Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 15 - Năm 2012

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 15 - Năm 2012

I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

-Đặc điểm của thể loại truyện trung đại.

-Ýnghĩa đề cao đạo lí ,nghĩa tình ở truyện Con hổ có nghĩa.

-Nét đặc sắc của truyện:kết cấu truyện đơn giản sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.

2. Kĩ năng:

+Kĩ năng bài học:

-Đọc –hiểu văn bản truyện trung đại.

 

doc 10 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1349Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 15 - Năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Ngày soạn: 25/11/2012
 Tiết 59 Ngày dạy: 28/11/2012 
 Văn bản: CON HỔ CÓ NGHĨA 
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
-Đặc điểm của thể loại truyện trung đại.
-Ýnghĩa đề cao đạo lí ,nghĩa tình ở truyện Con hổ có nghĩa.
-Nét đặc sắc của truyện:kết cấu truyện đơn giản sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
2. Kĩ năng: 
+Kĩ năng bài học:
-Đọc –hiểu văn bản truyện trung đại.
-Phân tích để hiếu ý nghĩa của hình tượng Con hổ có nghĩa.
+Kể lại được truyện.
+Giáo dục kĩ năng sống:
-Tự nhận thứ giá trị của sự đền ơn đáp nghĩa trong cuộc sống.
3.Thái độ:
-Giúp học sinh sống có thái độ biết ơn người đã giúp đỡ ,cưu mang mình.
 II. Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu kĩ bài học ở sách chuẩn kiến thức ,sách giáo khoa +sách giáo viên và các tài liệu có liên quan để soạn bài.
 - HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Hỏi:Nêu sự giống nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười? Trong các truyện dân gian, em thích truyện nào nhất? Tại sao?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung
ÚHoạt động 1 :Khởi động:Phương pháp thuyết trình. 
ÚHoạt động2: Phương pháp vấn đáp,thuyết trình ,tái hiện
-Học sinh đọc chú thích * sgk.
 -Hỏi:: nêu khái niệm truyện trung đại.
 -Hỏi:: Đặc điểm truyện trung đại?
- HS trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung .
- GV nhận xét, bổ sung và hướng dẫn học sinh xem trong sgk.
ÚHoạt động 3: Phương pháp vấn đáp
-Hỏi:: Hãy giới thiệu đôi nét về tác giả?
- HS trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung .
- GV nhận xét, bổ sung .
-GV hướng dẫn HS đọc ,và gọi học sinh đọc 
-GV nhận xét cách đọc.
-Học sinh kể tóm tắt lại truyện.
ÚHoạt động 4: Phương pháp vấn đáp,kĩ thuật động não,thuyết trình..
Hỏi:: Văn bản này thuộc thể văn gì? có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
Hỏi:: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật cơ bản nào? Tại sao lại dụng chuyện “Con hổ có nghĩa” mà không phải dựng chuyện “Con người có nghĩa”?
Hỏi:: Chuyện gì xảy ra giữa con hổ với bà đỡ 
Trần?
-Hỏi::Cách mời bà đỡ Trần đến đỡ đẻ cho hổ cái như thế nào?
-Hỏi::Hành động và cử chỉ của hổ đực như thế nào?
-Hỏi::Cách đền ơn đáp nghĩa của hổ đực như thế nào?
-Hỏi:: Qua chi tiết đó em có nhận xét gì về hành động của hổ?
- HS trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung .
- GV nhận xét, bổ sung 
-Hỏi::Chuyện gì xảy ra giữa con hổ với người kiếm củi?
-Hỏi::Hổ đã đền ơn bác tiều như thế nào?
-Hỏi::Em có suy nghĩ gì về tình tiết và cáh ứng xử của các nhân vật trong truyện?(?(Giáo dục kĩ năng sống: kĩ thuật động não.)
Hỏi:: Truyện Con hổ có nghĩa đề cao, khuyến khích điều gì ?cần có trong cuộc sống con người?
-Gv liên hệ giáo dục học sinh :ứng xử thể hiện lòng biết ơn đối với người đã cưu mang ,giúp đỡ mình
ÚHoạt động 4: Phương pháp vấn đáp,khái quát 
Hỏi:: Hãy nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản này?
- HS trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung .
- GV nhận xét, bổ sung 
- HS đọc ghi nhớ SGK.
I/ Thế nào là truyện trung đại:
.
II.Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
 Vũ Trinh (1759-1828)quê ở làng Xuân Lan, huyện Lang Tài, trấn Kinh Bắc- nay thuộc tỉnh Bắc Ninh.
2 Đọc
 3Kể :
III Phân tích.
1/Hổ và bà đỡ Trần:
-Cách mời bà đỡ Trần đến đỡ đẻ cho hổ cái :xông đến cõng.
-Hành động và cử chỉ của hổ đực :bảo vệ giữ gìn bà.
-Cách đền ơn đáp nghĩa của hổ đực :cung kính ,lưu luyến tặng bà một cục bạc để bà sống qua năm mất mùa ,đói kém. 
