Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần 21

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần 21

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

 -Nguyễn Đình Thi -

A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh

 1. Kiến thức.

 -Hiểu được nội dung của văn nghệ với sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người .

 - Biết cách tiếp cận một đoạn trích nghị luận ngắn , lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh .

 2. Kĩ năng.

 -Rèn kỹ năng đọc , hiểu và phân tích văn bản nghị luận .

 -Rèn luyện kĩ năng viết một văn bản nghị luận.

 3. Thái độ.

 -Giáo dục học sinh ý thức tự hào , trân trọng , yêu thích văn nghệ .

-- GDTTĐ ĐHCM: Liên hệ với quan điểm về văn học nghệ thuật của Bác.

 B. Chuẩn bị :

- GV: Đọc văn bản , sgv, tài liệu ,chân dung tác giả Nguyễn Đình Thi

- HS: Đọc văn bản , soạn câu hỏi tìm hiểu .

 C.Tiến trình lên lớp :

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
s
 Ngày soạn:1/1/2011 
 Ngày dạy: 3/1/2011
 TUẦN 21 
Tiết 103, 104 : 
 TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ 
 -Nguyễn Đình Thi -
A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh 
 1. Kiến thức.
 -Hiểu được nội dung của văn nghệ với sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người .
 - Biết cách tiếp cận một đoạn trích nghị luận ngắn , lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh .
 2. Kĩ năng.
 -Rèn kỹ năng đọc , hiểu và phân tích văn bản nghị luận .
 -Rèn luyện kĩ năng viết một văn bản nghị luận.
 3. Thái độ.
 -Giáo dục học sinh ý thức tự hào , trân trọng , yêu thích văn nghệ .
-- GDTTĐ ĐHCM: Liên hệ với quan điểm về văn học nghệ thuật của Bác. 
 B. Chuẩn bị :
GV: Đọc văn bản , sgv, tài liệu ,chân dung tác giả Nguyễn Đình Thi 
HS: Đọc văn bản , soạn câu hỏi tìm hiểu .
 C.Tiến trình lên lớp :
 1.KTBC : Em học tập điều gì từ lời khuyên của tác giả Chu Quang Tiềm qua văn bản “Bàn về đọc sách” ? 
 2.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1 : Tiếp xúc văn bản:
 ? Hãy tóm tắt những nét chính về cuộc đời sự nghiệp của tác giả Nguyễn Đình Thi ? 
GV: Giới thiệu thêm .
? Văn bản có xuất xứ và hoàn cảnh ra đời thế nào ? 
GV: Giới thiệu thêm :. 
GV:Hướng dẫn đọc : Mạch lạc, rõ ràng , diễn cảm những dẫn chứng thơ văn .
-GV: đọc , 2 h/s khác đọc hết văn bản :
? “Tiếng nói của văn nghệ’’ thuộc thể loại gì ? 
? Vấn đề nghị luận được thể hiện qua những luận điểm nào 
-> GV treo bảng phụ:
 (- Nội dung của văn nghệ : Cùng với thời đại khách quan , nội dung của VN là nhận thức mới mẻ là tình cảm tư tưởng cá nhân của nghệ sĩ .Mỗi t/p văn học lớn là một cách sống của tâm hồn , từ đó làm thay đổi hẳn “ Mắt ta nhìn , óc ta nghĩ” 
 - Vai trò của tiếng nói VN đ/với đ/s con người nhất là trong h/cảnh chiến đấu , sản xuất vô cùng gian khổ của DT ta trong những năm đầu kh/chiến .
