Đề kiểm tra 2 tiết môn: Ngữ văn, lớp: 9

Đề kiểm tra 2 tiết môn: Ngữ văn, lớp: 9

Nội dung đề:

I.Trắc nghiệm (2 điểm)

 Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.

 1.Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản Truyện Kiều là gì?

 A. Biểu cảm C. Tự sự

 B. Nghị luận D. Miêu tả

 2. Dòng nào nói không đúng về nghệ thuật của Truyện Kiều?

 A. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện.

 B. Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi.

 C. Có nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn.

 D. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình.

 E. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc.

 3. Ý nào nói đúng nhất giá trị nghệ thuật của những chi tiết thần kì ở cuối tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương?

 A. Làm hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp của Vũ Nương.

 B. Tạo nên kết thúc có hậu cho tác phẩm.

 C. Thể hiện tính bi kịch của tác phẩm.

 D. Cả A, B, C đều đúng.

 4. Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật, con người và sự việc trở nên sinh động, cần sử dụng kết hợp với yếu tố nào?

 A. Miêu tả C. Thuyết minh

 B. Biểu cảm D. Nghị luận

 

doc 38 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1068Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra 2 tiết môn: Ngữ văn, lớp: 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD – ĐT Bình Định 
Trường THPT An Lão	ĐỀ KIỂM TRA 2 TIẾT
	Môn: Ngữ văn, Lớp: 9
	Tiết số 34, 35 ( theo PPCT)
	Viết bài tập làm văn số 2: Văn bản tự sự
Nội dung đề:	 
I.Trắc nghiệm (2 điểm)
 Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.
 1.Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản Truyện Kiều là gì?
 A. Biểu cảm	C. Tự sự
 B. Nghị luận	D. Miêu tả
 2. Dòng nào nói không đúng về nghệ thuật của Truyện Kiều?
 A. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện.
 B. Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi.
 C. Có nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn.
 D. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình.
 E. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc.
 3. Ý nào nói đúng nhất giá trị nghệ thuật của những chi tiết thần kì ở cuối tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương?
 A. Làm hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp của Vũ Nương.
 B. Tạo nên kết thúc có hậu cho tác phẩm.
 C. Thể hiện tính bi kịch của tác phẩm.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
 4. Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật, con người và sự việc trở nên sinh động, cần sử dụng kết hợp với yếu tố nào?
 A. Miêu tả	C. Thuyết minh
 B. Biểu cảm	 D. Nghị luận
II. Tự luận (8 điểm)
 Dựa vào hai đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều và Kiều ở lầu Ngưng Bích, hãy vào vai nhân vật Thuý Kiều, kể lại câu chuyện từ khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha cho đến khi Kiều ra ở lầu Ngưng Bích.	
Đáp án:
I.Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng được 0, 5 điểm.
C âu
1
2
3
4
Đ áp án
C
B
D
A
II. Tự luận
1. Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làm một bài văn tự sự, đặc biệt có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, có bố cục rõ ràng, hành văn lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
2. Yêu cầu về nội dung:
-Kể chuyện ở ngôi thứ nhất, nhân vật Thuý Kiều.
-Thực chất là kể chuyện sáng tạo trên cơ sở “Truyện Kiều”.
-Học sinh có thể làm bài theo nhiều hướng khác nhau, nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
a)Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc. (1 đ)
b)Thân bài: (6 đ)
-Mã Giám Sinh mua Kiều, làm Kiều thất thân và đưa nàng vào lầu xanh của Tú Bà.
-Kiều tự vẫn nhưng không chết, Tú Bà đưa Kiều ra ở lầu Ngưng Bích.
c)Kết bài: Những suy tư của nhân vật.	(1 đ)
Sở GD – ĐT Bình Định 
Trường THPT An Lão	ĐỀ KIỂM TRA 2 TIẾT
	Môn: Ngữ văn, Lớp: 9
	Tiết số 14, 15 (theo PPCT)
	Viết bài tập làm văn số 1: Văn bản thuyết minh
Nội dung đề: 
Cây lúa Việt Nam.
Đáp án:
1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách xây dựng một văn bản thuyết minh đúng phương pháp, có sử dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả, có bố cục đầy đủ, rõ ràng, hành văn lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
2. Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phảI đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
Mở bài: Giới thiệu chung về cây lúa. (1,5 đ)
Thân bài: Thuyết minh những nội dung sau: (7 đ)
Nguồn gốc, lịch sử cây lúa
Đặc điểm: hình dáng, màu sắc, cấu tạo, sinh trưởng, phát triển, môi trường sống
Quy trình trồng lúa
Công dụng, giá trị, ý nghĩa của cây lúa trong đời sống Việt Nam
 c) Kết bài: Đánh giá chung, suy nghĩ về vai trò của cây lúa. (1,5 đ)
Sở GD – ĐT Bình Định 
Trường THPT An Lão	ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
	Môn: Ngữ văn, Lớp: 9
	Tiết số 48 ( theo PPCT)
	Kiểm tra truyện trung đại
Nội dung đề:	
I.Trắc nghiệm (5 điểm)
Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.
1.Tác phẩm nào được mệnh danh là thiên cổ kì bút?
A.Lục Vân Tiên 	 C.Truyện Kiều
B.Hoàng Lê nhất thống chí	D.Chuyện người con gái Nam Xương
2.Chuyện người con gái Nam Xương được viết vào thế kỉ nào?
A.XIV	C.XVI
B.XV	 D.XVII
3.Nhận định nào nói đúng về truyện truyền kì?
A.Là truyện kể về các sự việc hoàn toàn có thật.
B.Là truyện kể đan xen giữa những yếu tố có thật và những yếu tố hoang đường.
C.Là truyện kể về các sự việc hoàn toàn do tác giả tự tưởng tượng ra.
D.Là truyện kể về các nhân vật lịch sử.
4.Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh được viết theo thể loại nào?
A.Tiểu thuyết chương hồi	C.Truyền kì
B.Tuỳ bút	D.Truyện ngắn
5.Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong câu văn sau?
Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường.
A.Phép so sánh	C.Phép liệt kê
B.Phép lặp từ ngữ	D.Phép đối
6.Cụm từ triệu bất tường trong câu văn trên có nghĩa là gì?
A.Dấu hiệu không lành, điềm gở
B.Không biết gì
C.Điềm lành, tin vui
D.Sự biến đổi của tự nhiên
7.Ý nào nói đúng nhất nội dung của Hồi thứ mười bốn (trích Hoàng Lê nhất thống chí)?
A.Ca ngợi hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
B.Nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
C. Ca ngợi hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh.
D. Ca ngợi hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh, số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
8.Câu thơ Làn thu thuỷ nét xuân sơn miêu tả vẻ đẹp nào của Thuý Kiều?
A.Vẻ đẹp của đôi mắt	 C.Vẻ đẹp của mái tóc
B.Vẻ đẹp của làn da	D.Vẻ đẹp của dáng đi
9.Nhận định nào nói đầy đủ nhất nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều?
A.Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và biện pháp lí tưởng hoá nhân vật.
B.Sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng, điển cố và biện pháp đòn bẩy.
C. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ , biện pháp lí tưởng hoá nhân vật, sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng, điển cố và biện pháp đòn bẩy.
D.Sử dụng nhiều biện pháp tu từ ,biện pháp lí tưởng hoá nhân vật, các hình ảnh ước lệ, tượng trưng.
10.Hai câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích: “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh – Am ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” nói lên tâm trạng gì của Kiều?
A.Nhớ cha mẹ, nhớ quê hương. 	
B.Buồn nhớ người yêu.
C.Xót xa cho duyên phận lỡ làng.
D.Lo sợ cho cảnh ngộ của chính mình. 
II.Tự luận (5 điểm)
Cảm nhận của em về số phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ phong kiến qua hai nhân vật Vũ Thị Thiết và Thuý Kiều. 
Đáp án:
I.Trắc nghiệm
Mỗi câu trả lời đúng được 0, 5 đ.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
C
B
B
D
A
D
A
C
D
II.Tự luận
1.Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết tạo lập một văn bản nghị luận ngắn khoảng 20 dòng, có bố cục đầy đủ, hành văn lưu loát, ít lỗi các loại.
2.Yêu cầu về nội dung:
a)Mở bài: Giới thiệu vấn đề số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua hai nhân vật Vũ Thị Thiết và Thuý Kiều. (1 đ)
b)Thân bài: (4 đ)
Vũ Thị Thiết và Thuý Kiều là những người phụ nữ vẹn toàn.
Số phận của họ đau khổ bất hạnh, bị đẩy vào bi kịch.
Từ đó khái quát về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
c)Kết bài: Đánh giá vấn đề. (1 đ)
Sở GD - ĐT Bình Định
Trường THPT An Lão 	ĐỀ KIỂM TRA 2 TIẾT
	Môn: Ngữ văn, Lớp: 9
	Tiết số 64, 65 (theo PPCT)
	Viết bài tập làm văn số 3: Văn bản tự sự
Nội dung đề:
Đề: Tưởng tưởng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, em hãy viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
Đáp án:
1.Yêu cầu về kỹ năng
Bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và nghị luận, chọn lọc nhân vật, sự việc, các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận sao cho hài hoà, bài viết đảm bảo bố cục, văn phong trong sáng, ít lỗi các loại.
2.Yêu cầu về nội dung
a.Mở bài (1,5 đ)
Hoàn cảnh, tình huống cuộc gặp gỡ.
b.Thân bài (7 đ)
-Nhân vật người chiến sĩ lái xe: ngoại hình, phẩm chất, suy nghĩ, hành động
-Diễn biến cuộc gặp gỡ, trò chuyện: 
+Nội dung nói về những vấn đề gì: chiến tranh, hi sinh, ước mơ hoà bình, lời nhắn nhủ
+Suy nghĩ, tình cảm của người viết về người chiến sĩ lái xe, về chiến tranh, về tương lai
c.Kết bài (1,5 đ)
Kết thúc câu chuyện, bài học về lẽ sống, niềm tin, tình yêu quê hương, đất nước
Sở GD - ĐT Bình Định
Trường THPT An Lão 	ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
	Môn: Ngữ văn, Lớp: 9
	Tiết số 73 (theo PPCT)
	Kiểm tra Tiếng Việt
Nội dung đề:
I. Trắc nghiệm (5 đ)
 1. Thế nào là phương châm về chất trong hội thoại?
 A. Khi giao tiếp, cần chú ý nói rành mạch, tránh nói mơ hồ.
 B. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
 C. Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, không lạc sang đề tài khác.
 D. Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, không thiếu, không thừa.
 2. Những câu sau không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
 a) Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học.
 b) Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh.
 c) Ngựa là một loài thú bốn chân.
 A. Phương châm về lượng
 B. Phương châm về chất
 C. Phương châm quan hệ
 D. Phương châm cách thức
 3. Trong những câu hỏi sau, câu hỏi nào không liên quan đến đặc điểm của tình huống giao tiếp?
 A. Nói với ai?
 B. Nói khi nào?
 C. Có nên nói quá không?
 D. Nói ở đâu?
 4. Dòng nào có chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại?
 A. ông, bà, chú, bác, cô, dì, dượng, mợ
 B. chúng tôi, chúng em, chúng ta, chúng nó
 C. anh, chị, bạn, cậu, con người, chúng sinh
 D. thầy, con, em, trẫm, ngài
 5. Nhận định nào nói đầy đủ dấu hiệu để nhận ra lời nói của nhân vật được dẫn ra trong tác phẩm văn xuôi?
 A. Thường được viết tách ra như kiểu viết đoạn văn.
 B. Có thêm dấu gạch ngang đầu dòng lời nói.
 C. Cả A, B đều đúng.
 D. Cả A, B đều sai.
 6. Các từ “hoa” trong những câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc?
 A. Nặng lòng xót liễu vì hoa
 Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa.
 B. Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
 C. Đừng điều nguyệt nọ hoa kia
 Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai.
 D. Cửa sài vừa ngỏ then hoa
 Gia đồng vào gửi thư nhà mới sang.
 7. Nhận định nào nói đúng đặc điểm của thuật ngữ?
 A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm.
 B. Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
 C. Cả A, B đều đúng.
 D. Cả A, B đều sai.
 8. Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: Dung túng, che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc?
 A. Cháy nhà ra mặt chuột.
 B. Ech ngồi đáy giếng.
 C. Mỡ để miệng mèo.
 D. Nuôi ong tay áo.
 9. Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ nào?
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa.
 A. So sánh và nhân hoá
 B. Nói quá và liệt kê
 C. An dụ và nhân hoá
 D. Chơi chữ và điệp từ
 10. Từ “vô tình” có những lớp nghĩa nào?
 A. Không có tình nghĩa, không có tình cảm; không chủ định, không cố ý.
 B. Không có tình nghĩa, không có tình cảm; không có tội tình gì.
 C. Không chủ định, không cố ý; không có tội tình gì.
 D. Cả A, B, C đều chưa đầy đủ.
II.Tự luận
 1. Phân tích giá trị tu từ trong hai câu thơ sau:
 Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
 2. Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau đây theo cách dẫn gián tiếp.
 Hôm sau, ... i câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.
1.Khi nhận biết và phân biệt từ loại cần dựa vào tiêu chí nào?
A. Ý nghĩa khái quát của từ	C. Chức vụ cú pháp thường đảm nhận
B. Khả năng kết hợp của từ	D. Cả ba tiêu chí trên
2.Từ “băn khoăn” trong câu nào sau đây là danh từ?
A. Anh cứ băn khoăn không hiểu mình làm thế là đúng hay sai.
B. Những băn khoăn ấy làm anh cứ day dứt mãi.
C. Cái nhìn của cô gái làm anh không khỏi băn khoăn.
D. Cảm giác băn khoăn cứ đeo đẳng anh mãi.
3.Phần in đậm trong câu: “Tôi đội một chiếc mũ to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì làm bằng da của một con dê.” là cụm từ gì?
A. Cụm danh từ	C. Cụm tính từ
B. Cụm động từ	D. Cụm chủ vị
4.Dòng nào sau đây chưa phải là câu?
A. Nguyễn Trãi, nhà thơ lớn của nước ta.
B. Trường tôi vừa được xây dựng khang trang.
C. Cái quạt quay suốt đêm ngày.
D. Con đường làng rợp mát bóng cây.
5.Câu: “Sao mày hư vậy hả con?” được dùng với mục đích nói gì?
A. Nghi vấn	C. Tường thuật
B. Cảm thán	D. Cầu khiến
6.Trong các câu sau, câu nào có trạng ngữ?
A. Trời ấm áp vô cùng, dễ chịu vô cùng.
B. Em đuổi theo nó và vồ hụt ba lần liền.
C. Họ đến trước một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ.
D. Ngày hôm sau, khi em bé đến trường, một tiếng cười ác ý đón em.
7.Quan hệ giữa các vế trong câu ghép sau là quan hệ gì?
“Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng.”
A. Quan hệ nguyên nhân	C. Quan hệ tương phản
B. Quan hệ điều kiện	D. Quan hệ nhượng bộ
8.Câu: “Sao không đi đi còn đững mãi thế?” được dùng với mục đích nói gì?
A. Tường thuật	C. Nghi vấn
B. Cầu khiến	D. Cảm thán
9.Câu nào sau đây có khởi ngữ?
A. Về tài đánh cờ vua thì nó đứng nhất lớp.
B. Nó đứng nhất lớp về tài đánh cờ vua.
C. Cờ vua là môn thể thao rất lí thú đối với chúng tôi.
D. Chúng tôi rất thích học đánh cờ vua.
10.Dòng nào sau đây nêu đúng điều kiện cần thiết cho việc sử dụng hàm ý?
A. Người nói/ người viết và người nghe/ người đọc có trình độ học vấn cao.
B. Người nói/ người viết có ý thức đưa hàm ý vào câu nói, người nghe/ người đọc có năng lực đoán hàm ý.
C. Người nói/ người viết sử dụng các cách nói so sánh, ẩn dụ.
D. Người nói/ người viết không muốn nói một cách trực tiếp ý tưởng của mình.
II.Tự luận
1.Hoàn thành đoạn đối thoại sau bằng câu nói có hàm ý:
A: - Mai đi xem phim với mình nhé!
B: -	 	
2.Hãy chuyển câu chủ động sau thành câu bị động:
Bàn tay khéo léo của cô đã tạo ra những bức tranh thêu thật đẹp.
3.Cho trước câu hỏi: “Em vừa nói gì thế?”
Lần lượt trả lời câu hỏi bằng các câu nghi vấn, cảm thán, cầu khiến.
A: - Em vừa nói gì thế?
B1: - 	
B2: -	
B3:-	
Đáp án:
I.Trắc nghiệm:
Mỗi câu trả lời đúng được 0, 5 đ.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
B
C
C
C
B
C
D
A
A
II.Tự luận
1.Viết đúng câu nói có hàm ý (1đ)
2.Viết đúng câu bị động (1đ)
3.Viết đúng câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, mỗi câu được 1đ.
Sở GD - ĐT Bình Định
Trường THPT An Lão 	ĐỀ KIỂM TRA 15 TIẾT
	Môn: Ngữ văn, Khối lớp: 9
	Tiết 21 (theo PPCT)
	Tóm tắt tác phẩm tự sự
Nội dung đề:
Tóm tắt tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Đáp án:
Học sinh tóm tắt tác phẩm thành văn bản có độ dài khoảng từ 15 đến 20 dòng, cơ bản đảm bảo những sự việc chính sau:
-Trương Sinh cưới nàng Vũ Nương xong thì đi lính.
-Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lờI con nhỏ, nghi vợ không chung thuỷ.
-Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.
-Trương Sinh hiểu ra cơ sự thì sự việc đã quá muộn.
-Vũ Nương được tiên cứu sống, gặp Phan Lang trong động rùa của Linh Phi, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lờI nhắn Trương Sinh.
-Trương Sinh nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồI trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện.
Sở GD - ĐT Bình Định
Trường THPT An Lão 	ĐỀ KIỂM TRA 15 TIẾT
	Môn: Ngữ văn, Khối lớp: 9
	Tiết 28 (theo PPCT)
Nội dung đề:
Nhận định nào nói đúng nhất về tác giả “Truyện Kiều”?
A.Có kiến thức sâu rộng và là một thiên tài văn học.
B.Từng trảI, có vốn sống phong phú.
C.Là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
D.Cả A, B, C đều đúng.
2.Nhận định nào nói đầy đủ nhất về giá trị nội dung của “Truyện Kiều”?
A.Truyện Kiều có giá trị hiện thực.
B.Truyện Kiều có giá trị nhân đạo.
C.Truyện Kiểu thể hiện lòng yêu nước.
D.Kết hợp cả A và B.
3.Dòng nào nói không đúng về nghệ thuật của Truyện Kiều?
A.Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện.
B.Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi.
C.Có nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn.
D.Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình.
E.Nghệ thuật khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc.
4.Đoạn “Chị em Thúy Kiều “ nói về những nhân vật nào?
A.Thúy Kiều và Kim Trọng.
B.Thúy Kiều và Vương Quan.
C.Thúy Kiều và Từ Hải.
D.Thúy Kiều và Thúy Vân.
5.Theo em, vì sao tác giả lại miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước, vẻ đẹp của Thúy Kiều sau?
A.Vì Thúy Vân không phảI là nhân vật chính.
B.Vì Thúy Vân đẹp hơn Thúy Kiều.
C.Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.
D.Vì tác giả muốn đề cao Thúy Vân.
6.Câu thơ “Kiều càng sắc sảo mặn mà” nói lên vẻ đẹp nào của Thúy Kiều?
A.Nụ cườI và giọng nói.
B.Khuôn mặt và hàm răng.
C.Trí tuệ và tâm hồn.
D.Làn da và mái tóc.
7.Trong câu thơ “Một hai nghiêng nước nghiêng thành”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A.Phép so sánh.
B.Phép hoán dụ.
C.Điển tích, điển cố.
D.Phép ẩn dụ.
8.Qua cung đàn mà Kiều sáng tác, em hiểu thêm điều gì về nhân vật này?
A.Là người luôn vui vẻ, tươi tắn.
B.Là người có trái tim đa sầu đa cảm.
C.Là người gắn bó với gia đình.
D.Là người có tình yêu chung thuỷ.
9.Có người cho rằng chân dung của Thúy Vân, Thúy Kiều là những chân dung tính cách, số phận. Đúng hay sai?
A.Đúng
B.Sai
10.Nhận định nào nói đầy đủ nhất về nghệ thuật tả ngườI của Nguyễn Du trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”?
A.Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và biện pháp lí tưởng hóa nhân vật.
B.Sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng.
C.Sử dụng điển cố và biện pháp đòn bẩy.
D.Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án:
Mỗi câu trả lời đúng được 1 đ.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
D
B
D
C
C
C
B
A
D
Sở GD - ĐT Bình Định
Trường THPT An Lão 	ĐỀ KIỂM TRA 15 TIẾT
	Môn: Ngữ văn, Khối lớp: 9
	Tiết 51,52 (theo PPCT)
Nội dung đề:
Cảm nhận của em về hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Đáp án:
Học sinh trình bày cảm nhận của mình thành một văn bản ngắn khoảng 15 đến 20 dòng, nêu bật được hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ vớI tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
Sở GD - ĐT Bình Định
Trường THPT An Lão 	ĐỀ KIỂM TRA 15 TIẾT
	Môn: Ngữ văn, Khối lớp: 9
	Tiết 58 (theo PPCT)
Nội dung đề:
Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:
	Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
	Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
	(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn 
	trên lưng mẹ)
Đáp án:
Học sinh viết thành một văn bản ngắn khoảng 10 đến 15 dòng, cơ bản nêu được những ý sau:
-Phát hiện được biện pháp tu từ được dùng là ẩn dụ.
-Tác dụng của biện pháp tu từ được dùng: Con là niểm hạnh phúc, là lẽ sống thiêng liêng của đời mẹ, tình mẹ yêu con vô vàn. 
Sở GD - ĐT Bình Định
Trường THPT An Lão 	ĐỀ KIỂM TRA 15 TIẾT
	Môn: Ngữ văn, Khối lớp: 9
	Tiết 106, 107 (theo PPCT)
Nội dung đề:
Học xong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, em nhận thấy ở bản thân mình có những điểm mạnh và điểm yếu nào trong những điều tác giả đã nêu,và cả những điều tác giả chưa nói tới? Nêu phương hướng khắc phục những điểm yếu.
Đáp án:
Học sinh hình thành một văn bản có độ dài khoảng 10 đến 15 dòng gồm những nộI dung sau:
-Những điểm mạnh của bản thân.
-Những điểm yếu của bản thân.
-Phương hướng khắc phục những điểm yếu.
Sở GD - ĐT Bình Định
Trường THPT An Lão 	ĐỀ KIỂM TRA 15 TIẾT
	Môn: Ngữ văn, Khối lớp: 9
	Tiết 133 (theo PPCT)
Nội dung đề:
1.Nghĩa tường minh là gì?
A.Là nghĩa được nhận ra bằng cách suy đoán.
B.Là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
C.Là nghĩa được tạo nên bằng cách nói ẩn dụ.
D.Là nghĩa được tạo thành bằng cách nói so sánh.
2.Điền từ thích hợp vào dấu ba chấm trong câu: “ là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể được suy ra từ những từ ngữ ấy”.
A.Nghĩa tường minh
B.Hàm ý
C.Nghĩa cụ thể
D.Nghĩa khái quát
3.Câu in đậm sau đây chứa hàm ý gì?
Thầy giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào; thầy giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi?
A.Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ.
B.Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút.
C.Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ.
D.Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ.
4.Điền tiếp vào chỗ trống một câu có hàm ý khích lệ động viên:
Chán quá, bài văn hôm nay tớ được có mốI 5 điểm.
5.Hãy tìm nghĩa tường minh và hàm ý của câu in đậm trong đoạn văn sau:
Bác sĩ cầm mạch, sẽ cắn môi, nhìn ông già giọng phàn nàn:
-Chậm quá. Đến bây giờ mới tới.
Nghĩa tường minh:.
Hàm ý:
Đáp án:
Câu 1, 2, 3, mỗi câu trả lời đúng được 1đ.
Câu
1
2
3
Đáp án
B
A
C
4. Viết đúng câu nói có hàm ý được 3đ.
5.Xác định đúng nghĩa tường minh được 3đ.
Xác định đúng hàm ý được 4đ.
Sở GD - ĐT Bình Định
Trường THPT An Lão 	ĐỀ KIỂM TRA 15 TIẾT
	Môn: Ngữ văn, Khối lớp: 9
	Tiết 141, 142 (theo PPCT)
Nội dung đề:
Truyện ngắn “Bến quê” có một tình huống truyện độc đáo. Đó là tình huống nào? Phân tích giá trị của tình huống đó trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?
Đáp án:
Viết thành một văn bản ngắn khoảng 10 đến 15 dòng, thể hiện được những nộidung sau:
-Tình huống: Nhĩ mắc một căn bệnh quái ác khiến anh bị liệt gần như toàn thân, đang nằm trên giường bệnh trong những ngày cuối cùng của cuộc đời.
-Tác dụng: Trong khi cách đó vài năm, Nhĩ là một cán bộ từng đi đây đi đó nhiều nơi, không một xó xỉnh nào trên thế giớI không có vết chân anh. Trong những ngày cuốI cùng của cuộc đời muốn đặt chân lên bãi bồI bên kia sông cũng là một ước mơ xa vời. Trong tình huống này, tác giả đã để cho nhân vật suy ngẫm và chiêm nghiệm, con ngườI ta cần yêu quý những giá trị đích thực, gần gũi của cuộc sống.
Sở GD - ĐT Bình Định
Trường THPT An Lão 	ĐỀ KIỂM TRA 15 TIẾT
	Môn: Ngữ văn, Khối lớp: 9
	Tiết 158 (theo PPCT)
Nội dung đề:
Hãy ghi lạI phần mở đầu, các mục lớn trong phần nộI dung, phần kết thúc và dự kiến các điều cần cụ thể hóa bản hợp đồng thuê nhà.
Đáp án:
Văn bản thể hiện đúng các phần cơ bản: mở đầu, nội dung, kết thúc, có lời văn chính xác, chặt chẽ. Trong đó phần nội dung cần thể hiện được các mục sau:
-Nội dung hợp đồng
-Thời hạn của hợp đồng
-Giá cả và phương thức thanh tóan
-Trách nhiệm của hai bên
-Cam kết chung

Tài liệu đính kèm:

  • docTONG HOP KT VAN9.doc