Đề kiểm tra 1 tiết môn Văn 6 (lần 1)

Đề kiểm tra 1 tiết môn Văn 6 (lần 1)

Câu 1: (2.5điểm)

 1.1. Trình bày vài nét về tác giả, tác phẩm Tô Hoài. (Thông hiểu)

 1.2. Nhận xét về thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt ( thể hiện qua lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu.) ( Vận dụng thấp)

Câu 2: (2.5điểm)

 2.1. Truyện “ Bức tranh em gái tôi” kể theo lời của nhân vật nào? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì? (Nhận biết)

 2.2. Vì sao khi tài năng hội họa của em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia nữa? (Vận dụng thấp)

Câu 3: (5điểm)

 3.1. Chép lại theo trí nhớ đoạn thơ:

 Bác thương đoàn dân công

 .

 Anh thức luôn cùng Bác.

 ( Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ) ( Nhận biết)

 3.2. Viết một đoạn văn ngắn ( từ 5- 7 dòng) trình bày nội dung chính của đoạn thơ. (Thông hiểu)

 3.3. Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác Hồ trong hai lần đó. ( Vận dụng cao)

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Văn 6 (lần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KT1T MÔN VĂN 6 (LẦN 1)
Câu 1: (2.5điểm)
 1.1. Trình bày vài nét về tác giả, tác phẩm Tô Hoài. (Thông hiểu)
 1.2. Nhận xét về thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt ( thể hiện qua lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu...) ( Vận dụng thấp)
Câu 2: (2.5điểm)
 2.1. Truyện “ Bức tranh em gái tôi” kể theo lời của nhân vật nào? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì? (Nhận biết)
 2.2. Vì sao khi tài năng hội họa của em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia nữa? (Vận dụng thấp)
Câu 3: (5điểm)
 3.1. Chép lại theo trí nhớ đoạn thơ:
 Bác thương đoàn dân công
 ..........................................
 Anh thức luôn cùng Bác.
 ( Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ) ( Nhận biết)
 3.2. Viết một đoạn văn ngắn ( từ 5- 7 dòng) trình bày nội dung chính của đoạn thơ. (Thông hiểu)
 3.3. Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác Hồ trong hai lần đó. ( Vận dụng cao)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
Câu 1:
 (2.5điểm)
Tác giả: 
- Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen 1920 quê ở Cầu Giấy- Hà Nội
- Viết văn từ trước cách mạng tháng 8- 1945.
Tác phẩm: 
- Đa dạng,phong phú nhiều thể loại
- Văn bản trích từ chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí (1941) là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng.
1.2. Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt:
- Lời lẽ, cách xưng hô, chú mày mặc dù hai người trạc tuổi nhau.
1đ
0.5
0.5
Câu 2:
(2.5điểm)
2.1. Truyện được kể theo lời nhân vạt người anh.
Việc chọn người anh làm người kể chuyện ngôi thứ nhất là rất thích hợp với chủ đề, hơn nữa để cho sự hối lỗi được bày tỏ một cách chân thành hơn, đáng tin cậy hơn.
2.2. Vì:- người anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em
1đ
1.5đ
Câu 3:
(5điểm)
3.1. Chép lại theo trí nhớ đoạn thơ:
- Chép sai 3-4 lỗi: 0.5đ
- Chép sai trên 4 lỗi không cho điểm.
3.2. Đoạn văn trình bày 2 nội dung:
- Thể hiện lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác Hồ đối với bộ đội và nhân dân.
- Thể hiện tình cảm yêu mến, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
3.3.Tâm trạng của người đội viên:
- Lần 1: Thương yêu, cảm phục trước tấm lòng yêu thương bộ đội của Bác.
- Lần 3: Diễn tả tăng dần mức độ bồn chồn lo cho sức khỏe của Bác, diễn tả tình cảm lo lắng chân thành của người đội viên đối với Bác.
1đ
1đ
0.5
0.5
3đ
1.5
1.5
ĐỀ KT1T TIẾNG VIỆT 6 (LẦN 2)
Câu 1: (4điểm)
 1.1. Trình bày mô hình cấu tạo của phép so sánh. (Thông hiểu)
 1.2. Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong câu sau vào mô hình phép so sánh: 
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. ( Thông hiểu)
 1.3. Chỉ ra phép so sánh trong những khổ thơ dưới đây. Cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào. 
 a. Anh đội viên mơ màng
 Như nằm trong giấc mộng
 Bóng Bác cao lồng lộng
 Ấm hơn ngọn lửa hồng.
 b. Những ngôi sao thức ngoài kia
 Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
 Đêm nay con ngủ giấc tròn
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. ( Vận dụng thấp)
Câu 2: (5điểm)
 2.1. Thế nào là phép nhân hóa? ( Nhận biết)
 2.2. Nêu các kiểu nhân hóa. ( Nhận biết)
 2.3. Viết một đoạn văn (5-7 dòng) miêu tả với nội dung tự chọn trong đó có sử dụng phép nhân hóa. ( Vận dụng cao)
Câu 3: (1điểm)
 3.1. Thế nào là các thành phần chính của câu? ( Nhận biết)
 3.2. Xác định thành phần chính của câu văn sau: ( Nhận biết)
 Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
Câu 1:
 (4điểm)
Mô hình cấu tạo của phép so sánh: 
Vế A ( nêu tên sự vật, sự việc được so sánh);
Vế B ( nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật sự việc nói ở vế A);
Từ ngữ chỉ phương diện so sánh;
Từ ngữ chỉ ý so sánh ( gọi tắt là từ so sánh).
1.2. Điền những tập hợp từ vào mô hình:
Vế A
(sự vật được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B
( sự vật dùng để so sánh)
Trẻ em
như
Búp trên cành
Biết ăn ngủ...
là
ngoan
1.3. HS chỉ ra phép so sánh:
a. Như: so sánh ngang bằng
 Hơn: so sánh không ngang bằng.
b. Chẳng bằng: so sánh không ngang bằng
 Là: so sánh ngang bằng
1đ
0.25
0.25
0.25
0.25
1đ
0.5
0.5
2đ
1
1
Câu 2:
(5điểm)
2.1. Nhân hóa là gọi hoạc tả con vật, cây cối, đồ vật...bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giưới loài vật, cây cối, đồ vật,...trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
2.2. Các kiểu nhân hóa:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chiw hoạt động tính, chất của vật
- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
2.3. HS viết đoạn văn có sử dụng phép nhân hóa
1đ
1đ
3đ
Câu 3:
(1điểm)
3.1. Thành phần chính của câu là thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc phải có mặt trong câu gọi là thành phần phụ.
3.2. HS xác định các thành phần câu:
- một buổi chiều: TN
- tôi: CN
- ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống: VN
1đ
1đ

Tài liệu đính kèm:

  • doc111(1).doc