Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 25 - Tiết 116 đến tiết 120

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 25 - Tiết 116 đến tiết 120

Tuần 25 - Tiết 116

 MÙA XUÂN NHO NHỎ (tiếp)

 (Thanh Hải )

A. Mục tiêu cần đạt:

 1.Kiến thức:

-Vẻ đẹp củ mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đát nước.

-Lẽ sống cao đẹp của con người chân chính.

2.Kĩ năng:

-Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

-Trình bày những suy nghĩ và cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.

*KNS: Giao tiếp: trình bày, trao đổi về sự thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân về niềm khát khao được sống, cống hiến của mỗi người đối với đất nước. Suy nghĩ sáng tạo: Bày tỏ nhận thức của mỗi người để đóng góp vào cuộc sống.

3.Thái độ: GD tình yêu quê hương đất nước và có lí tưởng sống cống hiến vì quê hương, đất nước.

B. Chuẩn bị: Thầy: Nghiên cứu SGK, Soạn giáo án

 Trò học: Soạn bài ở nhà.

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 25 - Tiết 116 đến tiết 120", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2012
Ngày dạy: D1 / /2012
 D2: / /2012 Tuần 25 - Tiết 116
 mùa xuân nho nhỏ (tiếp)
	 (Thanh Hải )
A. Mục tiêu cần đạt:
 1.Kiến thức: 
-Vẻ đẹp củ mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đát nước.
-Lẽ sống cao đẹp của con người chân chính.
2.Kĩ năng:
-Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
-Trình bày những suy nghĩ và cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
*KNS: Giao tiếp: trình bày, trao đổi về sự thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân về niềm khát khao được sống, cống hiến của mỗi người đối với đất nước. Suy nghĩ sáng tạo: Bày tỏ nhận thức của mỗi người để đóng góp vào cuộc sống.
3.Thái độ: GD tình yêu quê hương đất nước và có lí tưởng sống cống hiến vì quê hương, đất nước.
B. Chuẩn bị: Thầy: Nghiên cứu SGK, Soạn giáo án 
 Trò học: Soạn bài ở nhà. 
C. Phương pháp: 
Đọc- hiểu, vấn đáp, phân tích, bình giảng, tổng hợp.
D.Tiến trình lên lớp:
1- ổn định tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ: 
? Đọc thuộc lòng khổ 1bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ ? Nêu cảm nhận về khổ thơ đó.
 ( hs tự bộc lộ)
III- Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
*Gọi hs đọc lại bài thơ
( GV chuyển ý)
Hình ảnh mùa xuân của đất nước, cách mạng
?Đất nước, con người vào xuân ntn tại sao tập trung vào 2 đối tượng người cầm súng, người ra đồng.
? Nhận xét cấu trúc trong khổ thơ và ý nghĩa,
-Cấu trúc song hành-> 2 nhiệm vụ chiến lước: LĐSX và chiến đấu.	 
? Từ ngữ "Lộc" được hiểu như thế nào? 
- Lộc : chồi non (nhành non, cây non)- mùa xuân-> tượng trưng vẻ đẹp mùa xuân và sức sống đất nước. 
? Hãy nhận xét cách sử dụng tất cả từ ngữ của nhà thơ?
- Điệp ngữ "Lộc, Mùa xuân" và từ láy "hối hả, xôn xao" 
? Qua cách sử dụng từ ngữ đó, em thấy cảnh tượng mùa xuân hiện ra như thế nào, hãy tưởng tượng tái hiện lại?
- Người chiến sĩ cầm súng ra trận giắt lá trên mũ, nguỵ trang trên mình mà như mang cả mùa xuân ra trận. Mạ đã được gieo trên đồng trải dài một màu xanh non lộc biếc. Gieo mạ mà như gieo cả mùa xuân trên đồng đ Cả đất nước đang bước vào xuân.
? Không khí đất nước bước vào mùa xuân được miêu tả qua những câu thơ nào? nhận xét nghệ thuật và giá trị nghệ thuật đó.
-Điệp ngữ: Tất cả( Cả dân tộc vào xuân)
-từ láy:hối hả (nhộn nhịp, khẩn trương, gấp gáp) 
-từ láy: xôn xao (những âm thanh xen lãn náo động)	
=> Không khí hối hả, khẩn trương sôi động và hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp.
? Nhận xét nhịp thơ trong 2 dòng thơ này? Nhịp thơ có tác dụng bộc lộ cảm xúc gì của tác giả?
- Nhịp thơ 2/3 dồn dập. Âm hưởng câu thơ rộn ràng náo nức như nhịp điệu đất nước vào xuân sôi nổi hào hứng say mê.
? Nhận xét gì về cách so sánh của t/ giả "Đất nước như..... phía trước"
-Thể hiện cảm xúc dạt dào của nhà thơ gợi liên tưởng đến vẻ đẹp ánh sáng và hi vọng, niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước.
-Sự suy tư, tự hào về đất nước, truyền thống 4000 năm, tươi sáng, trường tồn vững bước đi lên.
? Nhận xét gì về cảm xúc nhà thơ trước mùa xuân đất nước dan tộc.
-Cảm xúc bộc lộ trực tiếp qua cái nhìn quan sát , miêu tả, liên tưởng; qua sự cảm nhận bằng nhịp điệu cuộc sống- tự hào trân trọng.
 * Đọc khổ thơ 4,5:
? Em có nhận xét gì về cách thay đổi xưng hô của t/ giả.
-Tôi: chủ quan cá nhân
-Ta: chỉ mình và mọi người.
? Phép điệp ngữ trong khổ thơ có hiệu quả gì.
- điệp từ "ta làm" đ tô đậm ước nguyện chân thành tha thiết một cách tự nguyện.
? Tại sao t/giả có ý nguyện như vậy .
- Chim và hoa là vẻ đẹp sức sống mùa xuân ( âm thanh, màu sắc, hương vị)
- Một nốt trầm xao xuyến: sự khiêm nhường của nhà thơ góp phần trong bản hoà ca của dân tộc
- Hoà ca là bài hát do nhiều người cùng hát, nót trầm mang âm thanh lắng nhẹ đ Đây là ý nguyện được chung sống, được chia sẻ buồn vui với mọi người.
? Khát vọng lớn nhất của nhà thơ được bộc lộ trong những lời thơ nào? nêu cảm nhận của em về khổ thơ đó.
- Một mùa xuân nho nhỏ .. Dù là khi tóc bạc.
- Bày tỏ khát vọng dù bất kì hoàn cảnh nào đều sống có ích, góp phần cống hiến cuộc đời nhỏ bé của mình vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
? Em hiểu nhan đề bài thơ có ý nghĩa gì?
(hs tự bộc lộ)
* Đọc đoạn 4.
? Bài thơ được kết thúc ntn. Cách gieo vần, phối âm trong 4 câu cuối có gì đáng chú ý.
-Câu đầu- cuối: kết thúc bằng thanh trắc
-Các câu giữa : Kết thúc bằng vần bằng kết hợp tiếng gõ phách tiền -> nhịp điệu rộn ràng, chất liệu dân ca điệu Nam ai, Nam bình - > cái hồn âm nhạc dân gian Huế -> hồn của mùa xuân thiên nhiên , đất nước, con người.
? Bài thơ thể hiện nội dung ý nghĩa gì.
? Qua bài thơ em rút ra cho mình bài học gì.
? Nhận xét chung về nghệ thuật bài thơ.
* 1hs đọc ghi nhớ sgk
*Đọc diễn cảm bài thơ.
? Viết đoạn văn ngắn cảm nhận khổ thơ:"Ta làm.. dù là khi tóc bạc"
3.Phân tích (tiếp): 
b. Mùa xuân đất nước, cách mạng.
-Nhà thơ tự hào về đất nước, trân trọng những con người Việt Nam. Vì chính họ làm nên mùa xuân tươi đẹp của đất nước.
 c. Khát vọng của nhà thơ.
- Nhà thơ bày tỏ khát vọng muốn được hoà nhập, dâng hiến cuộc đời nhỏ bé của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
4. Tổng kết :
a. Nội dung
Bày tỏ khát vọng muốn được hoà nhập vào cuộc sống chung của đất nước, được cống hiến phần tốt đẹp nhất, dù là rất bé nhỏ của mình vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
b. Nghệ thuật
-Thể thơ 5 chữ, giàu nhịp điệu, hình ảnh, sử dụng các phép tu từ sánh, điệp ngữ có hiệu quả.
c. Ghi nhớ( sgk)
III. Luyện tập
IV. Củng cố: Giáo viên hệ thống lại giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ. 
V. HDVN: Về nhà học thuộc lòng bài thơ, làm bài tập trong vở bài tập. 
-Chuẩn bị: Văn bản: Viếng lăng Bác
E. RKNBD:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ------------------------------------
Ngày soạn: / /2012
Ngày dạy: D1 / /2012
 D2: / /2012 Tiết 117,118
 viếng lăng bác
 (Viễn Phương)
A. Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:
-Những t/cảm thiêng liêng của t/giả, của người con từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
-Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ.
2.Kĩ năng:
-Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình.
Có klhả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một khổ thơ, đoạn thơ và một tác phẩm thơ.