 - Những khả năng cảm hóa kỳ diệu của VN với mỗi con người qua những rung cảm sâu xa . ) 
?Em nhận xét gì về sự liên kết giữa các luận điểm trên ?
* Hoạt động3 : Tìm hiểu nội dung phản ánh của vănnghệ
 HS: đọc : “Từ đầu ....Tôn xtôi”
 ? Theo em nghệ sĩ xây dựng t/p để làm gì ? 
 ? Điều mới mẻ ấy được thể hiện dưới hình thức nào ? 
? Để chứng minh cho nội dung trên tác giả đã lập luận ntn? 
Gợi ý: Tác giả đã nêu dẫn chứng nào?
 ( T/giả đưa ra phân tích 2 d/c tiêu biểu từ 2 t/giả vĩõ đại của DT và thế giới đó là : 2 câu thơ tả cảnh mùa xuân của Nguyễn Du trong “TK”và cái chết của An-na-rê-nhi-na( trong tiểu thuyết cùng tên của .Ltôn-xtôi ).
HS: đọc chú giải 1 để hiểu thêm d/c 2 GV giảng thêm
 ? Vậy cái thực tại khách quan được ghi lại trong hai d/c đó là gì ?
 ( Cảnh mùa xuân, Cái chết của một cô gái)
 ? Còn điều mới mẻ mà tác giả muốn gởi đến cho chúng ta qua hai d/c đó ra sao ? 
( -Ta rung động trước cái đẹp của thiên nhiên-> Lòng thấy trẻ trung, yêu thiên nhiên, cuộc sống
-Ta bâng khuâng, rung cảm trước cái chết thảm khốc, căm phẫn những kẻ đã đẩy cô đến cái chết)
? Ngoài nội dung phản ánh hiện thực văn nghệ còn có nội dung nào nữa ? 
? Em hãy nêu lời nhắn nhủ của của t/g qua văn bản: “ Chiếc lược ngà”, “ lặng lẽ Sapa”, hay “ Bếp lửa” ?
? Để làm sáng tỏ luận điểm 1 , t/giả dùng phép lập luận gì ?
 ( Diễn dịch –phân tích – D/c văn học ) 
? Qua tìm hiểu , theo em nội dung cơ bản của văn nghệ là gì ?
? Như vậy, nội dung của văn nghệ khác nội dung của các môn KHXH khác như lịch sử, địa lý,... ở điểm nào ?
 ( - Các môn KHTN, XH: Khám phá, miêu tả, đúc kết các hiện tượng tự nhiên, qui luật khách quan
-Văn nghệ : Khám phá thế giới nội tâm, tính cách, số phận con người, mang tính hình tượng, hư cấu)
GV: chuyển ý sang tiết 2 
 TIẾT 2
*Hoạt động 4: Tìm hiểu sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ
Tích hợp GDTTĐ ĐHCM 
HS: đọc đoạn“Chúng ta nhận rõ .... trang giấy” và nhắc lại nội dung chính của luận điểm thứ 2 
? Em hãy giải thích tại sao con người lại cần tiếng nói của văn nghệ ?
? Theo em đối tượng tiếp nhận văn nghệ là ai ? 
.?Những quần chúng được tác giả đề cập trong VB là những đối tượng nào ? Văn nghệ đã tác động tới họ ra sao ? 
? Còn đối với số đông những người cần lao thì văn nghệ có tác động như thế nào ?
 ( Gv phân tích tác dụng của VN đối với các tầng lớp cần lao: Ngươì tù, người nông dân, dân tộc nô lệ,
 VD: Những bài c dao, hát ghẹo, tp văn chương cổ 
vũ chiến đấu)
*: Tích hợp: GD Tinh thần lạc quan qua văn thơ của Bác bằng Vb “Đăng sơn”, “ Bốn tháng rồi”để thấy được phong thái ung dung , tâm hồn lạc quan vượt qua khó khăn của Bác.
? Em có nhận xét gì về lý lẽ , d/c mà t/giả dùng để lập luận ? 
 (Lý lẽ , d/c cụ thể rõ ràng, kể, tả )
? Đoạn văn được trình bày theo cách lập luận gì ? 
? Vậy qua đoạn văn , ẹm hiểu gì về vai trò của văn nghệ đối với đời sống con người?
? Nếu không có văn nghệ, đời sống con người sẽ ra sao? Cho ví dụ minh hoạ?
*Hoạt động5 : Tìm hiểu con đường riêng của văn nghệ đến với người tiếp nhận
? Hs đọc đoạn còn lại
? Em hãy nêu luận điểm 3?
? Tiếng nói của văn nghệ đến với chúng ta bằng con đường nào?
GV phân tích hai con đường VN đến với người tiếp nhận qua một số tác phẩm đã học :Truyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Con hổ có nghĩa, Bức tranh của em gái tôi, Tiếng gà trưa, Quê hương, Một số vở kịch, chèo 
 *Hoạt động 6 : Hướng dẫn tổng kết :
PPVĐ/KT Động não
? Em có nhận xét gì về cách viết văn n/luận của tác giả ? 
 ( Gợi ý : 
- Bố cục , cách dẫn dắt vấn đề ?
 - Cách nêu d/c và chứng minh các luận điểm
- Giọng văn )
 HS: thảo luận cách viết của tác giả so với văn bản “ Bàn về đọc sách” ?
- Đại diện nhóm trìnhbày :
GV: chốt ý : 
 +Giống : Lập luận từ các luận cứ , giàu lý lẽ , h/ảnh ,d/c cụ thể và nhiệt tình của người viết .
 + Khác : Văn nghệ là n/luận văn học nên có sự tinh tế trong cách phân tích, sắc sảo trong tổng hợp, lời văn giàu h/ảnh gợi cảm hơn .
 ? Qua tìm hiểu , em hiểu gì về tiếng nói của văn nghệ đối với đời sống của chúng ta ? 
HS: đọc ghi nhớ /sgk
 *.Hoạt động 7: Luyện tập
GV: gọi h/s trình bày phần đã chuẩn bị ở nhà
I. Tìm hiểu chung
1, Tác giả:
Nguyễn Đình Thi (1924-2003) quê Hà Nội, là nghệ sĩ đa tài:văn, thơ, nhạc, lý luận phê bình và quản lý lãnh đạo văn nghệ nhiều năm.
- Được trao giải thưởng HCM về VHNT năm 1996 .
2, Tác phẩm:
- Xuất xứ: Sáng tác 1948 
- Thể loại: Nghị luận
 ( Gồm 3 luận điểm)
III. Tìm hiểu văn bản :
1. Nội dung phản ánh của văn nghệ 
- Không chỉ ghi lại cái đã có mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.
- Gửi vào tác phẩm một lời nhắn nhủ, đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh
=> Mang lại cho người đọc bao rung động ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng rất quen thuộc .
2. Sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ :
 - Giúp ta sống đầy đủ, phong phú hơn ( về tinh thần)
- Là sợi dây buộc chặt con người với cuộc đời, với sự sống..
- Làm cho tâm hồn họ được sống, trở nên tươi mát, đỡ khắc khổ
 ->Dẫn chứng cụ thể, kết hợp nghị luận với miêu tả, tự sự.
=> Văn nghệ đem lại niềm vui, tình yêu cuộc sống cho tâm hồn con người
3. Con đường riêng của văn nghệ đến với người tiếp nhận:
-Văn nghệ đến với tiếp nhận bằng tư tưởng, tình cảm
- Giúp người tiếp nhận tự nhận thức và hoàn thiện mình
IV. Tổng kết :
1. Nghệ thuật:
 - Bố cục chặt chẽ , hợp lý , cách dẫn dắt tự nhiên .
- Cách viết giàu hình ảnh có nhiều dẫn chứng thơ văn , thực tế , khẳng định , thuyết phục , hấp dẫn .
- Giọng văn chân thành ,say sưa , giàu cảm xúc .
2. Nội dung: 
 Ghi nhớ ( Sgk)
V. Luyện tập : 
Nêu một tác phẩm văn học mà em thích , phân tích ý nghĩa , tác động của nó đối với bản thân .
