Giáo án thao giảng Ngữ văn 9 - Bài 17: Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

Giáo án thao giảng Ngữ văn 9 - Bài 17: Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

 Bài 17 Lớp 9

VĂN BẢN: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

(Phạm Tiến Duật)

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức: Sau khi học xong, học sinh:

-Biết được những thông tin về tác giả Phạm Tiến Duật, nghệ thuật, nội dung của của bài thơ.

- Hiểu, cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn, hiên ngang, dũng cảm sôi nổi trong bài thơ.

- Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ trong bài.

- Vận dụng kiến thức vào quá trình làm bài.

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích, cảm nhận hình ảnh ngôn ngữ thơ.

3.Tư duy: Suy luận độc lập, tái hiện hình ảnh, tư duy phân tích

4.Thái độ: Giáo dục cho học sinh có thái độ đúng đắn về cuộc chiến tranh, người lính để học sinh thêm yêu quý tự hào về họ.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY – HỌC

1.Chuẩn bị của thày:

- SGK, SGV,giáo án, tư liệu liên quan đến bài dạy: tác giả- tác phẩm.

- Chân dung của nhà thơ Phạm Tiến Duật, một đoạn phim minh về hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn, Phiếu học tập

- Máy tính, máy chiếu

2.Sự chuẩn bị của học sinh:

- SGK, vở soạn

- Đọc trước văn bản,phần chú thích trả lời câu hỏi trong SGK vào vở bài soạn

 

doc 8 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án thao giảng Ngữ văn 9 - Bài 17: Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 17 Lớp 9
Văn bản: bài thơ về tiểu đội xe không kính
(Phạm Tiến Duật)
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức: Sau khi học xong, học sinh:
-Biết được những thông tin về tác giả Phạm Tiến Duật, nghệ thuật, nội dung của của bài thơ.
- Hiểu, cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn, hiên ngang, dũng cảm sôi nổi trong bài thơ.
- Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ trong bài.
- Vận dụng kiến thức vào quá trình làm bài.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích, cảm nhận hình ảnh ngôn ngữ thơ. 
3.Tư duy: Suy luận độc lập, tái hiện hình ảnh, tư duy phân tích
4.Thái độ: Giáo dục cho học sinh có thái độ đúng đắn về cuộc chiến tranh, người lính để học sinh thêm yêu quý tự hào về họ.
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học
1.Chuẩn bị của thày:
- SGK, SGV,giáo án, tư liệu liên quan đến bài dạy: tác giả- tác phẩm.
- Chân dung của nhà thơ Phạm Tiến Duật, một đoạn phim minh về hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn, Phiếu học tập
- Máy tính, máy chiếu
2.Sự chuẩn bị của học sinh:
- SGK, vở soạn
- Đọc trước văn bản,phần chú thích trả lời câu hỏi trong SGK vào vở bài soạn
III. Tiến trình tổ chức dạy – học
1.ổn định tổ chức(1 phút) : Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:(3-5) phút
- Đọc diễn cảm bài thơ “Đồng chí”. Nêu cảm nhận của em về 3 câu cuối?
GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới(1 phút)
4. Dạy học bài mới(35 phút)
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1(7 phút):Đọc, tìm hiểu chung về văn bản.
GV cho HS tìm hiểu về tác giả tác phẩm.
GV: Hãy nêu hiểu biết của em về nhà thơ?
GV trình chiếu giới thiệu chân dung tác giả.
Nhấn mạnh thêm:Sau khi tốt nghiệp ĐHSP không tiếp tục với nghề giáo, ông gia nhập quân đội, hoạt động chủ yếu trên tuyến đường TS.Có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng TSĐ- TST...Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ thời chống Mĩ cứu nước.Ông từng là phó ban đối ngoại hội nhà văn VN, người dẫn chương trinh VTV3...Nhưng rất tiếc với bệnh ung thư phổi ông đã ra đi vào những ngày cuối năm 2007.
Gv: Bài thơ được ra đời vào thời gian nào?
- Trong kháng chiến chống Mĩ. Lúc đầu được đăng trên báo văn nghệ và được giải nhất.
GV: Hướng dẫn đọc: Giọng vui tươi, sôi nổi, tự nhiên, tinh nghịch gần với lời nói hàng ngày.
GV: Đọc mẫu,gọi 2HS đọc nối tiếp.
GV: Nhận xét
GV: Cho HS hiểu một vài chú thích:
Bếp Hoàng Cầm
Tiểu đội
GV: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì?
? Bài thơ chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
GV: Em hiểu gì về nhan đề của bài thơ?
* Hoạt động 2(22 phút): Đọc, tìm hiểu văn bản
GV cho HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu
GV Trình chiếu khổ 1 
GV: Tác giả đã đưa vào bài thơ hình ảnh độc đáo nào?
?Nguyên nhân nào làm chiếc xe không có kính?
GV: Đổi hiệu ứng màu 
GV: Em có nhận xét gì về giọng điệu của 2 câu thơ trên?Tác dụng?
GVTrên chiêc xe không kính ấy,người chiến sĩ lái xe xuất hiện như thế nào?
GVđổi màu những chữ đó
GV: Em có nhận xét gì về nhịp điệu, từ ngữ của 2 câu thơ trên?Tác dụng?
GV cho HS thảo lụân
? Hình dung về tư thế của người chiến sĩ?
GV: ghi bảng
GV: Bình chuyển: Trong khổ 1 với lời vào bài giản dị mà độc đáo PTD đã giới thiệu cho chúng ta thấy đặc điểm nguyên nhân của những chiếc xe không kính. Hơn nữa nhà thơ còn giới thiệu cho chúng ta về chủ nhân của những chiếc xe này. Đó là những người lính đối mặt với cái chết rình rập vẫn ung dung bình tĩnh, dũng cảm bất chấp hiểm nguy. Vậy tinh thần vượt khó của họ được thể hiện như thế nào chúng ta chuyển sang phần 2.
GV: HS đọc phần 2 bằng mắt
GV trình chiếu đoạn thơ, có tạo hiệu ứng
GV Đặt những câu hỏi phát hiện giao lưu với học sinh.
GV: Khi không có kính thì người lái xe gặp phải những khó khăn gì?
? Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào?
GV giảng thêm: Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Gió khong làm cho mắt cay lại làm cho mắt đắng.
? Qua các biện pháp NT này giúp ta hình dung thấy thiên nhiên đã tác động như thế nào đến người lính lái xe.
Gv kết luận: Hiện thực gian khổ trên tuyến đường Trường Sơn không chỉ có bom đạn mà cả thiên nhiên nhiều lúc cũng là hiện thân của sự gian khó. Nhưng sự thực ấy không làm cho các anh nao núng, sự thực ấy chỉ làm rõ thêm cái vẻ lạc quan yêu đời của cá anh.
GV: Bất chấp thiên nhiên nghiệt ngã người lính đón nhận thái độ gian khổ bằng thái độ như thế nào?
? Nó được biểu hiện qua những chi tiết nào?
GV; Hình ảnh con đường chạy thẳng vào tim gợi cho em hiểu như thế nào?
GV: Nhận xét về thái độ của người lính.
GV ghi bảng
GV kết luận: Đây là vẻ đẹp của người lính nói chung và người lính trong thời kì chống Mĩ nói riêng.
GV rèn kĩ năng cảm nhận của học sinh theo nhóm
? Em cảm nhận gì về tấm lòng tình cảm của các anh trước khó khăn gian khổ?
GV chuyển ý
? Tìm những chi tiết thơ miêu tả
đời sống sinh hoạt của các chiến sĩ lái xe?
?Đó là cuộc sống như thế nào? Tình cảm của các anh được thể hiện như thế nào?Nêu nhận xét?
GV: Tình cảm tình đồng chí, đồng đội được thể hiện qua hình ảnh nào?Có ý nghĩa gì?
GV: liên hệ bình : hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp: “Thương nhau ta nắm lấy bàn tay”.
GV: Điệp từ “lại đi, lại đi”gợi tả không khí gì?
GVTrình chiếu một vài hình ảnh của đoàn xe.
GV Bình: Không chỉ là gợi tả nhịp sống chiến đấu của tiểu đội xe không kính mà còn thể hiện sức sống mãnh liệt của tiểu đội xe mà không có một thế lực tàn bạo nào có thể nào ngăn nổi.Trong đầu họ, trong tâm trí họ chứa chan hy vọng, lạc quan dạt dào.
GV: Cho HS đọc diễn cảm khổ cuối.
GV: chiếu lên bảng.
GV: Điệp từ “không” lặp lại mấy lần,gắn liền với sự việc gì?
? Để diễn tả điều gì?
GV:Nhưng liệu với những tổn thất này có làm cho những chiếc xe ngừng lăn bánh không? Vì sao? 
GV: Hình ảnh hoán dụ có ý nghĩa như thế nào?
GV Bình: Bộ máy, linh hồn của xe không chỉ là máy móc mà chính là tấm lòng của người chiến sĩ. Chính tình yêu tổ quốc, thương đồng bào đồng chí đã khích lệ động viên người chiến sĩ vượt qua khó khăn gian khổ, lạc quan, bình tĩnh đi tới đích, nối liền 2 mạch máu giao thông 2 miền Nam- Bắc.
* Hoạt động 3 (3 phút)Tổng kết
GV: hướng dẫn HS khái quát lại toàn bộ nghệ thuật và nội dung của bài thơ
GV nhận xét chốt lại trên máy chiếu.
GV: Cho HS đọc ghi nhớ
HS dựa chú thích trong 
SGK trả lời.
HS: dựa vào SGK trả lời.
HS: Nghe
HS : Đọc
HS:Trả lời theo chú thích
- Tiểu đội: Đơn vị gồm 12 người.
HS: 3 Phần
HS: suy nghĩ trả lời
HS; Xe không kính
HS trả lời
- Tự nhiên, lặp từ : “không”
HS: Nhấn mạnh đặc điểm đặc biệt của tiểu đội xe.
HS: Đọc
 Ung dung...thẳng
HS:Điệp từ “nhìn”
- Đảo trật tự từ “ung dung” lên đầu câu thơ
-Nhịp 2/2/2
HS: Khắc hoạ tư thế hiên ngang của người chiến sĩ
HS: Đọc thầm
HS: Suy nghĩ trả lời
Gió..., buị..., mưa..
HS: ẩn dụ, so sánh, điệp từ điệp ngữ.
HS: Thiên nhiên rất khắc nghiệt
HS: Suy nghĩ trả lời
- Tinh thần lạc quan yêu đời.
HS: Nhìn... con đường vào tim, mặt lấm cười ha ha, thấy sao trời, cánh chim.
HS trình bày suy nghĩ hiểu theo nghĩa đen và bóng.
HS;trả lời
HS: Làm việc 2 nhóm
HS: Quan sát khổ thơ 
trả lời: Bếp Hoàng Cầm, chung bát đũa, gia đình, võng mắc...
HS : suy nghĩ trả lời
Thiếu thốn, giản dị, nhưng đầy yêu thương
HS: bắt tay qua kính vỡ rồi
HS: Tình cảm thiêng liêng, truyền cho nhau hới ấm sức mạnh.
HS: Suy nghĩ trả lời
Nhịp sống chiến đấu của tiểu đội xe không kính.
 HS: quan sát
HS: tìm trả lời 
3lần:không: kính,đèn,mui xe,có xước
HS:Tổn thất mất mát của xe, có khả năng ảnh hưởng đến khả năng lăn bánh của xe.
HS: Xe vẫn chạy...có một trái tim
HS: Tình yêu thương tổ quốc, thương đồng bào đồng chí đã vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
HS: Suy nghĩ trả lời.
HS: Đọc
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1.Tác giả
-Phạm Tiến Duật sinh 1941, quê Thanh Ba- Phú Thọ.
- Nhà thơ trẻ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ
- Phong cách thơ: Sôi nổi, hồn nhiên, sâu sắc.
- Tác phẩm chính: 
. Vầng trăng quầng lửa(1971)
. Thơ một chặng đường(1994)
2.Tác phẩm
- Viết năm 1969, in trong tập “ Vầng trăng quầng lửa”
- Thể thơ: Tự do
- Bố cục : 3 phần
+ Phần 1 
- Nhan đề dài, độc đáo, giàu tính hiện thực nói về những chiếc xe không kính để ca ngợi những người lính lái xe Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ.
II. Đọc, hiểu văn bản
1.Giới thiệu chung về tiểu đội xe không kính.
 - Giới thiệu : Xe không có kính.
- Lí do: Bom giật, bom rung
Nhấn mạnh đặc điểm đặc biệt của tiểu đội xe.
- Ung dung- buồng lái- ta ngồi
- Nhìn: -đất- trời- thẳng
- 
*Giọng điệu tự nhiên, nhịp 2/2/2.
Tư thế hiên ngang của người chiến sĩ
2. Tinh thần vượt khó, đời sống tình cảm của những người chiến sĩ.
a)Những khó khăn và tinh thần vượt khó của những người chiến sĩ.
- Gió xoa vào mắt đắng
- Bụi: phun tóc như người già
- Mưa: ướt áo
 tuôn xối như ngoài trời
*NT: ẩn dụ, so sánh, điệp từ, điệp ngữ.
Thiên nhiên rất khắc nghiệt.
Trẻ trung, lạc quan, yêu đời.
b)Đời sống và tình cảm
- Bếp Hoàng Cầm
- Chung bát đũa...gia đình
- Võng mắc chông chênh
Cuộc sống sinh hoạt kháng chiến còn thiếu thốn, giản dị nhưng đầm ấm yêu thương.
- Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
Tình đồng chí đồng đội thiêng liêng, lòng quyết tâm đánh Mĩ, truyền cho nhau hơi ấm sức mạnh
3. ý chí quyết tâm chiến đấu
- Không có: kính, đèn, mui xe.
- có xước
Tổn thất
- Xe vẫn chạy: có một trái tim 
Tình yêu tổ quốc, vì miền Nam ruột thịt.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Tứ thơ độc đáo
- Ngôn ngữ giản dị, gần với lời nói bình thường tạo ra sự phóng khoáng ngang tàng của giọng thơ.
- Các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, điệp từ, điệp ngữ.
2. Nội dung
- Ca ngợi hình ảnh những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn hiên ngang dũng cảm, lạc quan, bất chấp mọi khó khăn gian khổ.
- ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt, thống nhất đất nước.
5.Sơ kết bài học:(3 phút)
-Củng cố:Cho HS xem 1 đoạn phim ngắn, làm bài tập trắc nghiệm.
- Dặn dò:Học thuộc bài thơ, ghi nhớ, nắm được nội dung và nghệ thuật
- Bài tập:Em hãy so sánh hình tượng người lính trong bài “Đồng chí” và bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” để tìm ra những điểm giống và khác nhau?
6.Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_thao_giang_ngu_van_9_bai_17_van_ban_bai_tho_ve_tieu.doc