếm 2,5 lần so với gen I chiếm 1 phần
Số lượng nuclêôtit của gen IV
N1 x 2,5 = 1200 x 2,5 = 3000 (Nuclêôtit)	(0,25 điểm)
 Chiều dài của gen IV
L1 x 2,5 = 2040 A0 x 2,5 = 5100 (A0) 	(0,25 điểm)
b) Số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho đoạn ADN tự nhân đôi 5 lần
( 25 – 1 ). N = ( 25 – 1 ). 8400 = 260400 (Nuclêôtit)	(0,25 điểm)
Câu 4 ( 1 điểm ): Mỗi ý so sánh tương ứng đúng được 0,25 điểm.
Đột biến
Điểm
Thường biến
- Là những biến đổi trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là ADN và cấp độ tế bào là NST 
- Do các tác nhân lí hoá của môi trường hoặc quá trình sinh lí nội bào bị rối loạn ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp qua quá trình sinh sản. 
- Tác động riêng lẻ từng cá thể, không xác định, di truyền được, đa số có hại, số ít có lợi. 
- Là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá và chọn giống. 
0,25
0,25
0,25
0,25
- Là những biến đổi ở kiểu hình của cùng 1 kiểu gen dưới ảnh hưởngcủa môi trường 
- Do ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống thông qua trao đổi chất 
- Tác động đồng loạt, mang tính xác định tương ứng với ngoại cảnh, không di truyền và theo hướng có lợi.
- Giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của điều kiện sống, có ý nghĩa gián tiếp đối với quá trình tiến hoá.
Câu 5 (2 điểm)
Giữa các sinh vật khác loài có 2 hình thức quan hệ. Đó là quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch.
* Quan hệ hỗ trợ:
- Quan hệ cộng sinh là 2 loài cùng sống với nhau và cùng có lợi. (0,25 điểm)
Thí dụ: 	+ Nấm và tảo cùng sống với nhau để tạo thành địa y 
	 	+ Vi khuẩn sống trong nốt sần cây họ đậu. . . (0,25 điểm)
- Quan hệ hội sinh: 2 loài cùng sống với nhau, 1 loài có lợi, 1 loài không bị ảnh hưởng gì. (0,25 điểm)
Thí dụ:	+ Địa y sống trên cây gỗ.
	+ Cá ép bám vào rùa biển để được rùa biển đưa đi xa. . (0,25 điểm)
* Quan hệ đối địch: 
- Quan hệ cạnh tranh: Là các loài giành nhau nguồn thức ăn, nơi ở và điều kiện sống, dẫn đến kìm hãm sự phát triển của nhau. (0,25 điểm)
Thí dụ: 	+ Lúa và cỏ dại trong một ruộng lúa. 
	+ Dê bò cùng ăn trên một cánh đồng . . . (0,25 điểm)
- Quan hệ kí sinh: Là sinh vật loài này bám vào lấy chất dinh dưỡng hoặc hút máu của cơ thể sinh vật loài khác.
Thí dụ: 	+ Giun đũa trong ruột người.
	+ Rận sống trên da trâu, bò . . . (0,25 điểm)
- Quan hệ kẻ thù và con mồi: Là sinh vật loài này ăn sinh vật loài khác.
Thí dụ:	+ Cáo đuổi bắt gà. 
	+ Hươu, nai và hổ sống trong một cánh rừng, số lượng hươu, nai bị khống chế bởi hổ. . . (0,25 điểm)
- - - Hết - - -

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HSG Sinh 9 cap Tinh Co dap an.doc