 4. Củng cố: Hs nêu vai trò của văn nghệ.
5 Dặn dò: 
- Soạn bài “ Các thành phần biệt lập
D *.Rút kinh nghiệm
 Ngày soạn: 14/1/2013 
Tuần 22 Ngày dạy: 16/1/2013 Tiết 95: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : 
 1. Kiến thức.
-Dặc điểm 2 thành phần biệt lập : Tình thái , cảm thán 
-Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu
 2. Kĩ năng
Nhận biết 2 thành phần biệt lập : Tình thái , cảm thán 
-Biết đặt câu có thành phần cảm thán , tình thái .
 3. Thái độ
Có ý thức sử dụng đúng và hiệu quả 2 thành phần trên.
 B. Chuẩn bị :
 GV: Đọc sgk , sgv , tài liệu tham khảo , bảng phụ .
 HS: Soạn bài theo hướng dẫn .
 C.Tiến trình lên lớp :
 1. Ổn định lớp
 2.KTBC :
 ?Em hãy đặt 1 câu nói về trang phục có thành phần khởi ngữ ? Em hiểu gì về thành phần khởi ngữ đó ? 
 3. Khởi động: PPVĐ: 
 Hoạt động 1
Khi nói, viết , để thể hiện thái độ, tình cảm ngoài việc s/d từ ngữ biểu cảm người ta còn dùng cách nào?Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ... 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động2: Hình thành khái niệm thành phần tình thái:
 HS: đọc VD/sgk (a,b)
? Các từ in đậm có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung của câu ?
(Nhận định của người nói đối vời sự việc nói trong câu)
? Vậy em đọc được thái độ gì của người nói qua 2 từ trên ? 
? Nếu không có những từ ngữ in đậm trên thì nghĩa sự việc trong câu có khác không ? Vì sao ?
? Vậy thế nào là phần tình thái ?
 HS: lấy vd câu có chứa tình thái .
Gợi ý:
+ Tình thái tin cậy cao: chắc chắn, chắc hẳn, chắc là
+ .........................thấp: dường như, hầu như,có vẻ như.... 
*Hoạt động 3: Hình thành khái niệm thành phần cảm thán :PPVĐ
HS: đọc vd sgk .
? Các từ ngữ in đậm trên có được dùng để chỉ
 sự vật, sự việc trong câu không ?
H: (không , nó giúp người nói giãi bày nỗi lòng của mình)
? Em đọc được cảm xúc gì của người nói qua những từ trên ?
? Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được lý do người nói kêu “ồ, trời ơi” trong câu ?
? Em hiểu ntn là thành phần cảm thán ?
? Hãy tìm 1 số từ cảm thán và đặt câu ?
Hs:ôi. ơi. ồ....
 HS: đọc Ghi nhớ/sgk
HS: lấy ví dụ 
 GV: giúp hs phân biệt thành phần cảm thán và câu cảm thán . ? 
Hai thành phần tình thái, cảm thán có điểm gì chung ? (thành phần biệt lập)
? Em hiểu thế nào là thành phần biệt lập ? 
*Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập :
HS đọc yêu cầu BT1 và làm miệng .
HS: đọc yêu cầu BT2.
 - 2 hs lên bảng làm.
HS: đọc yêu cầu BT3 và thảo luận theo bàn .
? Tìm từ có độ tin cậy cao nhất, thấp nhất và giải thích lý do tác giả NQ Sáng dùng từ “chắc” ?
GV: Hướng dẫn hs làm bt4.
Viết 1 đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức 1 tác phẩm VN (truyện, thơ, phim, ảnh...) trong đoạn có chứa thành phần cảm thán, tình thái.
HS: làm bài độc lập,
