Câu 1(2 điểm):
Em hãy cho biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu trong một đoạn văn có mấy kiểu liên kết? Hãy nêu tên các kiểu liên kết đó.
Cõu 2(2 điểm)
Hình ảnh con cò trong bài thơ “ Con cò” của nhà thơ Chế Lan Viên thể hiện những ý nghĩa biểu tượng nào?
Câu 3(2 điểm):
Qua bài thơ “ Con cò” của nhà thơ Chế Lan Viên em có suy nghĩ gì về những lời hát ru.
Câu 4(4 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“ Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – Những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – Cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình”.
PHềNG GD& ĐT YấN KHÁNH TRƯỜNG THCS KHÁNH NINH ĐỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM LỚP 9 NĂM HỌC: 2008 -2009 MễN : Ngữ văn Thời gian làm bài : 90phỳt. (Đề này gồm 4 cõu, 01 trang). Cõu 1(2 điểm): Em hãy cho biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu trong một đoạn văn có mấy kiểu liên kết? Hãy nêu tên các kiểu liên kết đó. Cõu 2(2 điểm) Hình ảnh con cò trong bài thơ “ Con cò” của nhà thơ Chế Lan Viên thể hiện những ý nghĩa biểu tượng nào? Câu 3(2 điểm): Qua bài thơ “ Con cò” của nhà thơ Chế Lan Viên em có suy nghĩ gì về những lời hát ru. Câu 4(4 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “ Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – Những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – Cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình”. ( Trích -Bến quê- Nguyễn Minh Châu ) ________________________________________ PHềNG GD & ĐT YấN KHÁNH TRƯỜNG THCS KHÁNH NINH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM LỚP 9 Năm học : 2008 -2009 Mụn : Ngữ văn (Hướng dẫn này gồm 4 cõu 2 trang) Cõu 1(2 điểm) Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu trong một đoạn văn có 4 kiểu liên kết: 1. Phép lặp từ ngữ. Câu sau lặp từ ngữ đã có ở câu trước. 2.Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Câu đứng sau sử dụng những từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với những từ ngữ đã có ở câu trước. 3.Phép thế. Câu đứng sau sử dụng từ ngữ có tác dụng từ ngữ đã có ở câu đứng trứơc. 4.Phép nối. Câu đứng sau sử dụng các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước. Cõu 2(2 điểm) Hình ảnh con cò trong bài thơ“ Con cò” của nhà thơ Chế Lan Viên thể hiện những ý nghĩa biểu tượng sau: -Biểu tượng về sự phong phú của hình ảnh con cò trong ca dao. -Biểu tượng về những người lao động vất vả nhọc nhằn để kiếm sống. -Biểu tượng về sự dìu dắt, chăm chút bền bỉ của người mẹ đối với con. -Biểu tượng về tình yêu, tấm lòng người mẹ luôn ở bên con. Câu 3(2 điểm): Suy nghĩ của em về những lời hát ru qua bài thơ “ Con cò” của nhà thơ Chế Lan Viên . -Hát ru rất quan trọng đối với tuổi thơ. Nhờ những âm thanh êm dịu du dương mà trẻ thơ rễ ngủ, ngủ sâu hơn. -Hát ru giúp những người lao động, người mẹ gửi gắm được tâm sự của mình, thổ lộ được những tâm sự của mình, thổ lộ được những vui buồn của mình trong cuộc sống. -Hát ru con rèn luyện đức tính dịu dàng, chịu khó cho người phụ nữ. -Ngày nay, do nhiều tác động khác nhau, hát ru đang mai một dần, nhất là ở thành phố. Đây là thiệt thòi lớn cho nhiều trẻ thơ và những người làm mẹ. Câu 4 (4 điểm): 1. Yêu cầu về hình thức: Biết cách hình thành bài cảm nhận về một đoạn văn. Bố cục cân đối. Chọn lọc được chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để phân tích, đánh giá. Diễn đạt lưu loát. 2. Yêu cầu về nội dung: - Đặt đoạn văn trong chỉnh thể tác phẩm: Nêu ngắn gọn hoàn cảnh của Nhĩ. - Thấy được đoạn văn là sự cảm nhận của nhân vật Nhĩ vào những ngày cuối đời về vẻ đẹp bình dị và quí giá, gần gũi của quê hương (chùm bằng lăng, vòm trời, dòng sông, bãi bồi bên kia sông). + Sự cảm nhận của nhân vật Nhĩ có cả niềm khát khao, ân hận, nuối tiếc. + ý nghĩa: Qua tâm trạng và cảm nhận của Nhĩ, tác giả như nhắc khẽ mọi người phải biết gắn bó, trân trọng cảnh vật, quê hương xứ sở vì đó là máu thịt và tâm hồn của mỗi chúng ta. - Làm rõ được đoạn truyện kết hợp được nghệ thuật miêu tả sinh động; hình ảnh chi tiết mang hai lớp nghĩa: Nghĩa thực, nghĩa biểu tượng (hình ảnh bãi bồi bên kia sông mang vẻ đẹp và giá trị gần gũi, giản dị mà sâu xa của cuộc sống bình dị và vĩnh hằng). 3. Cách cho điểm: Điểm 4 : Như yêu cầu trên có thể mắc 1-2 lỗi chính tả. Điểm 3: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu, diễn đạt tương đối tốt. Điểm 2: Đáp ứng 1/2 các yêu cầu trên, diễn đạt đôi chỗ chưa trôi chảy. Điểm 1 : Bài sơ sài.
Tài liệu đính kèm: