Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết: 83: Câu cầu khiến

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết: 83: Câu cầu khiến

A. Mục tiêu:

1/Kiến thức:

- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến, phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác.

- Nắm vững chức năng của câu cầu khiến, biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống gián tiếp.

2/. Kĩ năng:

- Sử dụng câu cầu khiến trong những trường hợp cần thiết.

3/. Thái độ:

- Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.

B.Phương pháp:

- Đàm thoại, nêu vấn đề

C. Chuẩn bị:

1/ GV:Nghiên cứu bài, soạn giáo án.

2/ HS: Học bài cũ, xem trước bài mới.

D. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định:

II. Bài cũ: - Nêu các chức năng khác của câu nghi vấn? Lấy 1 ví dụ về câu nghi vấn với chức năng bộc lộ tình cảm, cảm xúc?

III. Bài mới: Dẫn nhập.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết: 83: Câu cầu khiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: Tiết: 83 CÂU CầU KHIếN.
Ngày giảng:
A. Mục tiêu:
1/Kiến thức :
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến, phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng của câu cầu khiến, biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống gián tiếp.
2/. Kĩ năng :
- Sử dụng câu cầu khiến trong những trường hợp cần thiết. 
3/. Thái độ :
- Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.
B.Phương pháp: 
- Đàm thoại, nêu vấn đề
C. Chuẩn bị:
1/ GV:Nghiên cứu bài, soạn giáo án.
2/ HS: Học bài cũ, xem trước bài mới.
D. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định:
II. Bài cũ: - Nêu các chức năng khác của câu nghi vấn? Lấy 1 ví dụ về câu nghi vấn với chức năng bộc lộ tình cảm, cảm xúc?
III. Bài mới: Dẫn nhập.
Hoạt động của thầy và trò.
Kiến thức cơ bản.
GV chiếu tư liệu .
HS đọc các ví dụ (SGK).
Trong những đoạn trích trên câu nào là câu cầu khiến?
- Dựa vào đặc điểm hình thức nào em biết đó là câu cầu khiến?
- Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên được dùng để làm gì?
HS đọc 2 ví dụ mục 2, lưu ý ngữ điệu.
Cách đọc “ Mở cửa” ! trong (b) có khác trong (a) không?
Câu mở cửa trong (b) dùng để làm gì? Khác với câu mở cửa ở trong (a) chổ nào?
 - Vậy câu cầu khiến là những câu như thế nào, được dùng để làm gì?
- Khi viết có thể kết thúc câu cầu khiến bằng những dấu gì?
HS đọc to rõ ghi nhớ 
Làm bài tập trắc nghiệm trên máy.
GV nhận xét chốt.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa.
HS đọc kĩ bài tập 1.
Nhận xét về chủ ngữ của những câu đó?
a). Vắng chủ ngữ.
b). Ông giáo ( ngôi thứ 2 số ít ).
c). Chúng ta.
* Nhận xét của em về ý nghĩa của các câu khi thêm bớt, thay đổi chủ ngữ.
HS đọc kĩ bài tập 2, GV gợi ý HS tìm ra câu cầu khiến.
GV hướng dẫn HS nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện.
Trường hợp c thường xảy ra ở tình huống cấp bách, gấp gáp.
HS đọc yêu cầu bài tập 3 ở SGK.
So sánh hình thức và ý nghĩa của hai cầu sau;
Câu b: có chủ ngữ, ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ tình cảm đối với người nghe.
 Học sinh đọc yêu cầu của bài tập, viết thành đoạn văn và trình bày trước lớp 
 GV nhận xét, CHốT .
I/ - Đặc điểm hình thức và chức năng.
1/ Xét ví dụ SGK:
2/ Nhận xét:
VD1:
* Xác định câu cầu khiến.
a). “ Thôi đừng lo lắng”(1), “ Cứ về di”(2)
b). “ Đi thôi con”(3)
* Đặc điểm hình thức;
 có những từ cầu khiến: đừng, đi, thôi.
* Chức năng: 
1). Khuyên bảo.động viên
2). Yêu cầu, nhắc nhở
3). Yêu cầu, nhắc nhở
VD2:
a). Câu trần thuật -> giọng bình thường dùng để trả lời câu hỏi.
b). Câu cầu khiến -> giọng nhấn mạnh có ngữ điệu ->dùng để yêu cầu, đề nghị, ra lệnh.
3.Kết luận:
- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến: như hãy đừng, chớ, đi thôi , nào, .. hay ngữ điệu cầu khiến.
- Câu cầu khiến được dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị,khuyên bảo...
- Khi viết câu cầu khiến thường được kết thúc bằng dáu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
Ghi nhớ: SGK
Ví dụ.
II/ - Luyện tập:
 1/ Bài tập 1:
* Đặc điểm hình thức: có cá từ cầu khiến sau.
a). Hãy.
b). Đi.
c). Đừng.
* Nhận xét về chủ ngữ của những câu đó.
a). Vắng chủ ngữ. dựa vào văn bản ta biết chủ ngữ là Lang Liêu.
b). Ông giáo ( ngôi thứ 2 số ít ).
c). Chúng ta.ngôi thứ nhất số nhiều.
* Nhận xét về ý nghĩa của các câu khi thêm bớt,thay đổi chủ ngữ.
a. Thêm chủ ngữ Con/ hãy lấy gạo mà lễ tiên vương.-.ý nghĩa không thay đổi chỉ làm cho đối tượng tiếp nhận thể hiện rõ hơn, lời yêu cầu tình cảm hơn.
b. Lược CN -> hút trước đi.=> ý nghĩa cầu khiến dường như mạnh hơn, nhưng câu nói kém lịch sự hơn.
c. Thay đổi chủ ngữ.các anh => ý nghĩa cơ bản của câu thay đổi, vì người tiếp nhận bây giờ không có mặt của người nói.
Bài tập 2:
* Xác định câu cầu khiến. Và sự khác nhau.
a. Thôi im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. ( vắng chủ ngữ)
b. Các em đừng khóc.( CN ở ngôi thứ 2)
c. Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này! Vắng chủ ngữ, không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu.
Bài tập 3:
Giống nhau: cả hai câu đều là câu cầu khiến, có từ ngữ cầu khiến.
Khác nhau :
- câu a vắng chủ ngữ ý nghĩa mang tính chất ra lệnh.
- câu b có chủ ngữ ở ngôi thứ hai số ít, nhờ có chủ ngữ trong câu b nên ý cầu khiến nhẹ hơn tình cảm hơn
Bài tập vận dụng.
 Trong lớp em cũn cú bạn ham chơi, nhỏc học, làm ảnh hưởng đến việc học tập khiến thầy cụ và cha mẹ phiền lũng. Em hóy viết một đoạn văn ngắn cú sử dụng cõu cầu khiến để khuyờn bạn cần cố gắng hơn trong việc học.
V. Củng cố - dặn dò :
Câu cầu khiến là câu có đặc điểm hình thức gì? Chức năng của cầu khiến? 
 - Nắm kĩ ghi nhớ.
Làm bài tập bài tập 4.
Lập bản đồ tư duy cho tiết học này.
Xem trước bài: “ Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh”.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docCAU CAU KHIEN.doc