Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 8 Tiết 37: Văn bản: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích truyện Lục Vân Tiên) - Nguyễn Đình Chiểu

Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 8 Tiết 37: Văn bản: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích truyện Lục Vân Tiên) - Nguyễn Đình Chiểu

Ngữ văn- Bài 8

Tiết 37:Văn bản: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

 (Trích truyện Lục Vân Tiên ) -Nguyễn Đình Chiểu-

I.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm truyện Lục Vân Tiên.

-Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tá phẩm truyện Lục Vân Tiên .

- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện ,cốt truyện trong tác phẩm truyện Lục Vân Tiên.

- Khát vọng cứu người,giúp đời của tác giảvà phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu một một đoạn trích đoạn thơ.

-Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích .

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niện đạo đức mà Nguyễn Đình Chiêủ đã khắc hoạ trong đoạn trích .

3. Thái độ: HS biết yêu chính nghĩa, ghét gian tà

 

doc 10 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 805Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 8 Tiết 37: Văn bản: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích truyện Lục Vân Tiên) - Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/9/2011 
Ngày giảng: ../.../2011 
 	Ngữ văn- Bài 8 
Tiết 37:Văn bản: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
 (Trích truyện Lục Vân Tiên ) -Nguyễn Đình Chiểu-
I.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: 
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm truyện Lục Vân Tiên.
-Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tá phẩm truyện Lục Vân Tiên .
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện ,cốt truyện trong tác phẩm truyện Lục Vân Tiên.
- Khát vọng cứu người,giúp đời của tác giảvà phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
2. Kĩ năng: 
- Đọc- hiểu một một đoạn trích đoạn thơ.
-Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích .
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niện đạo đức mà Nguyễn Đình Chiêủ đã khắc hoạ trong đoạn trích .
3. Thái độ: HS biết yêu chính nghĩa, ghét gian tà
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
1.Kn giao tiếp
2. Kn xác định giá trị bản thân.
III. Chuẩn bị
- GV: Nội dung bài dạy, Bảng phụ, ảnh chân dung NĐC
- HS: Soạn bài, trả lời câu hỏi Sgk. 
IV.Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Đọc diễn cảm, phân tích văn bản, đàm thoại; Động não, học theo nhóm.
V.Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức. (1’)Sĩ số: 9 a: 9b:
2.Kiểm tra bài cũ: (5’) :Đọc thuộc lòng diễn cảm đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Nêu nội dung và nghệ thuật chính của văn bản đó.
- HS trả lời
- GV nhận xét và ghi điểm
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
*Khởi động (1’): Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói về Nguyễn Đình Chiểu: Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng thoạt nhìn chưa thấy sáng song càng nhìn, càng sáng. Nguyễn Đình Chiểu - Nhà thơ yêu nước vĩ đại là một trong những ngôi sao như thế. Ông sáng tác tác phẩm Lục Vân Tiên, một tác phẩm có sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong lòng nhân dân,đặc biệt là nhân dân Nam Bộ. Ngay từ năm 1864, tức là chỉ mươi năm sau khi tác phẩm ra đời, một người Pháp đã dịch tác phẩm này ra tiếng Pháp mà điều thôi thúc ông ta chính là hiện tượng đặc biệt “ở Nam kì lục tỉnh, có lẽ không có một người chài lưới hay người lái đò nào lại không ngâm nga vài ba câu Lục Vân Tiên trong khi đưa đẩy mái chèo”. Ông xem Truyện lục Vân Tiên như là một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người có cái ưu điểm lớn là diễn tả được trung thực những tình cảm của cả một dân tộc.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
Hoạt động 1: HD đọc- hiểu văn bản
*Mục tiêu: Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm truyện Lục Vân Tiên. Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tá phẩm truyện Lục Vân Tiên .
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện ,cốt truyện trong tác phẩm truyện Lục Vân Tiên.
- Khát vọng cứu người,giúp đời của tác giảvà phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
- HS trình bày được tinh thần nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên qua hành động đánh cướp để cứu Kiều Nguyệt Nga.
*Cách tiến hành.
- GV:HD học sinh đọc chú ý chuyển giọng sao cho phù hợp ở những câu kể, tả trận đánh, cử chỉ và lời nói của hai nhân vật chính sau trận đánh.
- GV đọc một đoạn, gọi học sinh đọc và nhận xét.
- GV. Tóm tắt một lượt và hướng dẫn học sinh tự tóm tắt.
- HS đứng tại chỗ tóm tắt ngắn gọn tác phẩm “Lục Vân Tiên” theo SGK.
Hỏi :Nêu hiểu biết của em về tác giả
- HS trả lời
- GVchốt
-GV mở rộng :Nguyễn Đình Chiểu một nhân cách lớn, nghị lực sống và cống hiến trọn đời.
Mới 26 tuổi đã tàn tật, đường công danh nghẽn lối, đường tình duyên trắc trở, về quê lại gặp buổi loạn li nhưng ông không gục ngã trước số phận mà vẫn ngẩng cao đầu mà sống. Ông ghé vai gánh vác cả ba trọng trách: Làm một thầy thuốc, một thầy giáo, một nhà thơ.
- NĐC kiên quyết giữ vững lập trường kháng chiến, tìm đến các căn cứ chống giặc, làm quân sự cho các lãnh tụ nghĩa quân.
- Khi ông mất, cả cánh đồng Ba Tri rợp bóng khăn tâng của các thế hệ học trò.
-Hs quan sát kênh hình (tượng chân dung Nguyễn Đình Chiểu) và một số tranh ảnh khác về ông.
Hỏi:Tại sao nhân dân Bến Tre lại tạc tượng chân dung Nguyễn Đình Chiểu?
- Vì ông là một nhân cách lớn.
- Vì nghị lực sống và cống hiến cho đời.
- Lòng yêu nước và tấm lòng bất khuất chống giặc ngoại xâm.
- HS đọc chú thích 1(sgk) 
Hỏi:Nêu những nét chính về tác phẩm “Lục Vân Tiên”
HS 
GV.Cuộc đời nhân vật chính thường gặp nhiều gian truân, trắc trở bị kẻ xấu hãm hại nhưng họ vẫn được phù trợ cưu mang, cuối cùng tai qua nạn khỏi được đền trả xứng đáng, kẻ xấu bị trừng trị....
HS thảo luận nhóm nhỏ theo bàn (3’)
Giải thích nghĩa của các từ : Hồ đồ ,quân tử , phỉ? 
HS trả lời -> GV nhận xét 
Hỏi:Nêu vị trí của đoạn trích?
HS
Hỏi:Đoạn trích chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
-P1: 14 câu đầu: Lục Vân Tiên đánh cướp.
-P2: còn lại: trò chuyện giữa Vân Tiên và Nguyệt Nga.
- GV. Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng của tác phẩm. Đây là một chàng trai vưa rời trường học bước vào đời lòng đầy hăm hở muốn lập công danh, cũng mong thi thố tài năng cứu người, giúp đời. Gặp tình huống bất bình này là một thử thách đầu tiên cũng là một cơ hội hành động cho chàng.
Hỏi: Phẩm chất của LVT trong đoạn trích này bộc lộ qua những tình huống nào? 
+ Hành động đánh cướp
+ Cách cư xử với KNN
