Đề khảo sát chất lượng 60 phút môn Ngữ văn 9

Đề khảo sát chất lượng 60 phút môn Ngữ văn 9

 ĐỀ KIỂM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NGỮ VĂN 9

( Thời gian làm bài: 60 phút)

Câu 1( 2 điểm):

1, Hãy chỉ ra thành phần phụ chú và nêu tác dụng của nó trong khổ thơ sau:

 Cô bé nhà bên( có ai ngờ)

 Cũng vào du kích

 Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

 Mắt đen tròn( thương thương quá đi thôi)

 ( Giang Nam, Quê hương)

2, Tìm câu có chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý đó?

 “ Bác lái xe dắt anh ta( người thanh niên làm công tác khí tượng) lại chỗ nhà hội họa và cô gái:

 - Đây, tôi giới thiệu với anh một nhà họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa cái món chè pha với nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.”

Câu 2( 3 điểm):

1, Giới thiệu những nét cơ bản về nhà thơ Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu.

2, Chép lại chính xác khổ thơ đầu của bài thơ “ Viếng lăng Bác”- Viễn Phương? Viết một đoạn văn ( khoảng 5-> 7 dòng) nêu ý nghĩa của hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đó.

Câu 3( 5 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài thơ Nói với con của Y Phương.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng 60 phút môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ma trận đề khảo sát chất lượng ngữ văn 9
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
Cộng
 Thấp
 Cao
1. Văn bản:
- Sang thu
- Viếng lăng Bác.
 Nhớ thông tin về tác giả, tác phẩm 
Nhận định ý nghĩa của hình ảnh thơ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
 1
 10%
1
 2
 20%
2
 3 
 30%
2. Tiếng Việt:
- Thành phần phụ chú.
- Nghĩa tường minh và hàm ý.
 - Xác định được thành phần phụ chú; nghĩa tường minh và hàm ý trong câu/ đoạn văn.
- Tác dụng của thành phần phụ chú; nội dung của nghĩa tường minh và hàm ý trong câu/ đoạn văn.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
 1
 10%
2
 1
 10%
4
 2 
 20%
3. Tập làm văn
 Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 Hãy viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài thơ Nói với con của Y Phương.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
 5
 50%
1
 5
 50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
 Tỉ lệ
3
 2
 20%
2
 1
 10%
1
 2
 20%
1
 5
 50%
7
 10 
100%
 đề kiểm khảo sát chất lượng ngữ văn 9
( Thời gian làm bài: 60 phút)
Câu 1( 2 điểm):
1, Hãy chỉ ra thành phần phụ chú và nêu tác dụng của nó trong khổ thơ sau:
 Cô bé nhà bên( có ai ngờ)
 Cũng vào du kích
 Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
 Mắt đen tròn( thương thương quá đi thôi)
 ( Giang Nam, Quê hương)
2, Tìm câu có chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý đó?
 “ Bác lái xe dắt anh ta( người thanh niên làm công tác khí tượng) lại chỗ nhà hội họa và cô gái:
 - Đây, tôi giới thiệu với anh một nhà họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa cái món chè pha với nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.”
Câu 2( 3 điểm):
1, Giới thiệu những nét cơ bản về nhà thơ Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu.
2, Chép lại chính xác khổ thơ đầu của bài thơ “ Viếng lăng Bác”- Viễn Phương? Viết một đoạn văn ( khoảng 5-> 7 dòng) nêu ý nghĩa của hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đó.
Câu 3( 5 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài thơ Nói với con của Y Phương.
 Đáp án và biểu điểm
Câu 1( 2 điểm):
1.- Thành phần phụ chú “có ai ngờ” thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình “ tôi”. ( 0,5 điểm)
.- Thành phần phụ chú “thương thương quá đi thôi” thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình “ tôi” với nhân vật “cô bé nhà bên”. ( 0,5 điểm)
2. - Câu có chứa hàm ý trong đoạn là: Tuổi già cần nước chè. ( 0,5 điểm)
 - Nội dung hàm ý: Ông họa sĩ ngầm thông báo với anh thanh niên là ông chưa được uống nước chè và giờ đây đang có nhu cầu được uống nước chè. 
 ( 0,5 điểm)
Câu 2( 3 điểm):
1. Giới thiệu những nét cơ bản về nhà thơ Hữu Thỉnh trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. ( 0,25 điểm)
- Bài thơ Sang thu- sáng tác 1977, in lần đầu trên báo Văn nghệ, sau đó được in nhiều lần trong các tập thơ . ( 0,25 điểm)
- Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp, độc đáo lúc sang thu, thể hiện tình yêu quê hương đất nước thiết tha và những cảm xúc tâm hồn tinh tế của tác giả trong thời điểm chuyển mùa cuối hạ sang thu. ( 0,5 điểm)
2. HS chép chính xác khổ thơ đầu của bài thơ “ Viếng lăng Bác”- Viễn Phương. (1 điểm); sai 1 lỗi trở lên trừ 0,1 điểm.
- Viết được đoạn văn ( khoảng 5-> 7 dòng) nêu ý nghĩa của hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đó: Hàng tre được tác giả quan sát từ xa đến gần, nó gợi ra trong suy nghĩ của tác giả về hình ảnh cây tre hết sức thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam, một biểu tượng của dân tộc. Cây tre đã là biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc( Bão táp mưa sa vẫn đứng thẳng hàng). (1 điểm)
Câu 3( 5 điểm): 
1) Hình thức: 
- Viết đúng thể loại nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Bố cục 3 phần; luận điểm rõ ràng
- Viết đúng chính tả, ngữ pháp câu
2) Nội dung: 
a, Mở bài: ( 0,5 điểm)
 Nêu được cảm nhận chung về bài thơ
b, Thân bài: (4điểm)
- Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ riêng về nội dung và nghệ thuật của bài thơ (2 điểm)
- Phân tích, đánh giá hoặc đi sâu vào khai thác một hình ảnh nghệ thuật đẹp để lại ấn tượng và cảm nhận sâu sắc trong em. (2 điểm)
c) Kết luận: ( 0,5 điểm)
 Khẳng định và nâng cao ý kiến đánh giá.
III. Biểu điểm:
- Điểm 5: Bài làm đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng... không mắc các lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 4: Bài làm cơ bản đạt các yêu cầu trên, nhất là yêu cầu về nội dung. Diễn đạt có thể mắc một vài lỗi.
- Điểm 3: Bài đạt khoảng 1/2 yêu cầu trên. Về nội dung có thể sơ sài, vẫn đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức. Diễn đạt chưa tốt còn mắc nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 1- 2: Bài cơ bản chưa đạt các yêu cầu trên. Nội dung quá sơ sài diễn đạt quá kém. Sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu...
- Điểm 0: Không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn.
( GV linh hoạt cho điểm, trân trọng những bài viết có cảm xúc tốt, có phát hiện mới mẻ).

Tài liệu đính kèm:

  • docthoavan9.doc