Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn: Ngữ văn 9 (năm học 2009 - 20010)

Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn: Ngữ văn 9 (năm học 2009 - 20010)

I - PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2.0 điểm ) Học sinh trả lời 4 câu hỏi sau: [chọn 1 trong 4 cách trả lời cho sẵn]

1/ So sánh nào sau đây không có trong văn bản : “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của nhà văn Mác-Két:

a. Trái đất là nơi độc nhất có phép màu.

b. Trái đất là một cái làng nhỏ mà thánh thần đã bỏ quên.

c. Trái đất là địa ngục của các hành tinh khác.

d. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại.

2/ Thành ngữ nào sau đây có liên quan đến phương châm cách thức:

a. Một câu nhịn , chín câu lành

b. Nửa úp nửa mở

c. Sự thật mất lòng

d. Ăn vốc, học hay

3/ Để đảm bảo phương châm hội thoại nào, người nói đôi khi dùng những cách diễn đạt như : “nhân tiện đây xin hỏi ”, “ sẵn dịp xin trình bày”?

a.Phương châm về lượng c. Phương châm quan hệ

b.Phương châm về chất d. Phương châm cách thức

4/ Nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết cuả Vũ Nương

 a. Do lời nói của đứa con c. Do Trương Sinh cả ghen

 b. Do Vũ Nương bất lực d. Do chiến tranh phong kiến

 

doc 38 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1059Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn: Ngữ văn 9 (năm học 2009 - 20010)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT TX GC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆTNAM
Trường THCS Phường 2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
 MÔN: NGỮ VĂN 9 ( Năm học 2009 -20010 ) 
	Thời gian : 90 phút 
	( Không tính thời gian giao đề)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2.0 điểm ) Học sinh trả lời 4 câu hỏi sau: [chọn 1 trong 4 cách trả lời cho sẵn]
1/ So sánh nào sau đây không có trong văn bản : “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của nhà văn Mác-Két:
Trái đất là nơi độc nhất có phép màu.
Trái đất là một cái làng nhỏ mà thánh thần đã bỏ quên.
Trái đất là địa ngục của các hành tinh khác.
Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại.
2/ Thành ngữ nào sau đây có liên quan đến phương châm cách thức:
Một câu nhịn , chín câu lành
Nửa úp nửa mở
Sự thật mất lòng 
Ăn vốc, học hay 
3/ Để đảm bảo phương châm hội thoại nào, người nói đôi khi dùng những cách diễn đạt như : “nhân tiện đây xin hỏi ”, “ sẵn dịp xin trình bày”?
a.Phương châm về lượng	c. Phương châm quan hệ
b.Phương châm về chất	d. Phương châm cách thức
4/ Nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết cuả Vũ Nương
 a. Do lời nói của đứa con	c. Do Trương Sinh cả ghen
 b. Do Vũ Nương bất lực	d. Do chiến tranh phong kiến
II - PHẦN TỰ LUẬN : (8,0 điểm) Học sinh trả lời 3 câu hỏi sau:
1/ Khi nói: “ Giấc mơ chỉ là giấc mơ”, người nói đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Giải thích rõ vì sao người nói phải nói như thế? (1,0điểm)
2/ Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà (2,0 điểm)
	3/ Tập làm văn: (5,0 điểm) 
 Đề: Thuyết minh một lễ hội hay một trò chơi dân gian ở quê em
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
 NGỮ VĂN 9-NĂM HỌC :(2009- 2010)
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM : (2.0đ) Mỗi câu đúng được 0.5 đ)
1/ d	2/ b 3/ c 4/ d
II - PHẦN TỰ LUẬN :(9.0đ)
1/ - Khi nói: “ Giấc mơ chỉ là giấc mơ”, người nói đã vi phạm phương châm về lượng. (0,5đ)
Giải thích : 
+ vì người nói muốn người nghe hiểu theo một hàm ý(0,25đ)
+ phải sống thực tế, không mơ mộng hão huyền (0,25đ)
2/ Yêu cầu HS viết được đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà 
* Nội dung: Nêu được luận điểm: Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị (0,5đ)
	Triển khai được các luận cứ và luận chứng sau:
Nhân cách rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại (dẫn chứng tiêu biểu,chính xác)
Một lối sống giản dị và thanh cao (dẫn chứng tiêu biểu,chính xác)
* Hình thức: Trìng bày rõ ràng, mạch lạc
 Diễn đạt có cảm xúc, tinh tế
	3/ Tập làm văn: 
* Yêu cầu chung : Học sinh biết cách làm văn thuyết minh theo đúng y/c nội . . dung và thể loại 
	 - Nội dung : một lễ hội hay một trò chơi dân gian ở quê em
 - Thể loại : Thuyết minh về một nét đẹp văn hoá truyền thống
 ( có kết hợp các yếu tố nghệ thuật và miêu tả) 
 * Yêu cầu cụ thể : Bài làm có đầy đủ 3 phần 
Mở bài : Giới thiệu một lễ hội hay một trò chơi dân gian ở quê em
- Thân bài : + Nguồn gốc
	 + Hình thức
	 + Cách tổ chức, thực hiện
	 + Ý nghĩa 
	 + Giữ gìn và phát triển hình thức văn hoá truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc
Kết bài : Cảm nghĩ về lễ hội hay trò chơi dân gian
	 CÁCH CHO ĐIỂM
 * Điểm 4 -5 : Dành cho những bài làm tốt, đủ 3 phần ( Mở bài, Thân bài, Kết bài )Đảm bảo yêu cầu nội dung và thể loại .Thuyết minh sinh động, có kết hợp được các yếu tố nghệ thuật và miêu tả. Diễn đạt lưu loát, mạch lạc , có sức thuyết phục .Trình bày sạch đẹp, không mắc quá 3 lỗi dùng từ và diễn đạt.
 * Điểm 2-3: Bài làm đảm bảo yêu cầu nội dung và thể loại nhưng thuyết minh chưa sinh động, chưa kết hợp được các yếu tố nghệ thuật và miêu tả , còn lúng túng trong cách diễn đạt , mắc một vài lỗi diễn đạt . Tuy nhiên phải đảm bảo bố cục 3 phần .
* Điểm 1-1,5 :Bài làm chưa đáp ứng được yêu cầu trên,nội dung còn thiếu sót, diễn đạt lủng củng , còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ và đặt câu.
* Điểm 00,0 : Bài làm sai lạc cả nội dung và phương pháp 
 ! Chú ý: Giám khảo có thể căn cứ vào cách cho điểm trên để cho các điểm còn lại
PHÒNG GD-ĐT TX GC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆTNAM
Trường THCS Phường 2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
MÔN: NGỮ VĂN 9
	Thời gian : 90 phút 
	( Không tính thời gian giao đề)
-----------------------------------------------------------------------------------------------
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM: (1.0 điểm ) Học sinh trả lời 4 câu hỏi sau:
	1/ Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp cho câu văn sau:
	Văn bản: “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của nhà văn ..nước
	2/ Câu thơ nào sau đây có chứa từ: “ Xuân” mang nghĩa chuyển?
a.Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
b.Ngày xuân con én đưa thoi
c.Xuân xanh sắp xỉ tới tuần cặp kê
d.Mùa xuân xôn xao
3/ Câu: “ Biết thì thưa thốt – Không biết thì dựa cột mà nghe” tuân thủ phương châm hội thoại nào dưới đây?
a. Phương châm về lượng	c. Phương châm quan hệ
Phương châm về chất	d. Phương châm cách thức
4/ Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp đúng hay sai?
 a. Đúng	b. Sai
II - PHẦN TỰ LUẬN : (9,0 điểm) Học sinh trả lời 5 câu hỏi sau:
	1/ Giải thích 2 thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào? ( 1,0điểm)
Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
Đầu voi, đuôi chuột
2/ Khi nói: “ Mỹ mà không đẹp”, người nói đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Giải thích rõ vì sao người nói phải nói như thế? (1,0điểm)
3/ Cho biết nhân vật chính diện trong tác phẩm“ Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ (1,0 điểm) 
4/ Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện: “ Chuyện người con gái Nam Xương”(1,0 điểm)
5/ Tập làm văn: (5,0 điểm) 
 Đề: Thuyết minh một lễ hội dân gian Việt Nam
-----------------------------------------------------------------------------------------------
PHÒNG GD-ĐT TX GC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆTNAM
Trường THCS Phường 2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
MÔN: NGỮ VĂN 9
	Thời gian : 90 phút 
	( Không tính thời gian giao đề)
-----------------------------------------------------------------------------------------------
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM: (1.0 điểm ) Học sinh trả lời 4 câu hỏi sau:
	1/ Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp cho câu văn sau:
	Văn bản: “ Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn .sống vào thế kỉ 
	2/ Câu thơ nào sau đây có chứa từ: “ Chân” mang nghĩa gốc?
a.Sau chân theo một vài thằng con con
b.Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
c.Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
d.Cả a, b, c sai
3/ Câu: “ Sự thật mất lòng” tuân thủ phương châm hội thoại nào dưới đây?
a. Phương châm về lượng	c. Phương châm quan hệ
Phương châm về chất	d. Phương châm cách thức
4/ Nhân vật chính trong tác phẩm “ Truyền kì mạn lục” là Vũ Nương đúng hay sai?
 a. Đúng	b. Sai
II - PHẦN TỰ LUẬN : (9,0 điểm) Học sinh trả lời 4 câu hỏi sau:
	1/ Giải thích 2 thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào? ( 1,0điểm)
Một câu nhịn, chín câu lành
Đánh trống lảng
2/ Khi nói: “ Giấc mơ chỉ là giấc mơ”, người nói đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Giải thích rõ vì sao người nói phải nói như thế? (1,0điểm)
3/ Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà (2,0 điểm)
5/ Tập làm văn: (5,0 điểm) 
 Đề: Thuyết minh một sản vật ở quê em
---------------------------------------------------------------------------------------------
PHÒNG GD-ĐT TX GC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆTNAM
Trường THCS Phường 2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
 MÔN: NGỮ VĂN 9 ( Năm học 2008 -2009 ) 
	Thời gian : 90 phút 
	( Không tính thời gian giao đề)
-----------------------------------------------------------------------------------------------
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM: (1.0 điểm ) Học sinh trả lời 4 câu hỏi sau:
	1/ Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp cho câu văn sau:
	Văn bản : “ Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà thuộc kiểu văn bản
	2/ Câu thơ nào sau đây của nhà thơ Tố Hữu diễn tả được lối sống giản dị mà thanh cao của Bác.
a.Nhà gác đơn sơ một góc vườn.
b.Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
c.Mong manh áo vải hồn muôn trượng
d.Hơn tượng đồng phơi những lối mòn
3/ Để đảm bảo phương châm hội thoại nào, người nói đôi khi dùng những cách diễn đạt như : “như tôi đã trình bày”, “ như mọi người đều biết”?
Phương châm về lượng	c. Phương châm quan hệ
Phương châm về chất	d. Phương châm cách thức
4/ Lời dẫn trực tiếp không cần nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người khác hoặc nhân vật. Đúng hay sai?
 a. Đúng	b. Sai
II - PHẦN TỰ LUẬN : (9,0 điểm) Học sinh trả lời 5 câu hỏi sau:
	1/ Giải thích 2 thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào? ( 1,0điểm)
Nửa úp nửa mở
Nói có sách, mách có chứng
2/ Có mấy phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ?
Mỗi phương thức cho 1 ví dụ (1,0điểm)
3/ Nêu vài đặc điểm về thể loại của tác phẩm “ Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ (1,0 điểm) 
4/ Cho biết các nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương (1,0 điểm)
5/ Tập làm văn: (5,0 điểm) 
 Đề: Con trâu ở làng quê Việt Nam
-----------------------------------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
 NGỮ VĂN 9-NĂM HỌC :(2008- 2009)
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM : (1.0đ) Mỗi câu đúng được 0.25 đ)
1/ nhật dụng 2/ c 3/ a 4/ sai
II - PHẦN TỰ LUẬN :(9.0đ)
1/ Giải thích đúng – nêu đúng phương châm hội thoại 
Nửa úp nửa mở : nói mập mờ , không nói ra hết ý (0,25đ)
 " Phương châm cách thức (0,25đ)
Nói có sách, mách có chứng : Nói có căn cứ chắc chắn (0,25đ)
 " Phương châm về chất (0,25đ)
	2/ Có 2 phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ :
Phương thức ẩn dụ (0,25đ)"Cho ví dụ đúng ( 0,25đ)
Phương thức hoán dụ (0,25đ)"Cho ví dụ đúng ( 0,25đ)
3/ Vài đặc điểm về thể loại của tác phẩm : “ Truyền kì mạn lục” là:
Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được luư truyền ( 0,5đ)
Viết bằng văn xuôi chữ Hán (0,5đ)
4/ Các nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương là : ( mỗi ý đúng 0,25đ)
Do lời nói của đứa trẻ
Do Trương Sinh cả ghen
Do Vũ Nương bất lực
Do chiến tranh phong kiến
5/ Tập làm văn: 
1/ Yêu cầu chung : Học sinh biết cách làm văn thuyết minh theo đúng y/c nội . . dung và thể loại 
	 - Nội dung : Con trâu ở làng quê Việt nam
 - Thể loại : Thuyết minh về một loài vật 
 ( có kết hợp các yếu tố nghệ thuật và miêu tả) 
 2/ Yêu cầu cụ thể : Bài làm có đầy đủ 3 phần 
Mở bài : Giới thiệu con trâu ở làng quê Việt nam 
- Thân bài  ... hép lặp	b.Phép thế
 c.Phép nối	 d.Phép liên tưởng
 2. Điền từ liên kết thích hợp vào chỗ trống câu (3)
a. Vì vậy	b.Nhưng	c. Tóm lại	d. Cho nên
 3. Từ vừa điền vào câu (3) tạo phép liên kết gì ?
a. Phép lặp	b.Phép thế
 c.Phép nối	 d.Phép liên tưởng
 4. Đoạn văn có mấy câu ghép ?
a. 1	b.2	c. 3	d. 4
 5. Kiểu quan hệ trong câu (1) là :
a. Nguyên nhân - kết quả	b. Nhượng bộ	
c. Tăng tiến	d. Điều kiện
 6. Từ « ấy » trong câu (2) và câu (4) là :
 a. Chỉ từ	 b. Đại từ
	c. Trợ từ	d. Quan hệ từ
PHẦN II: Tự luận (7,0đ)
1. Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
 2. Trong bài: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” , Vũ Khoan có viết:
 “ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị của bản thân con người là quan trọng nhất”
	Em có suy nghĩ gì về câu nói trên.
UBND TỈNH TIỀN GIANG
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Đề 24 KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 
	 MÔN : NGỮ VĂN 	
Thời gian làm bài : 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
PHẦN I : Trắc nghiệm khách quan ( 3.0 đ) : Học sinh đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời các câu bên dưới :( mỗi câu 0,5 điểm) [Thí sinh chọn 1 trong 4 cách trả lời cho sẵn]
(1) Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt
tối, sống tối tăm, vậy mà biến đổi khác hẳn, khi họ ru con hay hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao, khi họ chen nhau say mê xem một buổi chèo. (2) Câu ca dao tự bao đời truyền lại đã gieo vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm những ý nghĩ khác thường. (3) Và ánh đèn buổi chèo, những nhân vật ra trò, những lời nói, những câu hát, làm cho những con người ấy trong một buổi chèo được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt. (4)Văn nghệ đã làm cho họ thực sự được sống. (5) Lời gửi của văn nghệ là sự sống
(Theo Ngữ văn 9, tập hai – NXB GD,2005 ) 
 1. Phép thế đã được sử dụng trong các cặp câu nào ?
a. (1) – (2)	b.(2) – (3)
 c.(3) – (4)	 d.Cả a, b, c đều đúng 
 2. Chủ ngữ trong câu (2) :
a. Câu ca dao	b.Câu ca dao tự bao giờ	
c. Câu ca dao tự bao giờ truyền lại	d. Những cuộc đời cực nhọc ấy
 3. Cụm từ « Những người đàn bà nhà quê ngày trước » trong câu (1) là :
a. Khởi ngữ	b.Chủ ngủ
 c.Biệt lập	 d.Trạng ngữ
 4. Đoạn văn có mấy câu ghép ?
a. 1	b.2	c. 3	d. 4
 5. Kiểu quan hệ trong câu (1) là :
a. Nguyên nhân - kết quả	b. Nhượng bộ	
c. Tăng tiến	d. Điều kiện
 6. Từ « ấy » trong câu (2) và câu (3) là :
 a. Chỉ từ	 b. Đại từ
	c. Trợ từ	d. Quan hệ từ
PHẦN II: Tự luận (7,0đ)
1. Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài thơ: “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
 2. Suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu ca dao:
	“Công cha như núi Thái Sơn
	 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
UBND TỈNH TIỀN GIANG
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Đề 25 KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 
	 MÔN : NGỮ VĂN 	
Thời gian làm bài : 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
PHẦN I : Trắc nghiệm khách quan ( 3.0 đ) : Học sinh đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời các câu bên dưới :( mỗi câu 0,5 điểm) [Thí sinh chọn 1 trong 4 cách trả lời cho sẵn]
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãu mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
(Theo Ngữ văn 9, tập hai )
 1. Những từ nào sau đây cùng trường từ vựng chỉ cảm xúc ?
a. thương, toả, bình yên 	b. thương, bình yên, nhói
 c.thương, nhói, nước mắt	 d.trung hiếu,toả, nước mắt
 2. Từ câu (5) đến câu (6) có sử dụng biện pháp tu từ nào ? 
a. Liệt kê,nhân hoá,so sánh,hoán dụ	b.Điệp từ,đối lập,ẩn dụ, so sánh	c. Liệt kê,điệp từ,nhân hoá,ẩn dụ	d. Điệp từ,liệt kê,đối lập, nhân hoá
 3. Các từ « bình yên, dịu hiền, trung hiếu» trong là :
a. Danh từ	b.Động từ
 c.Tính từ	 d.Phó từ
 4. Từ « trung »  nào sau đây không đồng nghĩa với từ « trung hiếu »trong câu (8) :
 a. Kẻ nịnh, người trung	b. Trung học phổ thông
 c. Đồng chí trung kiên	d. Cả a, c đúng
 5. Kiểu quan hệ trong câu (3) và câu (4) là :
a. Nguyên nhân - kết quả	b. Tương phản	
c. Tăng tiến	d. Điều kiện
 6. Đoạn thơ có sử dụng mấy chỉ từ :
a. 3	b.4	c. 5	d. 6
PHẦN II: Tự luận (7,0đ)
1. Viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng học tủ, học vẹt,học đối phó
2. Cảm nhận của em về hai khổ thơ cuối trong bài thơ: “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
UBND TỈNH TIỀN GIANG
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Đề 26 KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 
	 MÔN : NGỮ VĂN 	
Thời gian làm bài : 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
PHẦN I : Trắc nghiệm khách quan ( 3.0 đ) : Học sinh đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời các câu bên dưới :( mỗi câu 0,5 điểm) [Thí sinh chọn 1 trong 4 cách trả lời cho sẵn]
Bỗng nhận ra hương ổi	(9) Vẫn còn bao nhiêu nắng
Phả vào trong gió se	(10)Đã vơi dần cơn mưa
Sương chùng chình qua ngõ	(11)Sấm cũng bớt bất ngờ
Hình như thu đã về	(12)Trên hàng cây đứng tuổi
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Theo Ngữ văn 9, tập hai )
 1. Đoạn văn trên có mấy từ láy?
a. 3	b.4	c. 5	d. 6
 2. Câu (1) và câu (2) là câu :
a.Câu đơn	b.Câu rút gọn	
c.Câu đặc biệt	d. Câu cảm thán
 3. Bốn câu thơ đầu của bài thơ có mấy danh từ ?
a. 3	b.4	c. 5	d. 6
 4. Trong cụm động từ : « Vẫn còn bao nhiêu nắng » có động từ trung tâm là : a. vẫn	b.còn	c. baonhiêu	d. nắng
 5. Từ « bao nhiêu » trong câu (9) là :
 a. Danh từ	 b. Số từ
	c. Trợ từ	d. Đại từ
 6. Các biện pháp tư từ được sử dụng trong câu (5) và câu (6) là :
 a. Liệt kê,nhân hoá,so sánh	b.Liệt kê,đối lập,ẩn dụ	c. Liệt kê,so sánh,hoán dụ	d. Liệt kê,nhân hoá,đối lập
PHẦN II: Tự luận (7,0đ)
1. Viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về thời gian
2. Cảm nhận của em về bài thơ: “Sang thu” của Hữu Thỉnh
UBND TỈNH TIỀN GIANG
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Đề 27 KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 
	 MÔN : NGỮ VĂN 	
Thời gian làm bài : 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
PHẦN I : Trắc nghiệm khách quan ( 3.0 đ) : Học sinh đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời các câu bên dưới :( mỗi câu 0,5 điểm) [Thí sinh chọn 1 trong 4 cách trả lời cho sẵn]
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca 
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
(10)Lặng lẽ dâng cho đời
(11)Dù là tuổi hai mươi
 (12)Dù là khi tóc bạc
(Theo Ngữ văn 9, tập hai )
 1. Đoạn văn trên có mấy từ láy?
a. 3	b.4	c. 5	d. 6
 2. Bốn câu thơ đầu của bài thơ có mấy danh từ, mấy động từ, mấy tính từ ?
a. 3 -2-1	b.4 - 1 -2	c. 5 - 1 - 2	d. 6 -2 -1
 3. Từ « nho nhỏ » trong cụm từ : «  Một mùa xuân nho nhỏ » là :
a.Chủ ngữ	b.Vị ngữ	
c.Định ngữ	d. Bổ ngữ
 4. Từ « Dù» trong câu (11) và (12) là :
 a. Phó từ	 b. Thán từ
	c. Trợ từ	d. Quan hệ từ
 5. Kiểu quan hệ trong câu (11) và câu (12) là :
a. Nhượng bộ	b. Tương phản	
c. Tăng tiến	d. Điều kiện
 6. Biện pháp tư từ về câu chủ yếu được sử dụng trong câu (1) đếncâu (4) là :
 a. Liệt kê	b.Đối lập	
c. So sánh	d. Điệp từ
PHẦN II: Tự luận (7,0đ)
1. Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhan đề bài thơ:” Mùa xuân nho nhỏ”
2. Suy nghĩ về câu tục ngữ: “ Có chí thì nên”
UBND TỈNH TIỀN GIANG
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Đề 28 KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 
	 MÔN : NGỮ VĂN 	
Thời gian làm bài : 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
PHẦN I : Trắc nghiệm khách quan ( 3.0 đ) : Học sinh đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời các câu bên dưới :( mỗi câu 0,5 điểm) [Thí sinh chọn 1 trong 4 cách trả lời cho sẵn]
“..(1) Ở đây, trên cao điểm đầy bom này cũng có mưa đá. (2) Những niềm vui con trẻ của tôi lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy.(3) Chẳng ai có thì giờ mà gắt tôi.(4) Chị Thao đang lúi húi hốt cái gì dưới đất.(5) Chắc là đá.”
 	( Ngữ văn 9, tập 2)
 1.Phép liên kết chủ yếu của đoạn văn trên là :
 	 a. Phép lặp b. Phép nối 
 c. Phép thế 	 d. Phép liên tưởng
 2. Câu nào trong đoạn văn trên có chứa thành phần phụ?
 	a. Câu (1 ) b.Câu (2) c. Câu (3) d.Câu (4)
 3.Thành phần phụ trong câu vừa xác định trên là: 
 	a. Trạng ngữ b. Khởi ngữ
 	 c. a, b đúng d. a, b sai
 4.Câu (5) là câu :
 	a. Câu đơn 	 b. Câu rút gọn 
c. Câu đặc biệt d. Câu cảm thán
 5.Chủ ngữ trong câu (2) là :
 	a. Niềm vui b. Những niềm vui
 	c. Những niềm vui con trẻ d. Những niềm vui con trẻ của tôi
 6. Đoạn văn trên có sử dụng mấy chỉ từ ?
 	a. 1 b. 2 c. 3 d. 4
PHẦN II: Tự luận (7,0đ)
1. Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhan đề tác phẩm:” Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê
2. Chất độc màu da cam mà đế quốc Mỹ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời chiến tranh đã để lại di hoạ năng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời. cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của họ. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó.
UBND TỈNH TIỀN GIANG
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Đề 29 KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 
	 MÔN : NGỮ VĂN 	
Thời gian làm bài : 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
PHẦN I : Trắc nghiệm khách quan ( 3.0 đ) : Học sinh đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời các câu bên dưới :( mỗi câu 0,5 điểm) [Thí sinh chọn 1 trong 4 cách trả lời cho sẵn]
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
(10)Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
(11)Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
(Theo Ngữ văn 9, tập hai )
 1. Đoạn văn trên có mấy từ láy?
a. 3	b.4	c. 5	d. 6
 2. Bốn câu thơ đầu của bài thơ có mấy danh từ, mấy động từ, mấy tính từ ?
a. 3 -2-1	b.4 - 1 -2	c. 5 - 2 - 1	d. 6 -1 -2
 3. Từ « nho nhỏ » trong cụm từ : «  Một mùa xuân nho nhỏ » là :
a.Chủ ngữ	b.Vị ngữ	
c.Định ngữ	d. Bổ ngữ
 4. Từ « Dù» trong câu (11) và (12) là :
 a. Phó từ	 b. Thán từ
	c. Trợ từ	d. Quan hệ từ
 5. Kiểu câu chủ yếu trong đoạn thơ trên là :
a. Câu đơn	b. Câu ghép	
c. Câu rút gọn	d. Câu đặc biệt
 6. Biện pháp tư từ được sử dụng trong câu (8) đếncâu (9) là :
 a. Ẩn dụ, điệp từ	b.Hoán dụ, nhân hoá	
c. So sánh, đối lập	d. Đối lập, điệp từ
PHẦN II: Tự luận (7,0đ)
1. Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhan đề bài thơ:” Mùa xuân nho nhỏ”
2. Suy nghĩ về câu tục ngữ: “ Có chí thì nên”
UBND TỈNH TIỀN GIANG
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Đề 27 KÌ THI TUYỂN SINH VÀ

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEM TRA CLDN NGU VAN9.doc