2/ Hổ và người kiếm củi:
- Hổ hóc xương,bác tiều cứu hổ.
- Hổ trả ơn, thuỷ chung với bác tiều:
+Khi bác còn sống mang nai đến trả ơn 
+Khi bác mất ,hổ tỏ lòng xót thương ,dụi đầu vào quan tài ,ngày giỗ thì mang dê lợn đến tế.
IV/ Tổng kết:
* Ghi nhớ: sgk
4. Củng cố:
-Gíao viên hệ thống lại bài học.
 5. Dặn dò:
-Đọc kĩ truyện ,tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.
-Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ sau khi học xong truyện.
-Chuẩn bị bài: Động từ.
IV: Rút kinh nghiệm:	 ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 15 Ngày soạn: 28/11/2012 
Tiết 58+59 	Ngày dạy:01/12/2012
 Tiếng Việt:	 ĐỘNG TỪ
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
Khái niệm động từ:
-Nghĩa khái quát của động từ.
-Đặc điểm ngữ pháp của động từ.
+Khả năng kết hợp của động từ.
+Chức vụ ngữ pháp của động từ.
-Các loại động từ.
2. Kĩ năng: 
-Nhận diện được động từ.
-Phân biệt dược động từ tình thái và động từ chỉ hành động ,trạng thái.
-Sử dụng được động từ trong nói ,viết.
3.Thái độ: 
-Giáo dục học sinh ý thức cẩn thận khi sử dụng động từ.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu kĩ bài học ở sách chuẩn kiến thức ,sách giáo khoa +sách giáo viên và các tài liệu có liên quan để soạn bài.Phiếu học tập phần bảng phân loại sgk trang 146 .
 - HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
 1.Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
-Hỏ: Thế nào là chỉ từ? Ví dụ? 
 3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung
ÚHoạt động 1 :Khởi động:Phương pháp thuyết trình. 
ÚHoạt động2: Phương pháp vấn đáp,nêu và giải quyết vấn đề
-Học sinh đọc ví dụ.
-Hỏi: Tìm động từ trong ví dụ?
- HS trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung .
- GV nhận xét, bổ sung 
-Hỏi: ý nghĩa khái quát các động từ vừa tìm là gì?
- HS trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung .
- GV nhận xét, bổ sung
-Hỏi:Chỉ ra đặc điểm của các từ vừa tìm được?
- HS trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung .
- GV nhận xét, bổ sung 
-Hỏi: Chỉ ra những khác biệt giữa động từ và danh từ?
- HS trình bày.
- GV nhận xét ,bổ sung.
- Học sinh đọc ghi nhớ sgk
Hết tiết 1
ÚHoạt động3: Phương pháp vấn đáp,nêu và giải quyết vấn đề 
-Học sinh sắp xếp các động từ vào bảng phân loại (phiếu học tập),học sinh làm trong 5 phút 
-Gv sửa bài ,học sinh quan sát và chấm chéo,gv thu bài và nhận xét,cho điểm.
-Hỏi:Động từ được chia thành mấy loại?
- HS đọc ghi nhớ sgk.
-GV giáo dục học sinh sử dụng được động từ trong nói ,viết sao cho phù hợp
ÚHoạt động 4: Phương pháp vấn đáp,kĩ thuật động não. 
-Hỏi:Nêu yêu cầu bài tập 1?
-Hỏi: Tìm động từ trong bài Lợn cưới áo mới?
- HS làm bài tậpđộc lập ,giáo viên gọi học sinh lên bảng làm.
- Lớp nhận xét, bổ sung .
- GV sửa bài.
-Học sinh đọc bài tập 2.
-Hỏi:Nêu yêu cầu bài tập 2?
-Học sinh thảo luận theo cặp (3 phút)
-Đại diện các cặp trả lời ,lớp nhận xét ,bổ sung.
- GV nhận xét ,bổ sung.
I.Đặc điểm của động từ:
1.Tìm hiểu ví dụ sgk:
a.Các động từ.
a/ đi, đến, ra, hỏi.
b/ lấy, làm, lễ.
c/ treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải,
đề.
b. ý nghĩa khái quát:
- Chỉ hành động, trạng thái.
c. Đặc điểm:
- Kết hợp với đã, sẽ, đang.
- Thường làm vị ngữ.
- Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả 
năng kết hợp với đã, sẽ..
2.Ghi nhớ 
- Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
- Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng->cụm danh từ.
- Chức vụ điển hình của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang
II/ Các loại động từ chính:
1. Động từ tình thái:
2.Động từ chỉ hành động, trạng thái:
+Động từ chỉ hành động
+Động từ chỉ trạng thái
*Ghi nhớ: 
II. Luyện tập: 
1.Tìm động từ trong bài Lợn cưới áo mới.
 -may, đem, mặc, đứng,thấy,mang ,hóng ,đợi,chạy,giơ,đi,hỏi....
2.Truyện buồn cười ở chỗ:sắp chết nhưng chỉ muốn nắm chứ không muốn đưa->sự tham lam keo kiệt.
4. Củng cố:
-Gíao viên hệ thống lại bài học.
 5. Dặn dò:
-Đặt câu và xác định chức vụ ngữ pháp của động từ trong câu.
-Luyện viết chính tả một đoạn truyện đã học.
-Chuẩn bị bài: Cụm động từ.
IV: Rút kinh nghiệm:	 ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 15	 Ngày soạn: 28/11/2012	