GV: gọi trình bày, cho điểm bài làm tốt.
GV có thể lấy VD để hs tham khảo.
I. Thành phần tình thái:
 1.Ví dụ: (sgk)
a, Chắc: độ tin cậy cao
b, Có lẽ: chưa thật đáng tin cậy 
-> Diễn đạt thái độ , cách nhìn của người nói
Nếu không có từ in đậm ?( chắc, có lẽ) thì sự việc trong câu không có gì thay đổi.
=> Phần tình thái
 2. Kết luận: Ý 1/Ghi nhớ trang 18
 Ví dụ: 
Dường như, mọi chuyện đã im ắng rồi.
II.Thành phần cảm thán:
1Ví dụ: (sgk)
- Ồ, trời ơi” không chỉ sự vật hay sự việc.
a, Ồ : Thể hiện thái độ vui sướng.
b, Trời ơi : thể hiện thái độ tiếc rẻ.
-> Bộc lộ trạng thái tâm lý, tình cảm của người nói.
-Nhờ những phần câu tiếp theo sau chữ in đậm giải thích cho người nghe vì sao người nói cảm thán.
=> Phần cảm thán.
-> Ý2 / Ghi nhớ / sgk / 18
 Ví dụ: Ủa, đến sớm vậy à?
Ghi nhớ: sgk
III.Luyện tập:
Bài1: Tình thái Cảm thán 
 a, Có lẽ b, Chao ôi
 c, Hình như
 d, Chả nhẽ
Bài2: Sắp xếp các tình thái theo sự tăng dần của độ tin cậy .
Dường như (hình như, có vẻ như) – có lẽ – chắc là – chắc hẳn – chắc chắn .
Bài3 : “Chắc chắn” độ tin cậy cao nhất .
 “Hình như” độ tin cậy thấp nhất .
- Tác giả NQ Sáng chọn từ “chắc” : độ tin cậy bình thường có thể xảy ra theo hai khả năng :
- Theo tình cảm huyết thống thì sự việc diễn ra như vậy
 -Do thời gian, ngoại hình, sự việc có thể xảy ra khác đi một chút .
Bài 4 : Đoạn văn thể hiện cảm xúc của em khi thưởng thức 1 tác phẩm văn nghệ .
 4. Củng cố: Thế nào là thành phầntình thái và cảm thán? Lấy vd? 
 - Học bài. Hoàn thành các bài tập
 - Soạn bài: Nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống.
 D*.Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn: 9/1/2011
Tuần 22 Ngày dạy: 10/1/2011
Tiết 106,107:
 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC , HIỆN TƯỢNG – ĐỜI SỐNG
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp hs :
 1. Kiến thức
- Đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghịn luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
 2. Kĩ năng:Rèn luyện kỹ năng nhận diện và cách viết văn bản nghị luận xã hội .
 3. Thái độ
 a,GD KNBH
- Có ý thức nghiêm túc, chủ động áp dụng cánh nghị luận đánh giá, nhận xét về một sự việc, hiện tượng trong đời sống hàng ngày.
 b, GDKNS
- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về một số sự việc về một số hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị: 
GV: Đọc sgk , sgv , tài liệu tham khảo 
 HS: : Đọc sgk , soạn bài theo hướng dẫn 
 C. Tiến trình lên lớp :
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 .GV: giúp học sinh ôn lại nhưng kiến thức cơ bản của văn nghị luận :
 ? Thế nào là văn bản nghị luận ? Các yếu tố cấu thành văn nghị luận ? 
 3. Khởi động: PPTT
 Hoạt động 1:Trong đời sống hàng ngày , để trình bày một quan điểm... cho người nghe ta cần dùng văn nghị luận. Vậy nghị luận ntn ta .... 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động2 : Tìm hiểu bài văn nghị luận về 1 sự việc , hiện tượng đời sống :
Bước 1 hs đọc văn bản :
Bước 2 : Trả lời câu hỏi sgk 
? Văn bản bàn về hiện tượng gì trong đời sống ? Vì sao t/giả lại gọi là bệnh lề mề ? 
 ( Hiện tượng phổ biến trong c/sống ).
 ? Vấn đề được diễn đạt qua mấy đoạn ? Ý chính mỗi đoạn là gì ? 
? Bệnh lề mề có những biểu hiện như thế nào ? 
Bệnh lề mề có tác hại gì?
 ? Theo em t/giả có nêu được vấn đề đáng quan tâm đó không ? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra đựơc hiện tượng đó ? 
( T/giả giới thiệu hiện tượng nêu biểu hiện đưa ra những d/c số liệu cụ thể , thực tế trong nhiều trường hợp dùng phép so sánh đối chiếu làm rõ hiện tượng ).
? Dựa vào mô hình trên, em có nhận xét gì về bố cục bài viết ? 
Hs trả lời, hs khác nhận xét, gv kết luận.
(? Em hãy liên hệ hiện tượng trên trong thực tế trường lớp và suy nghĩ của em về hiện tượng đó ?
Bước 3: Rút ra kết luận ghi nhớ .
? Từ văn bản trên, em hiểu thế nào là nghị luận 1 sự việc, hiện tượng đời sống XH ?
? Nội dung bài nghị luận bảo đảm yêu cầu gì ?
?Về h/thức, bài viết tuân thủ điều gì ?
HS: đọc ghi nhớ/sgk .Gv chốt lại ý chính
*Hoạt động3 : Hướng dẫn luyện tập :
 PPVĐ/KTĐộng não
HS: đọc yêu cầu BT1.
 HS: thảo luận nhóm (2 bàn) cử đại diện lên bảng ghi những hiện tượng, sự việc đáng biểu dương trong trường, XH 
 GV: chốt lại .
? Theo em, vấn đề nào đáng viết bài nghị luận ?
Tích hợp gdkns:phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về một số sự việc về một số hiện tượng tích cực trong cuộc sống.
HS: đọc yêu cầu và nội dung BT 2.
? Đây có phải là hiện tượng đáng viết bài không ? Vì sao ?
? Nếu viết, em sẽ nêu những nội dung nào?
I.Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống:
 1. Đọc văn bản” Bệnh lề mề”
 2. Nhận xét
- Văn bản trên bàn về hiện tượng “giờ giấc cao su” trong đời sống.
- Diễn đạt bằng cách chỉ ra ng nhân.
+ Không có lòng tự trọng và tôn trọng người khác.
+Ích kỉ, vô trách nhiệm với công việc chung.
- Biểu hiện: sai hẹn, đi chậm.
-Tác hại:
+Không bàn bạc được công việc có đầu có đuôi
+Làm mất thời gian của người khác.
+Tạo ra thói quen kém vă hóa.
=>Biểu hiện được phân tích chân thực có tình có lí.
Bố cục chặt chẽ vì:
 + Giới thiệu hiện tượng -> nêu biểu hiện -> phân tích nguyên nhân, biểu hiện -> giải pháp khắc phục .
 + Cấu trúc mỗi đoạn 1 ý các ý phát triển hợp lý, chặt chẽ, câu văn rõ ràng, ngắn gọn)
* Ghi nhớ (sgk/21) 
II.Luyện tập :
Bài 1: Các sự việc, hiện tượng tốt đáng biểu dương của hs trong nhà trường, XH :
-Tấm gương trò giỏi, con ngoan
- Học sinh nghèo vượt khó
- Tinh thần giúp đỡ tương trợ lẫn nhau
- Trả lại của rơi cho người đánh mất
- Bảo vệ cây xanh khuôn viên nhà trường
- Đưa em nhỏ qua đường, nhường chỗ cho cụ già trên xe .
- Giúp đỡ các gđ thương binh liệt sĩ 
