Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 96: Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 96: Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

(Nguyễn Đình Thi)

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

A. MỤC TIÊU:

1.Kiếnthức: Hiểu được sức mạnh, khả năng kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi; hiểu thêm cách viết một bài văn nghị luận.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu, phân tích văn bản nghị luận.

3. Thái độ: Giáo dục HS có thái độ hiểu đúng vai trò của văn nghệ trong đời sống xã hội.

B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, phân tích, bình giảng.

C. CHUẨN BỊ:

1.Giáoviên: Soạn bài, tư liệu về tác giả, tác phẩm.

2. Họcsinh: Đọc và trả lời các câu hỏi SGK.

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổnđịnh: (1’)

II. Bài cũ: (3’)

? Tác giả Chu Quang Tiềm đã khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách như thế nào? Liên hệ bản thân.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 96: Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 96 TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ 
(Nguyễn Đình Thi)
Ngàysoạn: 
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU:
1.Kiếnthức: Hiểu được sức mạnh, khả năng kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi; hiểu thêm cách viết một bài văn nghị luận.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu, phân tích văn bản nghị luận.
3. Thái độ: Giáo dục HS có thái độ hiểu đúng vai trò của văn nghệ trong đời sống xã hội.
B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, phân tích, bình giảng.
C. CHUẨN BỊ:
1.Giáoviên: Soạn bài, tư liệu về tác giả, tác phẩm.
2. Họcsinh: Đọc và trả lời các câu hỏi SGK.
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổnđịnh: (1’)
II. Bài cũ: (3’)
? Tác giả Chu Quang Tiềm đã khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách như thế nào? Liên hệ bản thân.
III.Bàimới:
 1.Đặtvấnđề: (1’)
Văn nghệ có nội dung phong phú và sức mạnh vô cùng to lớn. Các nghệ sĩ sáng tác tác phẩm đều nhằm gửi gắm tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình trong đó. Nguyễn Đình Thi đã đề cập tới những vấn đề này qua văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”. 
2.Triểnkhai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (5’) Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
 ? Dựa vào chú thích SGK, hãy nêu vài nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
* HS trả lời.
* GV nhận xét, bổ sung.
- Sinh tại Luông Pha Băng (Lào)
- Là nghệ sĩ tài năng: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, sọan kịch, viết lí luận phê bình.
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả: 
2. Tác phẩm:
- Nghị luận về một vấn đề.
- Viết 1948 tại chiến khu Việt Bắc.
Hoạt động 2: (10’) Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.
* GV nêu cách đọc: giọng mạch lạc, rõ ràng, các dẫn chứng cần đọc diễn cảm.
* GV đọc mẫu 1 đoạn.
* HS đọc tiếp.
* GV nhận xét cách đọc và kiểm tra việc hiểu chú thích của HS.
* GV bổ sung một số từ:
II. Đọc và tìm hiểu chú thích: 
- Phật giáo diễn ca: bài thơ dài, nôm na dễ hiểu về nội dung đạo phật.
- Phẫn khích: kích thích căm thù, phẫn nộ.
Hoạt động 3: (20’) Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
* Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với đời sống con người.
? Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của bài nghị luận?
? Đặc điểm của tác phẩm nghệ thuật là gì
? Theo tác giả trong tác phẩm văn nghệ, có những cái được ghi lại đồng thời có cả những điều mới mẻ mà nghệ sỹ muốn nói. Trong tác phẩm của Nguyễn Du và Tônxtôi những cái đã có được "ghi lại" là gì? 
? Chúng tác động như thế nào đến con người?
?Những điều mới mẻ muốn nói của 2 nghệ sỹ này là gì? 
? Chúng tác động như thế nào đến con người?
 ? Tác động của văn nghệ còn được tác giả tiếp tục phân tích trong đoạn nào của văn bản?
=>Văn nghệ đem lại niềm vui sống cho những kiếp người nghèo khổ.
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Bố cục:2 đoạn
- Từ đầu=>tâm hồn: Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ.
- Phần còn lại: Sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ.
2.Phân tích :
a) Nội dung phản ánh của văn nghệ:
* Đặc điểm của tác phẩm văn nghệ: Lấy chất liệu ở thực tại đời sống> tác giả sáng tạo gửi vào đó một cách nhìn mới, một lời nhắn gửi
- Văn nghệ ghi lại những hình ảnh, sự vật, bài học luân lí, triết lí ở đời
=> Làm cho trí tò mò của ta thoả mãn sự hiểu biết.
- Điều mới mẻ của văn nghệ là: những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phẫn kích
=> tác động đến cảm xúc, tâm hồn, tư tưởng, cách nhìn đời sống của con người, đặc biệt là tâm hồn.
* Tóm lại: văn nghệ đem lại niềm vui sống, tình yêu cuộc sống cho tâm hồn con người.
IV.Củngcố: (3’)
? Văn nghệ đem lại cho người đọc điều gì?
V. Dặn dò: (2’)
- Đọc lại văn bản, nắm lại hệ thống luận điểm của bài viết.
 - Chuẩn bị phần nội dung còn lại.
+ Sức mạnh kì diệu của văn nghệ thể hiện như thế nào?
E.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctieng noi cua van nghetiet 96.doc