Tiết 60	Ngày dạy:01/12/2012
 Tiếng Việt:
CỤM ĐỘNG TỪ
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
-Nghĩa của cụm động từ.
-Chức vụ ngữ pháp của cụm động từ.
-Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ.
-Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ.
2. Kĩ năng: 
-Sử dụng được động từ .
3.Thái độ: 
-Giáo dục học sinh ý thức cẩn thận khi sử dụng cụm động từ.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu kĩ bài học ở sách chuẩn kiến thức ,sách giáo khoa +sách giáo viên và các tài liệu có liên quan để soạn bài.Bảng phụ mô hình cụm động từ phần 1,2/II và mô hình cụm động từ của bài tập 2.
 - HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
 1.Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
-Hỏi: Thế nào là động từ? Ví dụ? Có mấy loại động từ chính?
*Đáp án:
-Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
-Học sinh cho ví dụ.
-Có hai loại động từ chính :
 + Động từ tình thái.
 + Động từ chỉ hành động, trạng thái.
 3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung
ÚHoạt động 1 :Khởi động:Phương pháp thuyết trình. 
ÚHoạt động2: Phương pháp vấn đáp,nêu và giải quyết vấn đề 
-Học sinh đọc ví dụ trên bảng phụ 
-Hỏi:Các từ ngữ in đậm trong câu bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
- HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
-Hỏi: Tìm các động từ trong ví dụ trên?
-Hỏi: Chỉ ra các phụ ngữ của từng động từ?
-Hỏi:Thử lược bỏ các từ in đậm nói trên rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng?
(không rõ nghĩa,không hiểu được ,vô nghĩa)
(vai trò :bổ sung ý nghĩa cho động từ ,nhiều khi chúng không thể thiếu được)
-Hỏi: Thế nào là cụm động từ? Ví dụ?
-Hỏi: Cho ví dụ về động từ, phát triển thành cụm động từ?
-GV đưa ví dụ:động từ cắt
-Hỏi:Phát triển động từ cắt thành cụm động từ?
-Hỏi:Đặt câu với cụm động từ đó?
-Hỏi:So sánh cụm động từ đã đặt với động từ ban đầu?
- HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận
+ Học sinh đọc ghi nhớ sgk.
ÚHoạt động3: Phương pháp vấn đáp
-Hỏi: Hãy vẽ mô hình cấu tạo của các cụm động từ trong câu đã dẫn ở phần I?
- HS trình bày.
- GV nhận xét, kết luận và đưa ra bảng phụ .
ÚHoạt động3: Phương pháp vấn đáp,nêu và giải quyết vấn đề 
-Học sinh đọc bài tập 1.
-Hỏi:Tìm các cụm động từ trong bài tập 1?
- Học sinh lên bảng phân tích, điền vào mô hình
- HS trình bày.
- GVkết luận trên bảng phụ
-Học sinh đọc bài tập 3
-Hỏi: Nêu ý nghĩa các phụ ngữ trong cụm động từ ?
-Hỏi: Nó có tác dụng gì?
I/ Cụm động từ là gì ? 
1. Tìm hiểu ví dụ:
-Đã ,nhiều nơi ®đi
-Cũng,những câu đố oái ăm®ra
-Động từ: đi, ra, hỏi.
-Phụ ngữ:đã, nhiều nơi, cũng,	“những 
®bổ sung ý nghĩa cho động từ.
 - Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
 - Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kềm ,tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa,
2. Ghi nhớ:
II/ Cấu tạo cụm dộng từ:
1/ Mô hình cấu tạo của CĐT:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
đã
đi
nhiều nơi
cũng
ra
những câu đố oái oăm...
2. Ghi nhớ: 
- Mô hình cụm động từ:
Phần trước
P.trung tâm
Phần sau
Cũng/còn/
đang/chưa
tìm
được/ngay/câu trả lời
- Trong cụm động từ:
+ Các phụ ngữ phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa: quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự
+ Các phụ ngữ phần sau bổ sung cho động từ về đối tượng, hướng, thời gian
III/ Luyện tập:
1/ Cụm động từ:
a.còn đang đùa nghịch ở sau nhà
b.
-yêu thương Mỵ Nương hết mực 
-muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng 
c.
-đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi em bé thông minh nọ.
-có thì giờ đi hỏi em bé thông minh nọ.
-đi hỏi em bé thông minh nọ.
2/ Mô hình cụm động từ
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
a
còn đang
đùa nghịch
ở sau nhà
b
yêu thương
Mỵ Nương  
c
để
có
thì giờ
3/Phụ ngữ:
-Chưa, không: nêu bật sự thông minh lỗi lạc của em bé.
4. Củng cố:
-Gíao viên hệ thống lại bài học.
 5. Dặn dò:
-Tìm các cụm động từ trong một truyện dân gian đã học.
-Đặt câu có sử dụng cụm động từ,xác định cấu tạo của cụm động từ.
-Chuẩn bị bài: Mẹ hiền daỵ con
IV: Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 15.doc