Đề kiểm tra 1 tiết về thơ và truyện hiện đại lớp: 9 - Năm học: 2008 - 2009 - Đề 3

Đề kiểm tra 1 tiết về thơ và truyện hiện đại lớp: 9 - Năm học: 2008 - 2009 - Đề 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:

1. Trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” câu thơ: "Chỉ cần trong xe có một trái tim", tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì?

 A. So sánh và nhân hóa. B. Nhân hóa và tượng trưng.

 C. Hoán dụ và tượng trưng. D. So sánh và ẩn dụ.

 2. Nhà thơ Bằng Việt viết bài thơ Bếp lửa trong hoàn cảnh nào?

 A. Khi giặc đốt làng. B. Khi nhà thơ đi bộ đội. C. Khi đi sơ tán. D. Khi đi học ở nước ngoài.

 3. Nên hiểu câu thơ Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (trong bài thơ: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” như thế nào?

 A. Em bé nóng như mặt trời rọi nắng trên lưng mẹ.

 B. Em bé là mặt trời - nguồn sáng, nguồn vui, nguồn sống của mẹ.

 C. Mặt trời thiên nhiên như em bé nằm trên lưng mẹ.

 D. Mặt trời gần gũi với mẹ như là một người con.

 4. Những nơi nào tác giả bài thơ Ánh trăng đã sống và coi vầng trăng là tri kỉ?

 A. Đồng, sông, bãi, rừng. B. Đồng, sông, núi, rừng.

 C. Đồng, sông, bể, rừng. D. Bãi, đồng, sông, bể.

 5. Truyện ngắn "Làng" viết về đề tài gì?

 A. Người trí thức. B. Người phụ nữ.

 C. Người lính. D. Người nông dân.

 6. Nội dung chính của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"?

 A. Ca ngợi cảnh đẹp của Sa Pa.

 B. Kể về người họa sĩ già sắp về hưu mà vẫn hăng hái sáng tác.

 C. Kể về cô kỹ sư mới ra trường tình nguyện lên miền núi cao công tác.

 D. Ca ngợi những người làm công tác khí tượng thầm lặng.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết về thơ và truyện hiện đại lớp: 9 - Năm học: 2008 - 2009 - Đề 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
ĐỀ KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN 
HIỆN ĐẠI (TIẾT 77 THEO PPCT)
 Lớp: 9
 Năm học: 2008-2009
 Thời gian: 45 phút
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Thơ
C2
C13 ý 3,4
C1, C3,C4
C7, C8, C12
Truyện
C9, C11,
C13 ý 1,2
C5, C6,
C10
C1
Tổng số điểm
1,75đ
2,25đ
6đ
Tỉ lệ
17,5%
22,5%
60%
PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
ĐỀ KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN 
HIỆN ĐẠI 
 Lớp: 9
 Năm học: 2008-2009
 Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
1. Trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” câu thơ: "Chỉ cần trong xe có một trái tim", tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì?
	A. So sánh và nhân hóa.	B. Nhân hóa và tượng trưng.
	C. Hoán dụ và tượng trưng.	D. So sánh và ẩn dụ..
	2. Nhà thơ Bằng Việt viết bài thơ Bếp lửa trong hoàn cảnh nào?
	A. Khi giặc đốt làng. B. Khi nhà thơ đi bộ đội.	 	 C. Khi đi sơ tán. D. Khi đi học ở nước ngoài.
	3. Nên hiểu câu thơ Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (trong bài thơ: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” như thế nào?
	A. Em bé nóng như mặt trời rọi nắng trên lưng mẹ.
	B. Em bé là mặt trời - nguồn sáng, nguồn vui, nguồn sống của mẹ.
	C. Mặt trời thiên nhiên như em bé nằm trên lưng mẹ.
	D. Mặt trời gần gũi với mẹ như là một người con.
	4. Những nơi nào tác giả bài thơ Ánh trăng đã sống và coi vầng trăng là tri kỉ?
	A. Đồng, sông, bãi, rừng.	B. Đồng, sông, núi, rừng.
	C. Đồng, sông, bể, rừng.	D. Bãi, đồng, sông, bể.
	5. Truyện ngắn "Làng" viết về đề tài gì?
	A. Người trí thức.	B. Người phụ nữ.
	C. Người lính.	D. Người nông dân.
	6. Nội dung chính của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"?
	A. Ca ngợi cảnh đẹp của Sa Pa.	
	B. Kể về người họa sĩ già sắp về hưu mà vẫn hăng hái sáng tác.
	C. Kể về cô kỹ sư mới ra trường tình nguyện lên miền núi cao công tác.
	D. Ca ngợi những người làm công tác khí tượng thầm lặng.
	7. Hình ảnh " đầu súng trăng treo" gợi cho em liên tưởng gì?
	A. Âm u và trong sáng.	B. Mạnh mẽ và dịu dàng.
	C. Hiện thực và lãng mạn.	D. Hiện tại và tương lai.
	8. Hình ảnh người lính trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" và người lính trong trong bài "Đồng chí" có điểm gì khác nhau?
	A. Khác nhau về lý tưởng.	B. Khác nhau về tình cảm.
	C. Khác nhau về tinh thần.	D. Khác nhau về hoàn cảnh.
9. Văn bản "Chiếc lược ngà" được kể theo lời của:
	A. Ông Sáu.	B. Bé Thu.
	C. Người bạn của ông Sáu.	D. Tác giả.
	10. Nội dung chính được thể hiện trong văn bản "Chiếc lược ngà" là:
	A. Sự đoàn tụ của gia đình ông Sáu sau tám năm xa cách.
	B. Tình cảm sâu sắc, cảm động thắm thiết của cha con ông Sáu.
	C. Nỗi day dứt ân hận của bé Thu khi chia tay cha.
	D. Nỗi vui mừng của ông Sáu khi gặp được con.
11. Trong " Lặng lẽ Sa Pa", "Người cô độc nhất thế gian" là biệt hiệu ai gọi ai?
	A. Bác lái xe gọi anh thanh niên. B. Cô gái gọi anh thanh niên.
	C. Họa sĩ gọi bác lái xe. D. Anh thanh niên gọi ông kỹ sư.
12. Bài thơ "Đồng chí" viết về đề tài gì?
	A. Tình đồng đội.	B. Tình quân dân.
	C. Tình anh em.	D. Tình bạn bè.
	13. Điền vào ô trống trong bảng thống kê tên tác tác giả và tác phẩm truyện và thơ hiện đại được học trong chương trình Ngữ văn 9 học kỳ I.
Tên tác giả
Tên tác phẩm
(1)
Lặng lẽ Sa Pa
Nguyễn Quang Sáng
(2)
(3)
Đoàn thuyền đánh cá
Bằng Việt
(4)
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm).
Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính.( Viết không quá một trang).
...............................Hết..................................
PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
ĐỀ KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN 
HIỆN ĐẠI (TIẾT 77 THEO PPCT)
 Lớp: 9
 Năm học: 2008-2009
 Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm.
Ý
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
D
B
C
D
D
C
D
C
B
A
A
	- Ý 13: Mỗi kết quả điền đúng được 0,25 điểm.
(1) - Nguyễn Thành Long
(2) - Chiếc lược ngà
(3) - Huy Cận
(4) - Bếp lửa
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm).
Phần
Nội dung
Điểm
Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm "Làng", nhân vật ông Hai.
0,5đ
Thân bài
- Phân tích hoàn cảnh của ông Hai: Rất yêu làng, tự hào, hay khoe về làng, nhưng lại phải xa làng Chợ Dầu để đi tản cư.
- Tình cảm yêu làng của ông bị đặt vào một hoàn cảnh gay cấn, đầy thử thách: Tin làng Chợ Dầu theo giặc, phản bội cách mạng, phản bội kháng chiến.
- Ông Hai đó phải trải qua tâm trạng đầy dằn vặt, đau đớn, phải đấu tranh tư tưởng rất quyết liệt để lựa chọn con đường đi đúng đắn cho mình.
- Diễn biến tâm trạng của nhân vật trải qua các tình cảm, thái độ khác nhau:
	+ Thoạt đầu nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ người đàn bà tản cư nói ra, ông bàng hoàng, sững sờ, nghi ngờ, không thể tin được.
	+ Khi cái tin ấy được khẳng định chắc chắn, ông buộc phải tin. Tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, day dứt với mặc cảm là kẻ phản bội.
	+ Luôn sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ, nhục nhã nên trốn biệt ở trong nhà.
	+ Tủi thân, thương con, thương dân làng Chợ Dầu và thương thân mình bị mang tiếng là dân làng Việt gian.
- Ông Hai tiếp tục bị đặt vào một tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt hơn khi nghe mụ chủ nhà báo sẽ đuổi hết người làng Chợ Dầu khỏi nơi sơ tán.
	+ Ông cảm nhận hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống.
	+ Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng vô cùng bế tắc. Mâu thuẫn nội tâm được đẩy đến đỉnh điểm.
	+ Giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội, nhưng lòng yêu làng, tin những người cùng kháng chiến, khiến ông bán tín bán nghi.
	+ Định quay về làng, nhưng hiểu rõ thế là phản bội cách mạng, phản bội Cụ Hồ.
	+ Tâm sự với đứa con để củng cố niềm tin vào cách mạng, kháng chiến. Ông tự nhủ mình: " Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù".
	+ Giữ được tình cảm trung thành với cách mạng, kháng chiến, Cụ Hồ.
- Tâm trạng nhân vật được miêu tả cụ thể, gợi cảm qua diễn biến nội tâm, ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ rất sinh động.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2đ
2đ
0,25đ
Kết bài
Khẳng định lại tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính.
0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe 03.doc