Hỏi:Hành động đánh cướp của LVT được tác giả miêu tả tập trung trong những câu thơ nào? 
- HS đọc từ đầu ... thân vong 
Hỏi: Tìm chi tiết, từ ngữ thể hiện hành động, lời nói của Vân Tiên, của bọn cướp?
HS trả lời:
 +Hành động: Ghé lại bên đàng, Bẻ cây làm gậy, Xông vô, tả đột hữu xông.-> là những hành động dứt khoát, dũng cảm, mạnh mẽ.
+Lời nói: “Bớ đảng hung hung đồ, hồ đồ hại dân”-> hùng hồn, đanh thép.
- Bọn cướp: Mặt đỏ phừng phừng, phủ vây, quăng gươm giáo chạy
Hỏi:Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả Vân Tiên đánh cướp? Qua đó làm nổi bật phẩm chất nào của nhân vật?
HS
Gv giảng: Chàng chỉ có một mình, tay không. Trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đủ đầy, tiếng tăm lẫy lừng. Vậy mà Vân Tiên bẻ cây làm gậy xông vào đánh cướp. Vân Tiên đột kích bên tả, xung phong bên hữu, bọn cướp bị đánh tơi bời, bọn lâu la bỏ chạy. Phong Lai bị đánh cho bỏ mạng.
GV chốt lại kiến thức .
22’
3’
11’
I. Đọc, tìm hiểu văn bản
1. Đọc, tóm tắt
a. Đọc 
b.Tóm tắt :
2. Thảo luận chú thích
a. Tác giả, tác phẩm :
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tục gọi là Đồ Chiểu.
- Là thầy giáo, thầy thuốc, một nhà thơ lớn của dân tộc.
- Có tấm lòng yêu nước, thương dân.
- Cuộc đời gặp nhiều bi kịch: mù lòa, công danh dang dở
- Ông để lại nhiều áng văn có giá trị (viết bằng chữ nôm): Lục Vân Tiên, Ngư tiều y thuật vấn đáp, dương từ- Hà mậu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...
* Tác phẩm: Lục Vân Tiên
- Viết khoảng đầu những năm 50 thế kỉ XIX trong thời gian nhà thơ ở Gia Định.
- Là tác phẩm lớn gồm 2082 câu thơ nôm lục bát.
- Truyện đề cao tinh thần nghĩa hiệp, thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
b.Các chú thích khác (113-114)
II. Vị trí, bố cục đoạn trích
1. Vị trí:
- Nằm ở phần đầu của tác phẩm
2. Bố cục: chia 2 phần
III.Tìm hiểu nội dung văn bản
1. Nhân vật Lục Vân Tiên
a, Hành động đánh cướp
*Sử dụng phương thức kể, tả, các động từ mạnh, so sánh Vân Tiên với Triệu tử Long để làm nổi bật tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên.
4. Củng cố (1’)
- GV chốt lại nội dung chính của tiết học.
5. HD học bài (1’)
*/ Bài cũ: Nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm.
*/ Bài mới: Soạn tiếp bài “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
Ngày soan: 28/9/2011
Ngày giảng:../../2011
Ngữ văn- BàI 8
Tiết 40:Văn bản: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
 (Trích truyện Lục Vân Tiên ) - Nguyễn Đình Chiểu- 
 I.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: 
- Tiếp tục tìm hiểu khát vọng cứu người,giúp đời của tác giảvà phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
2. Kĩ năng: 
- -Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích .
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niện đạo đức mà Nguyễn Đình Chiêủ đã khắc hoạ trong đoạn trích .
3. Thái độ: HS biết yêu chính nghĩa, ghét gian tà.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
1.Kn giao tiếp
2. Kn suy nghĩ sáng tạo.
3.Kn xác định giá trị bản thân.
III. Chuẩn bị
- GV: Nội dung bài dạy, tranh
- HS: Soạn bài, trả lời câu hỏi Sgk. 
IV.Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Đọc diễn cảm, phân tích văn bản, đàm thoại; Động não, học theo nhóm.
V.Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức. (1’)Sĩ số: 9 a: 9b:
2.Kiểm tra bài cũ: (5’) Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên qua hành động đánh cướp để cứu Kiều Nguyệt Nga?
Đáp án: LVT là người dũng cảm,mạnh mẽ,là anh hùng tài năng có tấm lòng vị nghĩa.
- HS trả lời
- GV nhận xét và ghi điểm
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
*Khởi động (1’):Đối với Kiều Nguyệt Nga, LVT đã cư xử như đối với người bị nạn, vậy hình tượng hai nhân vật lí tưởng đó ntn ,chúng ta cùng tìm hiểu tiếp trong tiết học này
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
Hoạt động 1: HD đọc- hiểu văn bản.(tiếp theo)
*Mục tiêu: Khát vọng cứu người,giúp đời của tác giảvà phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
 *Cách tiến hành.
- HS quan sát bức tranh Sgk trang10
GV: sau khi đánh tan bọn cướp, Vân Tiên đã giải thoát cho Kiều Nguyệt Nga. Cuộc kì ngộ giữa người đẹp và trang anh hùng diễn ra cảm động, đầy tình nghĩa.
- GV gọi học sinh đọc: “Dẹp rồi ... đến đây”.
Hỏi: Khi đã dẹp tan bọn cướp, thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên đã có hành động như thế nào?
HS: ân cần hỏi han, động lòng.
Hỏi:Tìm những lời nói có giá trị khắc rõ nét nhân vật Lục Vân Tiên trong cuộc đối thoại với Kiều Nguyệt Nga?
- HS liệt kê một số câu thơ:
+ Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai
+ Vân Tiên nghe nói liền cười
 Làm ơn há để trông người trả ơn
+ Nhớ câu kiến ngãi bất vi 
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
Gv ghi bảng.
Hỏi:Hãy giải thích ý nghĩa các câu nói của Vân Tiên?
- “ Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai”-> thể hiện chàng là người đứng đắn theo quan điểm của lễ giáo phong kiến “Nam nữ thụ thụ bất thân” song vẫn hỏi thăm ân cần, quan tâm chân thành với người bị hại.
-“ Vân Tiên nghe nói liền cười
 Làm ơn há để trông người trả ơn” -> Theo Vân Tiện làm ơn không phải mong được đền ơn đáp nghĩa.
 Việc chàng không nhận cái lạy tạ của 2 cô gái, từ chối lời mời về nhà Kiều Nguyệt Nga để cha nàng đền đáp, và đoạn sau là từ chối nhận châm vàng của nàng, chỉ cùng nhau sướng họa và thanh thản ra đi không hề vương vấn. Đối với chàng, làm việc nghĩa là bổn phận, một lẽ tự nhiên, chàng không coi đó là công trạng.
- “Nhớ câu kiến ngãi bất vi 
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”-> Theo Vân Tiên thấy việc nghĩa không làm thì không phải là người anh hùng. Quan niệm sống của Vân Tiên mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán. Hỏi:Tác giả khắc họa nhân vật Lục Vân Tiên bằng cách nào? Tác dụng?
Hỏi:Qua việc xây dựng hình ảnh Lục Vân Tiên, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm điều gì?
HS -> GV chốt
GV chuyển ý
- GV gọi học sinh đọc: “Thưa rằng... cùng ngươi”.
Hỏi:Theo em những lời nói nào của Nguyệt Nga có giá trị khắc họa rõ nét tính cách nhân vật này?
HS
+ Làm con đâu dám cãi cha
+ Trước xe quân tử tạm ngồi
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa
+ Hà Khê qua đó cũng gần
Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng.
+ Gẫm câu báo đức thù công
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.
Hỏi:Nhận xét cách xưng hô và lời lẽ của nhân vật?
- Cách xưng hô khiêm nhường, cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước, cách trình bày vấn đề khúc triết, thể hiện niềm cảm kích chân thành.
Hỏi:Qua những lời giãi bày của KNN, em thấy nàng có những phẩm chất gì?
HS
GV: Điều đáng quý nhất ở Nguyệt Nga là nàng rất trọng tình nghĩa
Hỏi:Chỉ ra những câu thơ thể hiện phẩm chất trọng tình nghĩa của Kiều Nguyệt Nga? Phân tích những câu thơ đó?
HS
GV: Lời nói mộc mạc, chân thành, đầy ân nghĩa. Nguyệt Nga là người chịu ơn, lại là cái ơn trọng không chỉ cứu mạng mà còn cứu cả cuộc đời rong trắng của nàng. Nàng rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn nói lên lòng biết ơn của mình dù biết rằng có đền đáp đến mấy thì cũng là chưa đủ.
GV mở rộng: Bởi vậy cuối cùng nàng tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với Vân Tiên, giám liều mình giữ trọn ân tình thủy chung với chàng.
Hỏi:Từ đó phẩm chất tốt đẹp nào của Nguyệt Nga tiếp tục được bộc lộ?
HS
- Với những nét đẹp tâm hồn đó đã làm cho H/ảnh Kiều Nguyệt Nga chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân, của bạn đọc.
Hoạt động 2: HD tổng kết 
*Mục tiêu: HS ghi nhớ được những giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản.
*Cách tiến hành:
Hỏi :Theo em, nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ? Điều đó cho ta thấy truyện Lục Vân Tiên gần với loại truyện nào mà em đã học?
- Nhân vật LVT được miêu tả qua hành động, cử chỉ
- Truyện gần với truyện dân gian.
Hỏi:Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn thơ trích?
- Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam Bộ nó có phần thiếu trau truốt uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ người kể, rất tự nhiên dễ đi vào quần chúng.
Hỏi:Qua đoạn trích em hiểu tác giả muốn bộc lộ khát vọng gì?
- HS trả lời, GV chốt
Hỏi: Em hãy khái quát lại giá trị nghệ thuật và nội dung của toàn bộ đoạn trích “LVT cứu KNN”? 
HS -> GV
- HS đọc ghi nhớ
- GV nhấn mạnh nội dung chính.
Hoạt động 3: HD luyện tập
Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm văn bản.
Cách tiến hành: 
- HS xác định yêu cầu bài tập, trả lời miệng.
- GV gọi 3 học sinh đọc đoạn thơ, chú ý sắc thái từng lời thoại trong đoạn trích.
- HS, GV nhận xét, uốn nắn.
12’
13’
4’
7’
III.Tìm hiểu nội dung văn bản
1. Nhân vật Lục Vân Tiên
b. Trong cuộc đối thoại với Kiều Nguyệt Nga.
*Tác giả dùng ngôn ngữ đối thoại, hành động, cử chỉ để khắc hoạ Lục Vân Tiên là con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm ,nhân hậu, khiêm nhường là cách cư xử của bậc anh hùng hảo hán.
*Lục Vân Tiên là nhân vật lí tưởng mà tác giả Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và khát vọng hành đạo giúp đời. 
2, Nhân vật Kiều Nguyệt Nga.
*Qua ngôn ngữ đối thoại ta thấy Nguyệt Nga là một tiểu thư khuê các, thuỳ mị nết na, có học thức.
*Kiều Nguyệt Nga là cô gái rất mực đằm thắm, ân tình, đức hạnh, trọng tình nghĩa.
IV. Ghi nhớ (SGK-115)
V. Luyện tập
Bài tập: Phân biệt sắc thái riêng trong từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích, đọc diễn cảm đoạn thơ.
- Phong Lai-> LVT: lời nói hống hách, kiêu căng.
- Vân Tiên-> Bọn cướp Phong Lai: Phẫn nộ, hùng hồn, đanh thép với bọn cướp.
- LVT-> KNN: Ân cần, chu đáo với Nguyệt Nga.
- Kiều Nguyệt Nga-> LVT: Cách nói văn vẻ, dịu dàng, mực thước.
4. Củng cố (1’)
GV khái quát nhấn mạnh nội dung bài học.
5. HD học bài (1’)
*/ Bài cũ: - Học thuộc lòng đoạn trích, học để nắm vững nội dung
 - Phân tích nv LVT,K N N thông qua lời nói hành động của nhân vật.
 - Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng ở phần chú thích.
*/ Bài mới : Chuẩn bị: Ôn tập văn học trung đại
 Trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_bai_8_tiet_37_van_ban_luc_van_tien_cuu_kie.doc