-> Viết bài nghị luận .
Bài 2: Hiện tượng hút thuốc lá đáng để viết bài nghị luận vì :
a, Tác hại rất to lớn :
+Ảnh hưởng tới sức khỏe người hút, cộng đồng, nòi giống .
+Ảnh hưởng tới việc bảo vệ môi trường, gây bệnh cho những người xung quanh
+ Tốn kém kinh tế (tiền bạc)
b, Viết : Hiện tượng -> tác hại -> nguyên nhân và đề xuất .
 4. Củng cố: Thế nào là nghị luận về một hiện tượng xã hội.
 5. Dặn dò Học bài .Hoàn thành bài tập 2
 Soạn bài : Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng và đời sống XH . 
 Ngày soạn: 11/1/2011 
Tuần 22 Ngày dạy: 12/1/2011
Tiết 108,109: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, 
 HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A. Mục đích yêu cầu : Giúp hs: 
 1. Kiến thức
- Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Yêu cầu cụ thể khi làm một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Kĩ năng.
-Nắm được bố cục của kiểu bài nghị luận.
Quan sát các hiện tượng của đời sống.
Rèn luyện kỹ năng viết bài nghị luận XH .
 3. Thái độ:Nghiêm túc, chủ động khi làm bài văn nghị luận về một hiện tượng, sự việc trong đời sống.
B.Chuẩn bị:
 GV: Đọc sgk, sgv, tài liệu tham khảo
 HS: Đọc sgk, soạn bài
C. Tiến trình lên lớp :
 1. Ổn định lớp.
 2.KTBC:
 ?Em hãy kể tên 3 hiện tượng, sự việc tốt đáng biểu dương các bạn để viết bài nghị luận 
 Vậy nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống nghĩa là gì ?
 3 Khởi động: PPTT
Hoạt động 1
Tiết học trước cấc em đã tìm hiểu đặc điểm nội dung và hình thức của vb nghị luận. Tiết này cô hướng dẫn các em tmf hiểu cách làm bài văn nghị luận về .....
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 2: Tìm hiểu các đề bài nghị luận :
Bước 1: Hs đọc và tìm hiểu 4 đề/sgk .
? Các đề bài trên có điểm gì giống nhau ?
 (Gợi ý: thể loại, nội dung, yêu cầu)
? Chỉ rõ những điểm giống nhau đó ?
( Nghị luận 1 sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với XH (đề 2) và đối với hs (đề1,3,4) .
 - Mệnh lệnh thực hiện : nêu ý kiến, nhận xét, suy nghĩ và thái độ của em )
? Tuy nhiên giữa 4 đề trên có điểm gì khác nhau ?
(Gợi ý: xem ý nghĩa của hiện tượng, thông tin của đề bài ? ) 
Bước2: HS: tự ra 1 đề bài :
(Gv gợi ý: những đề bài (bài 1/tiết 98)
 GV: gọi lần lượt hs trình bày đề bài hoàn chỉnh .
*Hoạt động 3: Tìm hiểu cách làm bài :
 HS: đọc đề bài / sgk .
? Muốn làm 1 bài văn nói chung, em phải thực hiện mấy thao tác (bước)?
? Em hãy tìm hiểu đề bài trên ?
? Tìm ý là tìm hiểu : Phạm Văn Nghĩa làm việc gì ? Ý nghĩa việc làm của Nghĩa ?
HS: đọc dàn bài (sgk)
GV: yêu cầu hs viết từng phần của dàn bài 
GV: nêu yêu cầu gợi ý sgk và phân việc :
 Nhóm1: Mở bài
 Nhóm2: Ý 1 (TB)
 Nhóm3,4: Ý 2 (TB)
 Nhóm 5: Ý 3 (TB)
 Nhóm 6: Kết bài
 GV: gọi hs trình bày
GV: chốt lại và sửa chữa.
?Trước khi nộp bài, các em làm thao tác gì ? Vì sao phải làm vậy ?
