I/ Phần trắc nghiệm:(3đ)
Hs Đọc kĩ và khoanh tròn vào chữ cái có ý trả lời đúng nhất.
Câu1, Truyền thuyết là gì?
A/ Câu chuyện hoang đường.
B/ Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử của một dân tộc.
C/ Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử.
D/ Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật.
Câu 2, Nhân vật Lang Liêu trong truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy”gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt thời kì vua Hùng dựng nước?
A/ Chống giặc ngoại xâm. B/ Đấu tranh, chinh phục thiên nhiên.
C/ Lao động sản xuất. D/ Giữ gìn ngôi vua.
Câu 3, Truyền thuyết “Thánh Gióng” không nhằm giải thích hiện tượng nào sau đây:
A/ Tre đằng ngà có màu vàng óng. B/ Có nhiều hồ ao để lại.
C/ Thánh Gióng bay về trời. D/ Có một làng được gọi là làng Gióng.
Câu 4, Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng (Truyền thuyết “Thánh Gióng”) là thể hiện quan điểm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng đánh giặc, đúng hay sai?
A/ đúng. B/ sai.
Câu 5, Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc đánh nhau giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh( Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh) là :
A/ Vua Hùng kén rể. B/ Vua Hùng không công bằng trong việc đặt ra sính lễ.
C/ Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh. D/ Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ.
PHÒNG GD & ĐT KRÔNG BÔNG ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – Năm học : 2009-2010 TRƯỜNG : THCS HOÀ LỄ Môn : Ngữ văn (Phần Văn học ) Họ và tên : ( Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề ) Lớp : Điểm: Lời phê của giáo viên: Đề Bài: I/ Phần trắc nghiệm:(3đ) Hs Đọc kĩ và khoanh tròn vào chữ cái có ý trả lời đúng nhất. Câu1, Truyền thuyết là gì? A/ Câu chuyện hoang đường. B/ Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử của một dân tộc. C/ Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử. D/ Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật. Câu 2, Nhân vật Lang Liêu trong truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy”gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt thời kì vua Hùng dựng nước? A/ Chống giặc ngoại xâm. B/ Đấu tranh, chinh phục thiên nhiên. C/ Lao động sản xuất. D/ Giữ gìn ngôi vua. Câu 3, Truyền thuyết “Thánh Gióng” không nhằm giải thích hiện tượng nào sau đây: A/ Tre đằng ngà có màu vàng óng. B/ Có nhiều hồ ao để lại. C/ Thánh Gióng bay về trời. D/ Có một làng được gọi là làng Gióng. Câu 4, Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng (Truyền thuyết “Thánh Gióng”) là thể hiện quan điểm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng đánh giặc, đúng hay sai? A/ đúng. B/ sai. Câu 5, Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc đánh nhau giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh( Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh) là : A/ Vua Hùng kén rể. B/ Vua Hùng không công bằng trong việc đặt ra sính lễ. C/ Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh. D/ Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ. Câu 6, Truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” phản ánh hiện thực và ước mơ của người Việt Cổ trong công cuộc gì? A/ Dưng nước. B/ Đấu tranh chống thiên tai. C/ Giữ nước. D/ Xây dựng văn hóa dân tộc. II/ Phần tự luận:(7đ) Câu1, Nêu ý nghĩa truyện “Bánh chưng bánh giầy”.(3đ) Câu 2, Truyện “Thạch Sanh” có những chi tiết kì lạ nào? Hãy nêu rõ và cho biết các chi tiết đó thể hiện ước mơ gì của người xưa?(4đ) BÀI LÀM: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Đề kiểm tra Ngữ Văn 6 ( Phần Văn học ) Năm học : 2009 - 2010 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3đ) Hs Trả lời đúng một câu được 0,5đ. Câu1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 B C C A D B II/PHẦN TỰ LUẬN : ( 7đ) Câu1(3đ) HS trình bày được ghi nhớ của truyện “Bánh chưng bánh giầy” hoặc các ý sau: - Truyện đề cao nghề nông và thái độ quý trọng hạt gạo.(1,5đ) - Giải thích tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày tết.(1,5đ) Câu 2:(4đ) HS chỉ ra được các chi tiết kì lạ trong truyện “Thạch Sanh” như sau: - Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có nhiều điểm khác thường: Ước mơ về người bình thường cũng là người có phẩm chất và tài năng khác lạ.(1đ) - Cung tên vàng: Đấu tranh chống cái ác, bảo vệ người bị hại.(1đ) - Tiếng đàn thần: Niềm tin về đạo đức và công lý xã hội.(1đ) - Niêu cơm thần kì: Thể hiện tấm lòng nhân đạo và tư tưởng yêu hòa bình.(1đ) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT VĂN HỌC KHỐI 6 Năm học : 2009 -2010 A/ MỤC TIÊU : Giúp HS : - Kiến thức: Hs nhớ và trình bày được các kiến thức về truyền thuyết và cổ tích đã lĩnh hội được trong văn học thời gian qua. -Kỹ năng : Làm quen với dạng đề trắc nghiệm, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết từng vấn đề cụ thể. -Thái độ: Có ý thức tự giác khi làm bài. B / MA TRẬN : Mức độ nhận thức Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số Câu Điểm Tỉ lệ TN TL TN TL Thấp Cao Truyền thuyết Truyền thuyết Câu 1 0,5 đ 1 câu 0,5 đ 5 % Bánh chưng bánh giầy Câu2 0,5đ Câu 1 3đ 2 câu 3,5 đ 35 % Thánh Gióng Câu4 0,5 đ Câu 3 0,5đ 2 câu 1 đ 10% SơnTinh Thủy Tinh Câu 5 0,5đ Câu 6 0,5đ 2 câu 1 đ 10% Cổ tích Thạch Sanh Câu 2 4 đ 1câu 4 đ 40 % Tổng số câu, số điểm 3 Câu 1,5 đ 15% 3 Câu 1,5 đ 15 % 2 Câu 7 đ 70 % 8 Câu 10 đ 100%
Tài liệu đính kèm: