Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn sinh học 9 thời gian: 45 phút

Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn sinh học 9 thời gian: 45 phút

- Định nghĩa được hiện tượng thoái hóa giống, ưư thế lai; nêu được nguyên nhân thoái hóa giống và ưu thế lai; nêu được phương pháp tạo ưu thế lai và khắc phục thoái hóa giống được ứng dụng trong sản xuất.

- Nêu được các khái niệm: môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái.

- Nêu được định nghĩa quần thể.

- Nêu được đặc điểm quần thể người. Trình bày được các tính chất cơ bản của quần xã, các mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã, giữa các loài trong quần xã và sự cân bằng sinh học

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 10117Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn sinh học 9 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS MINH QUANG ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II
1. Phạm Tiến Dũng 	MÔN SINH HỌC 9
 2. Hoàng Trọng Tuyên Thời gian: 45 phút.
 I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
 1. Kiến thức:
- Định nghĩa được hiện tượng thoái hóa giống, ưư thế lai; nêu được nguyên nhân thoái hóa giống và ưu thế lai; nêu được phương pháp tạo ưu thế lai và khắc phục thoái hóa giống được ứng dụng trong sản xuất.
- Nêu được các khái niệm: môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái.
- Nêu được định nghĩa quần thể.
- Nêu được đặc điểm quần thể người. Trình bày được các tính chất cơ bản của quần xã, các mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã, giữa các loài trong quần xã và sự cân bằng sinh học
 	- Nêu được các khái niệm: hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn
 2. Kỹ năng:
- Thu thập được tư liệu về thành tựu chọn giống 
- Nhận biết một số nhân tố sinh thái trong môi trường 
- Biết đọc sơ đồ 1 chuỗi thức ăn cho trước.
 3. Thái độ:
	- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên và các loài sinh vật.
	- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Kiểm tra kết hợp TNKQ+TNTL.
III. MA TRẦN HAI CHIỀU
Tên chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
 Vận dụng cao
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
KQ
TL
KQ
TL
1. Ứng dụng di truyền học
04 tiết 
- HS định nghĩa được hiện tượng ưu thế lai-phương pháp tạo ưu thế lai và khắc phục thoái hoá 
Giải thích được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lý do không dùng cơ thể lai F1để nhân giống.
-HS vận dụng được các phương pháp thường dùng để tạo con lai kinh tế ở nước ta, phương pháp cơ bản trong chọn giống cây trồng.
- Các biện pháp để duy trì ưu thế lai.
30% = 
3 điểm 
Câu 1
0,25
 Câu 1a 
 1,5
Câu 2
0,25
Câu 1b
 0,25
Câu 3,4
0,5
Câu 1c
 0,25
2 . Sinh vật và môi trường 
04 tiết
HS hiểu được khái niệm môi trường, nhân tố sinh thái 
Giải thích được sự thích nghi của sinh vật và môi trường, giới hạn sinh thái.
-Mối quan hệ giữa các sinh vật.
- Liên hệ vận dụng giải thích một số hiện tượng sinh lý ở thực vật. 
30%= 
3 điểm 
Câu 5,6
0,5
Câu 7
0,25
Câu 2
 2,0 
Câu 8
0,25
3. Hệ sinh thái
04 tiết
HS nêu được khái niệm quần thể, lưới thức ăn.
Phân biệt được quần thể với quần xã, sơ đồ chuỗi thức ăn. 
 Vận dụng để sắp xếp các sinh vật vào các thành phần của hệ sinh thái. 
 Vận dụng để xây dựng lưới thức ăn. 
40%=
 4 điểm 
Câu 9,10
0,5
Câu 11,12
0,5
Câu 3a
 1,25 
 Câu 3b
 1,75
Tổng số câu,tổng số điểm 100%=10 điểm 
 5 câu và 1/3 
câu 1= 2,75đ
27,5%
 5 câu và 1/3 câu 1= 3,25đ
32,5%
3 câu, 1/3 câu 1 và 1/2 câu 3= 2,25đ
22,5%
1/2 câu 3= 1,75 đ
17,5%
IV. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA
Điểm
Lời phê của giáo viên
ĐỀ BÀI:
 Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
	Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
 Câu 1: Phép lai biểu hiện rõ nhất ưu thế lai là lai 
khác dòng B. khác loài C. khác thứ D. cùng loài
Câu 2: Có hiện tượng thoái hoá khi tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn hay giao phối gần ở động vật là do cơ chế nào dưới đây?
Các gen lặn có hại chuyển từ thể dị hợp sang thể đồng hợp và được biểu hiện ra kiểu hình gây hại.
Các gen trội có hại chuyển từ thể dị hợp sang thể đồng hợp và được biểu hiện ra kiểu hình gây hại.
Các gen gây hại có điều kiện tương tác với điều kiện môI trường để biểu hiện ra kiểu hình.
Các gen gây hại có điều kiện tổ hợp với nhau.
 Câu 3:Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi, những người làm công tác chăn nuôi ở nước ta thường sử dụng công thức lai nào sau đây?
Cho giao phối con cái cao sản thuộc giống thuần nhập nội với con đực thuộc giống trong nước.
Cho giao phối con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội với con cái thuộc giống trong nước.
Cho giao phối con cái cao sản thuộc giống trong nước với con đực thuộc giống thuần nhập nội.
Cho giao phối con đực cao sản thuộc giống trong nước với con cái thuộc giống thuần nhập nội.
Câu 4: Trong chọn giống cây trồng ở Việt Nam, phương pháp nào nêu dưới dây được xem là cơ bản?
Gây đột biến nhân tạo	C. Lai hữu tính
Tạo giống ưu thế lai	D. Tạo giống đa bội thể
Câu 5: Môi trường sống của sinh vật là gì? ( Chọn câu trả lời đúng nhất)
Môi trường sống của sinh vật là nơi làm tổ của chúng.
Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh sống của chúng.
Môi trường sống của sinh vật là nơi tìm kiếm thức ăn của chúng, bao gồm không gian và vật chất nuôI dưỡng các con mồi của chúng.
Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh sống của chúng, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
Câu 6: Hiện tượng tự tỉa cành tự nhiên là gì?
A.Cây mọc trong rừng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn, các cành phía dưới sớm bị rụng
B. Cây trồng bị chặt bớt các cành phía dưới.
C. Cây mọc thẳng, không bị rụng cành ở phía dưới
D. Cây mọc thẳng, không bị rụng cành ở phía dưới và có tán lá rộng.
Câu 7: Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 20C đến 440 C, điểm cực thuận là 280 C.
Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là : 50C đến 420 C, điểm cực thuận là 300 C. Nhận định nào sau đây đúng?
Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn.
Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn .
Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có điểm cực thuận thấp hơn.
Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.
Câu 8: Cỏ dại thường mọc lẫn với lúa trên cánh đồng, làm cho năng suất lúa bị giảm đi. Giữa cỏ dại và lúa có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây?
A. Cạnh tranh B. Cộng sinh. C. Kí sinh. D. Hội sinh.
Câu 9: định nghĩa nào dưới đây về quần thể sinh vật?
Quần thể sinh vật là một tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, vào một thời điểm nhất định.
Quần thể sinh vật là một tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Quần thể sinh vật là một tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực khác nhau, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Quần thể sinh vật là một tập hợp các cá thể khác loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Câu 10: Lưới thức ăn là gì?
Lưới thức ăn gồm một số chuỗi thức ăn
Lưới thức ăn gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau
Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung
Lưới thức ăn gồm ít nhất là 2 chuỗi thức ăn
Câu 11: Điểm nào dưới đây thể hiện sự khác biệt của quần thể người so với quần thể các sinh vật khác ?
Tỉ lệ giới tính.
Thành phần nhóm tuổi.
Mật độ cá thể.
Những đặc điểm về kinh tế xã hội ( pháp luật,kinh tế, văn hoá, giáo dục..)
Câu 12: Năm sinh vật là: Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới dây?
Cỏ -> châu chấu -> trăn -> gà -> vi khuẩn
Cỏ -> trăn-> châu chấu -> vi khuẩn -> gà
Cỏ -> châu chấu -> gà -> trăn -> vi khuẩn
Cỏ -> châu chấu -> vi khuẩn -> gà - > trăn
Phần II : Trắc nghiệm tự luận (7 điểm)
 Câu 1:( 2 điểm)
 a) Ưu thế lai là gì ? 
 b) Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống ?
 c) Muốn duy trì ưu thế lai cần phải dùng biện pháp gì? 
 Câu 2: (2 điểm) Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?
 Câu 3: (3 điểm) Cho hệ sinh thái có các sinh vật sau: Cỏ, bọ rừa, ếch, nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, gà, chuột, vi khuẩn.
	a) Hãy sắp xếp các sinh vật trên vào các thành phần chính của hệ sinh thái?
	b) Vẽ lưới thức ăn của hệ sinh thái trên ?
V. ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM:
 I) Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) 
Mỗi câu khoanh đúng được : 0,25 điểm. 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
II) Trắc nghiệm tự luận (7 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
1
a)ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ.
b) Người ta không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống vì: trong các thế sau qua phân li thì tỉ lệ dị hợp giảm dần, tỉ lệ đồng hợp lặn tăng.
c) Muốn duy trì ưu thế lai người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính bằng ( giâm, chiết, ghép, vi nhân giống.).
1,5
0,25
0,25
2
- Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài và khác loài.
- Hiện tượng tự tỉa của các cành cây phía dưới là do chúng nhận được ít ánh sáng nên quang hợp kém , tổng hợp ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích tụ không đủ bù lại năng lượng tiêu hao do hô hấp.
Thêm vào đó, khi cây quang hợp kém thì khả năng lấy nước của cây cũng kém nên những cành phía dưới sẽ khô héo và rụng.
- Khi trồng cây quá dầy, thiếu ánh sáng thì hiện tượng tự tỉa sẽ diễn ra một cách mạnh mẽ.
0,5
1,0
0,5
3
 a) Các thành phần chính của hệ sinh thái :
	- Sinh vật sản xuất : 	Cỏ.
	- Sinh vật tiêu thụ :
 + Cấp 1: Bọ rừa, châu chấu, gà.
	 + Cấp 2: Ếch nhái, rắn, chuột.
	 + Cấp 3: Diều hâu.
	- Sinh vật phân giải:	Vi khuẩn.
b) Vẽ lưới thức ăn của hệ sinh thái trên:
0,25
0,75
0,25
1,75
b) Vẽ lưới thức ăn của hệ sinh thái trên:
Bọ rừa 	 Ếch nhái	 Rắn
Cỏ	 Châu chấu
 Diều hâu	 V.khuẩn 
 Chuột	 Gà

Tài liệu đính kèm:

  • docDe kiem tra 1 tiet ky II Sinh 9 PP doi moi.doc