GV: rút ra kiến thức ghi nhớ/sgk .
 GV hướng dẫn h/s lập dàn ý cho đề 4/Sgk
?Dàn ý bài nghị luận gồm mấy phần ? 
ý từng phần là gì ? 
HS: đọc Ghi nhớ/ sgk . ? 
Hoạt động 4
Trên cơ sở gợi ý của Gv, h/s thảo luận, lập dàn ý cho đề 4 ( Thể hiện trên bảng phụ)
I.Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống :
* Tìm hiểu 4 đề/ sgk .
a/ Điểm giống nhau:
- Thể loại: nghị luận 1 sự việc, hiện tượng đời sống XH.
- Gồm 2 vế: + Nêu sự việc, hiện tượng
 + Yêu cầu, mệnh lệnh thực hiện .
 b/ Khác: 
- Có sự việc, hiện tượng tốt, biểu dương (đề 1, 4) – Có sự việc, hiện tượng xấu cần phê phán, nhắc nhở (đề 2,3) 
-Có đề cung cấp sẵn thông tin, sự việc, hiện tượng dưới dạng câu chuyện kể, 1 mẩu tin để người làm bài sử dụng (đề 2,4) 
– Có đề không cung cấp nội dung mà chỉ gọi tên, người làm bài phải trình bày sự việc đó (đề 1,3)
* Đề bài bổ sung:
VD1: Học sinh hôm nay không chú ý đến việc tự học tự rèn. Là hs bạn hãy nêu ý kiến về thực trạng này và đề ra giải pháp để khắc phục .
VD2: Hiện nay trên đường phố có nhiều TNHS điều khiển xe máy thường lạng lách, phóng nhanh vượt ẩu, gây ra tai nạn đáng tiếc. Bạn có nhận xét, suy nghĩ gì về hiện tượng đó 
.VD3: Trường lớp, bàn ghế là những phương tiện cho chúng ta học tập. Vậy mà có 1 số bạn dùng bút tẩy viết, vẽ bậy lên tường và mặt bàn. Bạn có suy nghĩ gì về hiện tượng đó ?
II.Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống XH:
* Đề bài/sgk:
1, Tìm hiểu đề, tìm ý :
- Kiểu bài: Nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đ/s XH .
- Yêu cầu: Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng bạn Phạm Văn Nghĩa .
- Tìm ý :
+ Phạm Văn Nghĩa là Hs lớp 7.
+ Biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ việc đồng áng
+ Biết kết hợp học với hành
+ Biết sáng tạo (làm cái tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt)
- Học tập Nghĩa: yêu cha mẹ, học lao động, học kết hợp hành, học sáng tạo->Làm những việc nhỏ mà ý nghĩa lớn .
2, Lập dàn ý:(sgk) 
 a, Mở bài
 b, Thân bài
 c, Kết bài
3, Viết bài:
(Hs viết từng phần của dàn bài)
4, Đọc lại bài viết và sửa chữa :
- Lỗi chính tả, từ, ngữ pháp.
- Sự liên kết trong văn bản.
*Ghi nhớ/ SGK
III. Luyện tập:
Lập dàn ý cho đề 4 (sgk/mục I)
1, Mở bài:
- Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hiền(hoàn cảnh sống )
- Đặc điểm nổi bật của nhân vật (ham học, thông minh)
2, Thân bài: 
- Phân tích tinh thần ham học và chủ động học tập của Hiền 
- Ý thức tự trọng của Hiền .
- Đánh giá tinh thần học tập của Hiền 
3, Kết bài:
- Khái quát lại tấm gương học tập của Hiền
- Rút ra bài học bản thân .
4. Củng cố
Hs nêu cụ thể cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
5. Dặn dò 
- Học bài
- Làm hoàn chỉnh phần luyện tập
- Soạn bài: Chương trình địa phương (chuẩn bị theo yêu cầu sgk)
D.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc