Đề kiểm tra 90 phút Môn: Ngữ văn lớp 9

Đề kiểm tra 90 phút Môn: Ngữ văn lớp 9

Câu 1: (2 điểm)

 Khởi ngữ là gì ? Xác định thành phần khởi ngữ trong các câu sau:

 a) Về công nghiệp, chúng ta đã xây dựng thêm nhiều xí nghiệp mới.

 b) Cuốn tạp chí này tôi đã xem rồi.

 Câu 2: (3 điểm)

 Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10-15 dòng theo phương pháp phân tích – tổng hợp để trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai câu thơ sau đây:

 “Con là mây và mẹ sẽ là trăng

 Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”

 (Mây và sóng – R.Ta-go)

Câu 3: (5 điểm)

 Suy nghĩ của em về vấn đề: “Vì cái gì ta sống trên đời?”

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 90 phút Môn: Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 
	Thời gian làm bài: 90 phút 
 (không kể thời gian giao đề) 
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Câu 1: (2 điểm)
 Khởi ngữ là gì ? Xác định thành phần khởi ngữ trong các câu sau: 
 a) Về công nghiệp, chúng ta đã xây dựng thêm nhiều xí nghiệp mới.
 b) Cuốn tạp chí này tôi đã xem rồi.
 Câu 2: (3 điểm)
	Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10-15 dòng theo phương pháp phân tích – tổng hợp để trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai câu thơ sau đây:
	“Con là mây và mẹ sẽ là trăng
	Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”
	(Mây và sóng – R.Ta-go)
Câu 3: (5 điểm)
	Suy nghĩ của em về vấn đề: “Vì cái gì ta sống trên đời?”
Lưu ý: Học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM:
Câu
Đáp án
Điểm
1.
2,0
Nêu đúng định nghĩa Khởi ngữ : 
 - Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
 - Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ : về, đối với.
1,0
a) Về công nghiệp
0,5
b) Cuốn tạp chí này 
0,5
2.
3,0
- Ta-go là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Ấn Độ. Thơ Ta-go được đọc giả thế giới yêu thích và ngưỡng mộ vì thơ ông thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả, tính trữ tình, triết lí nồng đượm.
0,25
- Nhà thơ đã xây dựng thành công những câu thơ chứa đựng những hình ảnh thiên nhiên mang nghĩa tượng trưng cùng với những hình ảnh so sánh thi vị, gợi lên những liên tưởng đẹp:
“Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”
	(Mây và sóng – R.Ta-go)
0,5
- Tác giả đã hóa thân vào nhân vật em bé để trò chuyện với mẹ bằng lời ngây thơ hồn nhiên: “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Tình cảm mẹ con thương yêu, quấn quýt bên mẹ. Vầng trăng như tình mẹ muôn đời vẫn thế: bao dung, lặng lẽ tỏa sáng
1,0
- Giây phút thiêng liêng “Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”: diễn tả niềm hạnh phúc trần thế mà ai cũng cảm nhận được nhưng không phải ai cũng có thể gọi bằng lời. Tình mẫu tử là mái nhà (biểu tượng cái vô cùng , bất diệt, cao cả)
1,0
- Hai câu thơ là kiệt tác viết về tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng của nền văn học thế giới.
0,25
	Câu 3: (5 điểm)
	1. Yêu cầu chung:
	- Nắm kĩ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
	- Có ý thức và hiểu biết về vấn đề: mục đích sống.
	- Suy nghĩ chân thành, sâu sắc, phù hợp với đạo đức toàn xã hội, đạo lí của dân tộc.
	- Diễn đạt trôi chảy, lập luận xác đáng, thuyết phục.
	2. Yêu cầu cụ thể:
	a. Giải thích:
	- Đây là câu hỏi đặt ra vấn đề mục đích sống của cá nhân mỗi người.
	- Vấn đề này cũng có thể mở rộng thành quan niệm sống, là nhân sinh quan, là thế giới quan.
	- Thông qua đó học sinh lí giải ý nghĩa của đời sống.
	b. Suy nghĩ về vấn đề: “Vì cái gì ta sống trên đời?”
	- Cần có ý thức về cuộc sống cá nhân, đặc biệt cần xác định đúng đắn mục đích sống (Sống vì ai? Sống vì cái gì?)
	- Mục đích sống cá nhân cần phù hợp với quan niệm đạo đức cảu xã hội và đạo lí của dân tộc. Biết gắn cá nhân với cộng đồng, dân tộc, nhân loại. Đây là cơ sở để mỗi người tự đề ra phương cách sống cho chính bản thân mình (Sống như thế nào?)
	- Cần có ý thức nghiêm túc và bền vững về vấn đề này. Từ trong suy nghĩ cho đến hành động, từ lúc mới lớn cho tới lúc trưởng thành, kiên định mục đích đã chọn. Tuy nhiên không hoàn toàn cứng nhắc mà có thể điều chỉnh trong từng giai đoạn.
	- Thường xuyên trao đổi, học tập những kinh nghiệm, tấm gương về lối sống của những người xung quanh để tự bồi đắp cho mình. Nên góp ý, phê phán những quan niệm sống, lối sống không đúng đắn, lành mạnh góp phần làm trong sạch xã hội, giáo dục con người.
	- Cần hướng đời sống cá nhân đến những mục đích cao đẹp, thiêng liêng, tránh xa những điều tầm thường, giả dối. Chú ý đến đời sống tinh thần của cá nhân và cộng đồng.
	Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý để giáo viên chấm nghiên cứu. Trong quá trình chấm bài, giáo viên có thể linh động. Cần khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo, tỏ ra có sự tìm tòi nghiên cứu.
	3. Thang điểm gợi ý:
	Điểm 5: Bài làm đầy đủ các yêu cầu, trình bày rõ ràng, mạch lạc, nắm vững các phương pháp nghị luận. Hành văn mạch lạc, chặt chẽ, có kết hợp khéo léo các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả.
	Điểm 3: Đạt các yêu cầu nêu trên nhưng trình bày chưa thật rõ ràng, diễn đạt ý mạch lạc nhưng kết hợp các yếu tố nêu trên chưa thật khéo léo hoặc kết hợp chưa hiệu quả.
	Điểm 1: Bài làm chỉ đạt một phần nhỏ yêu cầu nêu trên hoặc chưa đạt yêu cầu. Diễn đạt vụng về, lúng túng, chưa nắm vững kĩ năng, phương pháp nghị luận.

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra hoc ki 2.doc