* KNS: Tự nhận thức được phong cách vẻ đẹp Hồ Chí Minh, qua đó xác định giá trị cá nhân cần phấn đấu để học tập làm theo tấm gương của Bác.Suy nghĩ sáng tạo: đánh giá bình luận về những ước muốn của nhà thơ về vẻ đẹp những hình ảnh thơ trong bài thơ.
3.Thái độ: Lòng kính yêu lãnh tụ, yêu quê hương đất nước, có ý thức giữ gìn và bảo vệ sự nghiệp cách mạng đất nước.
B. Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu SGK, Sách hướng dẫn, Soạn giáo án
 Trò: SGK, Soạn bài ở nhà,
C.Phương pháp: 
Đọc, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, bình giảng, tổng hợp
D. Tiến trình lên lớp
1- ổn định tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ: 
? Đọc thuộc lòng bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" ?
? Nêu cảm nghĩ của em về khổ thơ đầu bài thơ
III- Bài mới: 
Vào bài:Đề tài về Hồ Chí Minh là mạch khơi nguồn cảm xúc của mỗi người, nhiều nhà thơ đã viết về Bác với lòng kính yêu chân thành. Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương đã thể hiện tình cảm sâu sắc đối với Bác...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
*HĐ1: pp vấn đáp, thuyết trình. KT động não.
? Nêu hiểu biết của em về tác giả 
? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
*HĐ2: Đọc, vấn đáp, phân tích, bình giảng, tổng hợp. KT động não.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc: Giọng thơ tâm tình, tha thiết và sâu lắng, chú ý đọc đúng nhịp. Học sinh đọc - Giáo viên nhận xét.
? Giải thích từ: Trung hiếu.
? Hãy nhận diện thể thơ và phương thức biểu đạt
? Bài thơ được cấu trúc theo mạch vận động của tâm trạng nhà thơ ở các chặng vào lăng viếng Bác, em hãy phân chia bố cục bài thơ như thế nào để phù hợp với mạch vận động đó? 
- Khổ thơ đầu: Tâm trạng nhà thơ trước cảnh trí ngoài lăng Bác
- Khổ thơ 2 - 3: Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng Bác
- Khổ thơ cuối: Cảm xúc của nhà thơ khi rời lăng Bác.
* Học sinh đọc khổ 1
? Lần đầu tiên ra thăm lăng Bác được tác giả giới thiệu qua câu thơ nào?
- Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác.
? Cách xưng con của nhà thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với Bác như thế nào? Tại sao nhà thơ không xưng là cháu mà xưng "Con" ?
 - Từ "con" thân thương vốn là cách xưng hô của người dân Nam Bộ, mang chất giọng ngọt ngào của người dân Nam Bộ, thể hiện thái độ thành kính, gợi cảm xúc mãnh liệt. ở nơi xa xôi cách trở những người con ở chiến trường MN trở về thăm Bác chứ không phải viếng bác.
Giáo viên: Câu thơ như một lời tâm sự, từ ngữ dung dị, tự nhiên, cách xưng hô thân mật gần gũi, giọng điệu cảm xúc như người con về thăm cha.
? Tại sao tác giả dùng từ "thăm" chứ không dùng từ "viếng" ? ở đây, tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
- Từ thăm đ dùng lối nói giảm nói tránh: kìm nén đau thương, khẳng định Bác còn sống mãi.
? Khi tới lăng Bác, ấn tượng đầu tiên của tác giả về lăng bác là hình ảnh gì?
- Hàng tre xanh xanh Việt Nam 
? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả hàng tre của tác giả? Tả thực đan xen yếu tố tượng trưng.
- Hàng tre: xanh xanh, thẳng hàng (tả thực)
- Xanh xanh Việt Nam (tượng trưng) đ cho dân tộc Việt Nam anh dũng, kiên cường.
- Bão táp mưa sa (tượng trưng đ cho khó khăn gian lao vất vả)
? Qua đó, em thấy câu thơ này có sức diễn tả điều gì?
Vẻ đẹp thanh cao và sức sống bền bỉ, mãnh liệt của cây tre Việt Nam cũng như con người Việt Nam.
? Trong thơ ca Việt Nam, hình ảnh cây tre mang ý nghĩa ẩn dụ nào? ý nghĩa của từ ngữ đó?
Ôi đ Thán từ. Bộc lộ trực tiếp cảm xúc thương mến, tự hào với đất nước, với dân tộc.
Tiết 2: 
 * Đọc 2 khổ thơ tiếp:
? Có những mặt trời nào xuất hiện trong lời thơ ? Mặt trời nào có ý nghĩa tả thực, mặt trời nào mang ý nghĩa tượng trưng?
- Mặt trời trên lăng đ Mặt trời của vũ trụ.
- Mặt trời trong lăng đ Mặt trời của con người (ví với Bác) - ẩn dụ.
- Con người Bác với những biểu hiện sáng chói về tư tưởng yêu nước và lòng nhân ái mênh mông có sức toả sáng mãi mãi.
? Từ "ngày ngày" ở câu thơ thứ nhất được lặp lại ở câu thơ thứ ba có dụng ý gì? Cùng dòng người vào lăng viếng Bác, tác giả cảm nhận được điều gì?
- Ngày ngày mặt trời: Thời gian theo dòng liên tục
- Ngày ngày dòng người; đi trong không gian đặc biệt thương nhớ.
* Bằng điệp từ "ngày ngày" nhà thơ thể hiện sự thực cảm động diễn ra thường xuyên liên tục những dòng người người nặng trĩu nhớ thương lặng lẽ nối nhau vào lăng viếng Bác.
? Hình ảnh kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân thể hiện sáng tạo gì của nhà thơ?
? Nhận xét nhịp điệu của khổ thơ này? Tác dụng của nhịp thơ này như thế nào (góp phần biểu lộ cảm xúc gì).
- Bảy mươi chín mùa xuân là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác bày chín tuổi.
- Dòng người vào  ... phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và kĩ năng làm bài bài nghị luận thuộc dạng này.
-Đưa ra được những nhận xét đánh giá về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) đã học trong chương trình.
3.Thái độ: Tích cực học tập, vận dụng kíên thức làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
B. Chuẩn bị: Thầy: Soạn bài 
 Trò: Soạn bài ở nhà
C. Phương pháp: 
Nêu vấn đề, phân tích, qui nạp, thực hành tổng hợp.
D.Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu các bước làm bài nghị luận về vấn đề đạo lí và dàn bài bài chung
(hs tự bộc lộ kiến thức đã học)
III- Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* HĐ1: pp vấn đáp, phân tích, qui nạp. KT động não.
*Học sinh đọc văn bản mẫu trong sgk/61 - 62
* Giáo viên diễn giảng cho học sinh: Vấn đề nghị luận chính là tư tưởng cốt lõi, là chủ đề của một bài văn nghị luận.
? Văn bản vừa đọc trên nêu ra vấn đề nghị luận gì?
? Hãy đặt tên cho bài văn trên?
- Học sinh thảo luận 	
- Hs1: Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ.
- Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
? Bàn về vẻ đẹp của anh thanh niên tác giả nêu ra mấy luận điểm? Những câu văn nào mang luận điểm, hãy tìm và đọc?
- Ba luận điểm:
? Để làm sáng tỏ các luận điểm trên tác giả đã dùng lí lẽ và dẫn chứng gì?
? Nhận xét cách trình bày luận điểm, cách đưa dẫn chứng và lí lẽ của tác giả?
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng trong tác phẩm để phân tích và chứng minh.
- Trình bày luận điểm rõ ràng, ngắn gọn, gây sự chú ý cho người đọc.
- Vấn đề nghị luận chính là tư tưởng cốt lõi, là chủ đề của một bài văn nghị luận.
? Đọc thầm lại văn bản và chỉ rõ bố cục. 
? Hãy nêu nhiệm vụ của từng phần trong văn bản?
? Từ văn bản trên, em có thể rút ra điều gì về văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
? Yêu cầu của bài nghị luận về một tác phẩm truyện như thế nào?
 - Học sinh đọc Ghi nhớ SGK 	
- Luyện tập:
 - Học sinh đọc đoạn văn sgk/64.
a) Vấn đề nghị luận:
? Theo em vấn đề nghị luận ở đây là gì?
c) Sự nhận xét đánh giá vầ nhân vật lão Hạc.
? Các ý kiến ấy giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật lão Hạc?
+ Tình phụ tử thiêng liêng, sâu sắc.
+ Người cha rất mực thương con, hi sinh cho con.
+ Người nông dân giàu lòng tự trọng thà "Chết trong còn hơn sống nhục" 
+ Lão Hạc là người đáng thương, đáng kính, đáng trân trọng.
A. Lí thuyết:
I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
1. Phân tích ngữ liệu:
- Vấn đề nghị luận: 
+ Những phẩm chất đức tính đẹp đẽ và đáng yêu của nhân vật anh Thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
+ Hình ảnh(vẻ đẹp) anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
- Ba luận điểm:
+ LĐ1: Nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.
+ LĐ2: Anh thanh niên này đáng yêu ở chỗ "thèm người" lòng hiếu khách nhiệt, ở sự quan tâm tới người khác một cách chu đáo.
+ LĐ3: Người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn.
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng trong tác phẩm để phân tích và chứng minh.
- Trình bày luận điểm rõ ràng, ngắn gọn, gây sự chú ý cho người đọc
- Bố cục của văn bản:
+ Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận (Giới thiệu nhân vật và vẻ đẹp đáng yêu của nhân vật đã để lại ấn tượng khó phai mờ trong người đọc)
+ Thân bài: trình bày từng vẻ đẹp của người thanh niên bằng 3 luận điểm được phân tích, chứng minh bằng lí lẽ và dẫn chứng trong tác phẩm.
+ Kết bài: Nâng cao vấn đề nghị luận: (Khẳng định vấn đề nghị luận)
2. Ghi nhớ:
B. Luyện tập:
 - Đấu tranh nội tâm của Lão Hạc trong việc lựa chọn cái sống và cái chết: 
 Những mâu thuẫn giằng xé xung quanh việc lựa chọn giữa sống và chết. Sống thì sao? Chết thì thế nào? (Phân tích nội tâm nhân vật). Vì đó là quá trình chuẩn bị cho cái chết dữ dội của nhân vật. Nói cách khác cái chết chỉ là kết quả của một cuộc "chiến đấu giằng xé" trong tâm hồn nhân vật.
- Hành dộng cuối cùng của Lão chọn cái chết thảm khốc, còn hơn phả
- Đánh giá về nhân vật lão Hạc.
+ Tình phụ tử thiêng liêng, sâu sắc.
+ Một người cha rất mực thương con, hi sinh cho con.
+ Người nông dân giàu lòng tự trọng thà "Chết trong còn hơn sống nhục" 
+ Lão Hạc là người đáng thương, đáng kính, đáng trân trọng.
IV. Củng cố: Giáo viên hệ thống, khái quát lại các kiến thức đã học.
V. Hướng dẫn về nhà: 
Học bài, đọc lại các văn bản tự sự, chú ý cốt truyện, nhân vật.
-Chuẩn bị bài: Cách làm bại nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
E. RKNBD:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ------------------------------------------- 
Ngày soạn: / /2012
Ngày dạy: D1 / /2012
 D2: / /2012 Tiết 120
 cách làm bài nghị luận về 
tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
A. Mục tiêu cần đạt
 1.Kiến thức:
-Đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
-Các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2.Kĩ năng: 
-Xá định yêu cầu nội dung, hình thức của một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
-Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa cho bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
3.Thái độ: Tích cực học tập, làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
B. Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu sách hướng dẫn, soạn giáo án. 
 Trò: SGK, xem trước bài ở nhà.
C.Phương pháp: 
Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, qui nạp, thực hành luyện tập.
D. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là nghị luận 1 tác phẩm truyện, sự cần thiết khi làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
( HS tự bộc lộ)
III. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* HĐ1: PP nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, qui nạp.KT động não.
Giáo viên đưa bảng phụ - Học sinh đọc.
? Các đề bài trên đã nêu ra vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?
Đề 1: Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Đề 2: Nghị luận về diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Đề 3: Nghị luận thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích. 
Đề 4: Nghị luận về đời sống tình cảm gia đình qua tác phẩm "Chiếc lược ngà" 
? Hãy quan sát và đọc thầm 4 đề trên, hãy cho biết từ ngữ nào trong đề thể hiện rõ yêu cầu của đề, thể hiện rõ thể loại? Em hãy gạch chân các từ đó?
? Như vậy các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi phải khác nhau như thế nào?
? Từ 4 đề bài trên em có thể rút ra mấy dạng đề phân tích tác phẩm truyện
* HĐ2: PP nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, qui nạp.KT động não.
 * Đề bài : Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân.
1. ? Cho biết yêu cầu về hình thức và nội dung đề.
? Để thực hiện yêu cầu của đề cần đặt những câu hỏi nào để tìm ý?
? Nét nổi bật nhất ở nhân vật ông Hai?
? Tình yêu làng yêu nước của ông Hai
? Tình yêu làng yêu nước của ông Hai được bộc lộ trong tình huống nào?
? Tình cảm ấy có đặc điểm gì ở hoàn cảnh cụ thể lúc bấy giờ?
? Những chi tiết nghệ thuật nào chứng tỏ một cách sinh động, thú vị tình yêu làng và lòng yêu nước ấy? (Tâm trạng, cử chỉ, hành động, lời nói )
 2. Lập dàn ý: 
a) Mở bài?
b) Thân bài? 
c) Kết bài?
3. Viết bài hoàn chỉnh
? Có mấy cách mở bài? 
- 2 cách mở bài: 
+ Nêu trực tiếp những suy nghĩ 
+ Từ khái quát đến cụ thể. 
? Dù mở bài bằng cách nào cũng phải đạt yêu cầu gì?
- Giới thiệu tác phẩm và nêu vấn đề mình
- Giới thiệu tác phẩm và nêu vấn đề mình sẽ phân tích.
b) Viết thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm về nhân vật ông Hai theo dàn bài (2 luận điểm) - Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm viết bài.
- Yêu cầu mỗi luận điểm cần có sự phân tích chứng minh bằng dẫn chứng cụ thể.
- Các nhóm đọc và nhận xét bài nhau.
- Giáo viên cho điểm.
c) Kết bài: Học sinh đọc sgk.
4. Đọc và sửa chữa: Học sinh đọc, phát hiện lỗi sai và sửa lại.
? Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích phải qua mấy bước.
? Nêu cách làm dàn bài chung
* HS đọc ghi nhớ SGK
A. Lí thuyết:
I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 
 - Đề 1: 
Yêu cầu: Qua nhân vật Vũ Nương đề xuất những nhận xét gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Đề 2: 
Yêu cầu: Phân tích những đặc điểm nổi bật trong cốt truyện của tác phẩm .
- Đề 3: 
Yêu cầu: Nêu suy nghĩ của bản thân về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích (Mở rộng ra là thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. )
- Đề 4: Nghị luận về đời sống tình cảm gia đình qua tác phẩm "Chiếc lược ngà" 
- Suy nghĩ : Xuất phát từ sự cảm hiểu của bản thân để đưa ra nhận xét đánh giá tác phẩm.
- Phân tích: Từ những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình tiết ) để lập luận sau đó nêu nhận xét, đánh giá tác phẩm 
- 2 Dạng đề: 
+ Dạng đề 1: Đi sâu vào việc nghị luận về nhân vật trong tác phẩm.
+ Dạng đề 2: Phân tích nội dung, diễn biến cốt truyện. 
II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện 
1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu:
* Đề bài : Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Thể loại: Nghị luận về tác phẩm 
- Dạng đề 1: đi sâu vào nhân vật trong tác phẩm .
- Yêu cầu: Nêu suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân.
2. Lập dàn ý: 
a) Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nhân vật ông Hai.
b) Thân bài: Triển khai các nhận định về tình yêu làng, yêu nước của ông Hai và nghệ thuật đặc sắc của nhà văn (Làm nổi bật đặc điểm của nhân vật ông Hai và nghệ thuật của tác phẩm)
c) Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ông Hai.
3. Viết bài hoàn chỉnh
a) Viết đoạn mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nêu vấn đề mình sẽ phân tích.
b) Viết thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm về nhân vật ông Hai
c) Kết bài: Học sinh đọc sgk.
4. Đọc và sửa chữa
2. Ghi nhớ sgk
IV. Củng cố: Giáo viên hệ thống lại bài: Các dạng đề NL về một TP truyện hoặc đoạn trích, dàn ý chung của dạng bài này. 
V. Hướng dẫn về nhà: Về nhà học phần ghi nhớ sgk
Chuẩn bị: Phần luyện tập đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao( sgk-68)
E. RKNBD:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9(35).doc