Ngân hàng dữ liệu môn Ngữ văn 9

Ngân hàng dữ liệu môn Ngữ văn 9

NGÂN HÀNG DỮ LIỆU MÔN NGỮ VĂN 9

(Đĩa CD)

 Người thực hiện : Trần Quốc Điểu

Tổ Văn-Sử-Địa trường : THCS Lê Anh Xuân

 A. Đặt vấn đề :

 I- Cơ sở lý luận :

 Ngày nay công nghệ thông tin đang đem đến nhiều thay đổi cho xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại và những phần mềm tiện ích của Microsoft, việc dạy và học trong nhà trường phổ thông đang dần chuyển sang giai đoạn mới. Vì thế, từ năm học 2006-2007, Bộ GD&ĐT ra quyết định yêu cầu các Sở GD&ĐT mua sắm thêm các thiết bị như máy tính, máy chiếu, tivi, đầu DVD Tại hội nghị tổng kết năm học 2005-2006 của Bộ GD&ĐT diễn ra ngày 31/7/2006, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, đây là chủ trương nhằm tạo bước đột phá trong cuộc vận động chấm dứt gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục và lối truyền đạt thụ động “thầy đọc trò chép”. Đặc biệt năm học 2008-2009 bộ đã đưa vào kế hoạch năm học này là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin”.

 Xưa nay đối với bộ môn Ngữ văn, có người đã ví: “Văn học là nhân học” tức là học về con người, học làm người. Môn Ngữ văn không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức về văn chương mà còn mang một sứ mạng cao cả là bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách học sinh. Vậy mà thế hệ học sinh thời kỹ thuật số ngày nay lại rất thờ ơ với môn văn. Đối với một số em, ngữ văn trở thành một môn học đáng chán, đáng ghét, thậm chí đáng sợ. Tại sao lại như vậy? Theo chúng tôi, lâu nay chúng ta đã đi theo lối mòn là dạy học sinh “học để thi” chúng ta chỉ dạy những điều chúng ta cần chứ chưa cung cấp cho học sinh những điều mà chúng muốn học nên học không phải “học để biết”, “học để thực hành,“ học để vân dụng vào cuộc sống”. Do đó giờ văn trở nên khô cứng và áp đặt. Hơn nữa chính người thầy cũng không còn hứng thú với những bài giảng đã được đóng khung chi tiết đến từng phút một, lên lớp luôn lo âu về việc cháy giáo án, không kịp chương trình Những nỗi lo ấy đã làm giảm đi năng lực sáng tạo của người thầy. Việc thay đổi quan điểm dạy học không chaỵ theo thành tích cùng với những đòi hỏi bức thiết phải đổi mới của xã hội dẫn đến một điều tất yếu là phải đổi mới phương pháp dạy học

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng dữ liệu môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG DỮ LIỆU MÔN NGỮ VĂN 9
(Đĩa CD)
 Người thực hiện : Trần Quốc Điểu
Tổ Văn-Sử-Địa trường : THCS Lê Anh Xuân
 	A. Đặt vấn đề :
 	I- Cơ sở lý luận :
	Ngày nay công nghệ thông tin đang đem đến nhiều thay đổi cho xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại và những phần mềm tiện ích của Microsoft, việc dạy và học trong nhà trường phổ thông đang dần chuyển sang giai đoạn mới. Vì thế, từ năm học 2006-2007, Bộ GD&ĐT ra quyết định yêu cầu các Sở GD&ĐT mua sắm thêm các thiết bị như máy tính, máy chiếu, tivi, đầu DVDTại hội nghị tổng kết năm học 2005-2006 của Bộ GD&ĐT diễn ra ngày 31/7/2006, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, đây là chủ trương nhằm tạo bước đột phá trong cuộc vận động chấm dứt gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục và lối truyền đạt thụ động “thầy đọc trò chép”. Đặc biệt năm học 2008-2009 bộ đã đưa vào kế hoạch năm học này là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin”.
	Xưa nay đối với bộ môn Ngữ văn, có người đã ví: “Văn học là nhân học” tức là học về con người, học làm người. Môn Ngữ văn không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức về văn chương mà còn mang một sứ mạng cao cả là bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách học sinh. Vậy mà thế hệ học sinh thời kỹ thuật số ngày nay lại rất thờ ơ với môn văn. Đối với một số em, ngữ văn trở thành một môn học đáng chán, đáng ghét, thậm chí đáng sợ. Tại sao lại như vậy? Theo chúng tôi, lâu nay chúng ta đã đi theo lối mòn là dạy học sinh “học để thi” chúng ta chỉ dạy những điều chúng ta cần chứ chưa cung cấp cho học sinh những điều mà chúng muốn học nên học không phải “học để biết”, “học để thực hành,“ học để vân dụng vào cuộc sống”. Do đó giờ văn trở nên khô cứng và áp đặt. Hơn nữa chính người thầy cũng không còn hứng thú với những bài giảng đã được đóng khung chi tiết đến từng phút một, lên lớp luôn lo âu về việc cháy giáo án, không kịp chương trìnhNhững nỗi lo ấy đã làm giảm đi năng lực sáng tạo của người thầy. Việc thay đổi quan điểm dạy học không chaỵ theo thành tích cùng với những đòi hỏi bức thiết phải đổi mới của xã hội dẫn đến một điều tất yếu là phải đổi mới phương pháp dạy học. Theo chúng tôi người giáo viên ngữ văn phải thay đổi phương pháp cũng giống như người đầu bếp phải thay đổi cách chế biến “ món ăn” sao cho hợp khẩu vị với những học trò “suy dinh dưỡng” và “biếng ăn”, để chúng thưởng thức văn chương một cách vui vẻ và hào hứng. Và với công nghệ thông tin, người thầy có thể chế tạo ra những món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng, tức là giờ học lý thú mà nếu chỉ sử dụng bảng đen phấn trắng thì khó mà thực hiện được. Với các phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu và một số phần mềm tiện ích, người thầy có thể làm cho học trò yêu thích môn văn hơn mà không phải ép buộc chúng. Phương pháp dạy học mới với sự trợ giúp của Công nghệ thông tin (CNTT) đã mang đến cho giờ dạy và học Ngữ văn một không khí mới và hiệu quả mới.
B- Cơ sở thực tiễn :
	Trong quá trình giảng dạy và đi dự giờ ở một số hội thi giáo viên giỏi của quận Liên Chiểu và các trường bạn, chúng tôi nhận thấy nhiều những ưu điểm của việc áp dụng CNTT trong việc dạy và học: Bài học trở nên sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh do có nhiều minh họa sống động, cụ thể với phim, tranh, ảnh, khúc ngâm, bài hát.. hoặc các sơ đồ, bảng biểu,bài tập trắc nghiệmv..v.. giúp hệ thống, khái quát hóa bài học Giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian thuyết giảng, không quá vất vả khi giới thiệu, miêu tả, thể hiện những chủ đề mới .Từ đó học sinh dễ tiếp thu bài học. Hơn nữa bài học đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí học sinh.(Minh họa bài “Viếng lăng Bác”,“Mùa xuân nho nhỏ”,“Đồng chí” “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”,“Làng”,“Lặng lẽ Sa pa”,“Ánh trăng”...). Giáo viên không còn độc diễn, thay vào đó học sinh được tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu phong phú. Bài học cũng được thiết kế linh hoạt theo đặc trưng bộ môn hoặc nội dung bài học(ví dụ phần củng cố là một trò chơi ngôn ngữ). Phần đọc có những bài đọc diễn cảm .Nhờ đó giờ học không còn khô cứng và mang tính áp đặt, giáo điều. (Minh họa trò chơi Kim tự tháp hoặc Trúc xanh, Chiếc nón kì diệu , trắc nghiệm trong Violet,các bài hát bổ trợ minh hoạ thêm cho chủ đề của tác phẩm).Có lẽ cũng xuất phát từ những quan điểm tích cực đó nên năm học 2006-2007đến nay PGD&ĐT quận Liên Chiểu yêu cầu mỗi giáo viên tham gia khảo sát giáo viên giỏi phải có 1 tiết ứng dụng công nghệ thông tin.
Mặt khác dạy trên giáo án điện tử giáo viên dễ bổ sung, sửa chữa, thay đổi cấu trúc bài dạy một cách linh hoạt; phương tiện không đòi hỏi nhiều, chỉ cần 1 máy tính, một máy chiếu và màn ảnh rộng, quan trọng nhất là khâu soạn giáo án.
Trong quá trình giảng dạy của bản thân, tôi đã cố gắng soạn, giảng bằng giáo án điện tử và với những giờ: Đọc hiểu văn bản, các tiết tiếng Việt hoặc tập làm văn và học sinh thực sự hứng thú với những tiết dạy này. Qua thực tế soạn, giảng 3 năm học của chương trình thay sách lớp 9 bậc THCS, tôi đã xây dựng cho mình một “Ngân hàng dữ liệu môn Ngữ văn 9” tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhỏ, xin được mạnh dạn trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp về việc sọan, giảng Ngữ văn bằng một đĩa CD và được thiết kế bằng một trang web.
 	 Nội dụng của đĩa CD gồm :
 6 nội dung lớn 
 	 Nội dung 1 : Phần giới thiệu
 Nội dung 2 : Giáo án điện tử môn văn 9
 	 	Nội dung 3 : Các bài đọc diễn cảm môn văn 9
 	 Nội dung 4 : Phim tư liệu các bài giảng môn văn 9
 	 Nội dung 5 : Hình ảnh minh hoạ cho các bài giảng văn 9
 	 Nội dung 6 : Các phần mềm để đọc các phim tư liệu.
Tất cả những nội dung đó được thiết kế trên một trang Web. 
Với đĩa CD này một giáo viên dạy văn lớp 9 có thể sử dụng để giảng dạy trên màn hình 53 inch hoặc trên máy chiếu pro Toàn bộ chương trình được thiết kế trên Micosof power point và trình chiếu ở dạng (Power Point Show )
Nội dung 1 : Phần thuyết minh cho sản phẩm dự thi Gồm 6 Slide được trình chiếu thông qua các Slide của Microsof office Powerpoint
Nội dung 2 : 
Giáo án điện tử môn văn 9
Nguồn : Trần Quốc Điểu GV Trường THCS Lê Anh Xuân - tự thiết kế và xây dựng giáo án sau 3 năm thay sách môn văn lớp 9 - Những bài giảng có ghi tên của người soạn và được đóng gói để trình chiếu dạng Powerpoint Show
Gồm có 114 tiết ngữ văn 9 trong đó : Học kỳ 1 là 68 tiết - Học kỳ 2 là 46 tiết
Ngoài ra còn có một số giáo án mẫu (giáo án hay) được soạn rất công phu và để trao đổi với đồng nghiệp về cách ghi bảng trong quá trình dạy bằng giáo án điện tử. Bản thân tôi đã đưa ra một cách soạn để giáo viên tham khảo
 Mục Giáo án Web page và giáo án Web gồm 16 tiết
Một tiết dạy minh hoạ bài “Bài thơ tiểu đội xe không kính” của Bộ GD&ĐT 
Nội dung 3 : 
Các bài đọc diễn cảm môn văn 9
Các bài đọc diễn cảm này có tác dụng rất lớn trong việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh 
Nguồn : Được chép từ hai nguồn chính:
 Thư viện tư liệu Bach kim qua địa chỉ www.tvtlbachkim.vn
 Phần mềm Ngữ Văn (CCK SOFT) công ty cổ phần phần mềm học liệu Bộ giáo dục
Tất cả gồm : 32 bài đọc diễn cảm . Trong đó 20 bài đọc mẫu cho các bài học kỳ 1 và 12 bài đọc mẫu cho các bài văn ở kỳ 2 của lớp 9.
Các bài đọc diễn cảm đều có thể cài đặt trong các slide để kết hợp đọc và rèn kỹ năng đọc cho hs - thường quá trình ứng dụng phần mềm này học sinh rất thích và nắm vững nội dung văn bản hơn cách đọc thường của giáo viên có giọng đọc không tốt.
Nội dung 4 : 
Phim tư liệu các bài giảng môn văn
 Gồm những Flash tư liệu nhằm phục vụ cho các tiết dạy văn của lớp 9 
Gồm những Fim tư liệu về Bác Hồ - Về nhà thơ Nguyễn Du - Nguyễn đình Chiểu – Các Fim (Chị Dậu , Lão Hạc ) về các đề tài chiến tranh,về trường Sơn v..v..
Nguồn : được tích luỹ và sưu tầm Từ Địa chỉ : www.tvtlbachkim.vn và www.youtube.com
Nội dung 5 : Hình ảnh minh hoạ cho các bài giảng văn 9
Nguồn 
Được chép từ Các nguồn :
Hình ảnh của Google – Tư liệu bạch kim www.tvtlbachkim.vn - (CCK SOFT) 
công ty cổ phần phần mềm học liệu Bộ giáo dục Và một số hình ảnh tự chụp bằng kỹ thuật số.
Những hình ảnh này dùng để đưa vào các bài giảng văn học nhằm minh hoạ rõ thêm về nhân vật – tác giả - cảnh vật hoặc chủ đề tác phẩm v..v..
Sử dụng hình ảnh theo cách này thì hình ảnh đẹp tính thẩm mĩ cao,tính giáo dục tốt.
Nội dung 6 : 
Các phần mềm đọc phim tư liệu
Các phần mềm này dùng để chạy các thước fim tư liệu 
Gồm phần mềm : Flv Player và Total video converter - 
Nguồn : Được chép từ đào tao kỹ năng vi tinh của bach kim và Violet 
Bên cạnh trong trang Web còn có một số bài hát phục vụ các tiết dạy văn bản ở lớp 9, một bài trình chiếu hướng dẫn soạn và thiết kế giáo án điện tử cho những giáo viên bước đầu soạn giáo án điện tử dễ hiểu và dễ thực hiện. Một số bộ đề thi trong năm học 2008-2009. 
Hình ảnh trang Web được thiết kế như sau :
 	Trang Web gồm 02 trang được liên kết thuận tiện khi truy cập hoặc xem hay sử dụng để giảng dạy trực tiếp trên đĩa CD. Giáo viên có thể sao chép và sửa chữa để sử dụng theo ý muốn của cá nhân .
Trang chủ (trang 1) vào mục “Thư viện tư liệu” là đến trang 2
Những Bài Hát phục vụ 
cho các bai văn kỳ 1
  PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LIÊN CHIỂU                          
    TRƯỜNG THCS LÊ ANH XUÂN         
"Một giọt mực có thể làm vạn người suy nghĩ
     Một quyển sách hay có thể làm thay đổi số phận biết bao người" 
            NGÂN HÀNG DỮ LIỆU    
                                                                      MÔN NGỮ VĂN 9 
NỘI DUNG
                    Giới thiệu chương trình                            Các bài đọc diễn cảm kỳ1
                    Giáo án điện tử kỳ I                                 Các bài đọc diễn cảm kỳ 2  
                    Giáo án điện tử kì II                                  Phim tư liệu
                    Giáo án  mẩu                                            Hình ảnh
                                                         THƯ VIÊN TƯ LIỆU ( Mời vào đây)
             Giaùo AÙn Hay                                                              Xem phim tư liệu         Giáo án Web
   Giáo án web page          Xem đề thi                 Tiết dạy minh hoạ
TRANG 2 CỦA Web
NGÂN HÀNG DỮ LIỆU MÔN NGỮ VĂN 9
Vê Trang chủ
LỜI GIỚI THIỆU
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
HỌC KỲ I
HOC KỲ II
FIM TƯ LIỆU
FIM BÁC HỒ
FIM CHỊ DẬU 
PHIM TRƯỜNG SƠN
PHIM LÃO HẠC
Sinh hoạt ngày nhà giáo 20/11/08
Kỹ thuật thiết kế giáo án điện tử
   HÌNH ẢNH TƯ LIỆU
 PHẦN MỀM CHẠY FLASH
PHẦN GIẢI TRÌNH
MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
1. Những kinh nghiệm 
	Khi soạn giảng 1 tiết dạy bằng giáo án điện tử tôi thường thực hiện bằng các bước sau:
*Bước 1: Soạn giáo án ở chương trình Word.
	Khi soạn giáo án ở chương trình Word cần soạn đầy đủ 5 bước lên lớp, đặc biệt chú ý đến 4 bước cơ bản:
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới
Củng cố – luyện tập
Hướng dẫn về nhà.
Hiện nay, nhiều giáo viên dạy ngữ văn THCS đã sử dụng giáo án vi tính soạn trên chương trình Word. Điều đó rất thuận lợi vì khi soạn giáo án điện tử chúng ta chỉ cần một vài thao tác cắt, dán là có thể chuyển tòan bộ nội dung cơ bản của bài soạn trong chương trình Word sang chương trình Power Point mà lại tiết kiệm được khá nhiều thời gian so với việc soạn trực tiếp trên chương trình Power Point.
*Bước 2: Lựa chọn kiến thức trình chiếu.
	Đây là bước rất quan trọng. Nhiều giáo viên, đặc biệt là những giáo viên mới bắt đầu soạn giảng với Power Point còn lúng túng ở bước này. Để thực hiện tốt người giáo viên phải nắm được kiến thức trọng tâm của bài giảng, không tham kiến thức, không tham trình chiếu. Chỉ đưa trình chiếu những kiến thức, nội dung học sinh cần ghi nhớ, không đưa trình chiếu phần thuyết giảng của giáo viên. Nếu kiến thức đưa ra trình chiếu không được lựa chọn sẽ dễ bị đẩy vào 2 tình huống :
Kiến thức đưa quá nhiều, học sinh khó theo dõi, khó ghi chép sẽ dẫn đến mệt mỏi
Kiến thức đưa quá sơ sài, học sinh không nắm được bài.
Vì thế, giáo viên cần biết chắt lọc và tinh giản kiến thức cần trình bày trên các Slide, đảm bảo nội dung cô đọng nhưng vẫn đầy đủ ý của bài học.Cần phân biệt màu sắc để học sinh có thể ghi theo thói quen 
Ví dụ tôi thường chọn nền xanh chữ trắng – khi nào có chữ vàng là những đề mục và nội dung cần ghi chép. Tất cả các slide bài học đều được chia 2 phần,một phần ghi bảng một phần câu hỏi và minh hoạ.
*Bước 3 : Lựa chọn tư liệu để đưa vào giáo án.
	Các tư liệu được lựa chọn để đưa vào giáo án thường là :
Hình ảnh:
- Tác giả
- Tác phẩm, hình ảnh minh họa cho tác phẩm
- Các đoạn phim, video clip.
	Ngòai ra còn rất nhiều những hình ảnh khác nữa.
Ví dụ có thể sử dụng hình ảnh để học sinh tóm tắt lại một câu chuyện như sau:
 Em hãy tóm tắt ngắn gọn câu chuyện “Người con gái Nam Xương”
Học sinh có thể nhìn hình ảnh và tóm tắt lại câu chuyện một cách đầy đủ và sinh động
Kể cả học sinh yếu cũng có thể thực hiện được.
- Các đoạn phim, video clip về Bác Hồ về chiến tranh, về Trường Sơn, về anh bộ đội cụ Hồ vv...
Âm thanh:
Những bài hát:
Những đoạn thơ ngâm.
Những bài đọc diễn cảm mẫu.
Có thể nói tư liệu để phục vụ cho mỗi bài giảng rất nhiều, giáo viên có thể sử dụng trong đĩa CD là có thể có bài giảng như ý. Để có một hệ thống tư liệu phong phú, giáo viên còn phải cập nhật, sưu tầm thường xuyên. Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng, phải biết chắt lọc, lựa chọn những tư liệu đắc nhất, hiệu quả nhất có tác dụng tốt tới học sinh, nếu không sẽ làm loãng bài giảng, học sinh mãi xem hình ảnh mà quên mất bài giảng.Hoặc chọn những thước phim tư liệu đưa vào phản tác dụng - như tiết dạy minh hoạ của cô giáo Trương thị Thuỷ trường Lương Thế Vinh trong hội thi giáo án điện tử do PGD tổ chức – bài “Chiếc lược ngà” đưa fim tư liệu vào nhưng không đảm bảo tính giáo dục .Như vậy khi không cần thiết thì ta không nên sử dụng ,mà khi đã sử dụng thì tính giáo dục phải được chú ý hàng đầu .
Cần chú ý khi trình chiếu nên hạn chế tối đa các âm thanh và hình ảnh động trên màn hình sẽ gây phản cảm .Nhất là đối với giờ dạy văn gv không thể thoát khỏi hoạt động bình của mình .
*Bước 4: Thiết kế các Slide của giáo án.
1- Lựa chọn số lượng Slide cho mỗi bài dạy.
	Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy thường thì 1 giờ văn không nên sử dụng quá 10 – 13 slide.
	- Kiểm tra bài cũ : 1 slide.
	- Giới thiệu bài mới : 1 slide ( tiết số..., tên văn bản, tên tác giả)
	- Bài mới: 6- 8 slide ( số slide phụ thuộc và nội dung bài giảng )
	- Củng cố – luyện tập: 2 slide ( tùy thuộc vào số lượng câu hỏi và bài tập mà giáo viên đưa ra)
	- Hướng dẫn về nhà: 1 slide.
 Những phần 
 này chỉ là 
minh hoạ và sẽ mất đi
Mỗi slide bài học nên chia 2 cột
Những nội dung này sẽ còn lại sau mỗi slide trình chiếu
3- Chọn cách trình chiếu. 
	Nên chọn kiểu đưa kiến thức xuất hiện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên không nên lạm dụng các hiệu ứng chuyển động khiến cho kiến thức xuất hiện cầu kì . Các dòng chữ nên xuất hiện với tốc độ vừa phải, không nên quá chậm, mất nhiều thời gian, cũng không nên lật quá nhanh các slide học sinh sẽ không không kịp tiếp thu. Tôi thường chọn các kiểu chuyển động: Blinds,Box,Plus, Expand.Tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều kiểu chuyển động kiến thức trong 1 slide, học sinh mất tập trung, chỉ chờ xem dòng chữ tiếp theo sẽ xuất hiện kiểu nào... đặc biệt không nên lạm dụng việc trình chiếu để giới thiệu các hiệu ứng hấp dẫn.Chúng ta chỉ xem nó cũng là cái bảng đen nhưng bảng đen thông minh.
* Bước 5: Lên lớp
	Đây là bước quan trọng. Nhiều giáo viên chuẩn bị giáo án tốt nhưng giờ dạy không thành công chính là ở bước này.
Trong quá trình giảng dạy không được quá phụ thuộc vào thiết bị và công nghệ mà làm mất khả năng linh hoạt, không bao giờ được coi việc chuẩn bị nội dung của mình là cố định để cứ thế mà làm bất kể tình huống trên lớp đòi hỏi phải điều chỉnh, thay đổi. Cần làm chủ được công nghệ , không nên ngại việc bổ sung, sửa chữa bài giảng ngay tại lớp bởi vì mỗi một bài dạy luôn có những tình huống bất ngờ xuất hiện, nếu làm chủ được công nghệ ta sẽ dễ dàng thay đổi, điều chỉnh giáo án mà không hề ảnh hưởng đến việc trình chiếu, học sinh cũng không thể biết được giáo viên đã dừng lại để sửa chữa như thế nào. Thiết bị hiện đại cho phép giáo viên dễ dàng làm được điều đó.
Khi sử dụng giáo án điện tử vẫn phải kết hợp linh hoạt với các phương pháp giảng dạy khác. Tuyệt đối không thưc hiện bài giảng kiểu: diễn giải - trình chiếu - học sinh chép - diễn giải- trình chiếu - học sinh chép...Để tránh điều đó, giáo viên phải xây dựng được một hệ thống câu hỏi hay, phù hợp: phát hiện - phân tích - bình giá - tổng hợp -....giúp học sinh phát huy năng lực cảm thụ thẩm mĩ, khêu gợi tưởng tượng tái hiện và tưởng tượng sáng tạo, bồi dưỡng năng lực cảm thụ, phát triển năng lực tư duy.. Điều đó giúp giáo viên tránh lối suy diễn máy móc, giữ đúng vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không áp đặt một chiều, học sinh được đặt đúng vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nhận tác phẩm... Ngoài việc dùng các hình ảnh, đoạn phimminh họa, cần cho học sinh thảo luận ( thảo luận nhóm), kể chuyện, tự nhận xét, phát biểu ý kiến, chơi trò chơiđiều đó giúp học sinh dễ tiếp thu bài học.
Giáo án PowerPoint chỉ là " công cụ hỗ trợ" cho việc dạy học và giúp bài giảng hay hơn, sinh động hơn và nó không thể nào thay thế được người thầy trên bục giảng. Hiệu quả của tiết giảng vẫn tập trung vào vai trò của người thầy và sự chủ động của người học.
	Giáo án điện tử là phương pháp mới áp dụng công nghệ thông tin vào giảng daỵ, nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng đọc chép trong các bậc học. Giúp tiết học trở nên lôi cuốn hơn. Cái được lớn nhất ở mỗi tiết giảng bằng GAĐT chính là một lượng kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được truyền tải đến các em học sinh, cho phép các em có thể tương tác nhiều hơn với giáo viên, giúp học sinh có tư duy tốt, tập trung hơn và tiếp thu tốt hơn dù giáo viên vất vả hơn với việc sọan bài. Ứng dụng CNTT trong dạy học là một điều hết sức cần thiết và là một xu thế hiện nay,phù hợp với kế hoạch năm học của bộ. Tuy nhiên hiệu quả của việc dạy học bằng GAĐT sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính : khả năng hiểu biết CNTT và vận dụng đúng đắn CNTT vào quá trình giảng dạy và mỗi giáo viên cần thấy rõ những ưu điểm và tồn tại của việc dạy học bằng GAĐT để phát huy và khắc phục.
Kết luận
	Thế hệ học sinh ngày nay, ngay từ khi chào đời, đã quen với việc tiếp nhận thông tin dưới dạng hình ảnh, âm thanh nhiều hơn các thế hệ trước. Do đó , việc dạy học bằng GAĐT, dù là bộ môn khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội nếu khai thác đúng thế mạnh của PowerPoint sẽ giúp học sinh tiếp thu bài học tốt hơn nhiều.
Và thực tế những năm gần đây đã cho thấy đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại đã mang lại những tín hiệu vui, khích lệ sự mạnh dạn đổi mới hơn nữa đối với bản thân người thầy, đem lại sự hứng khởi trong học tập với các em học sinh
Sau ba năm thực hiện giảng dạy bằng giáo án điện tử tôi thấy cách dạy này phù hợp với xu thế hiện đại, mang lại hiệu quả tích cực trong dạy học văn nói riêng và cho các môn khoa học xã hội nói chung. Cách soạn giảng bằng giáo án điện tử thể hiện tính khoa học,phù hợp với những thành tựu khoa học giáo dục tiên tiến hiện nay ở trong nước và trên thế giới.Bên cạnh là tính ổn định thể hiện rõ ở việc áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh và các môn học ở bậc THCS . Từ đó, khi áp dụng đúng tinh thần và phương pháp dạy học hiện đại sẽ đem lại hiệu quả rất cao và ứng dụng tốt trong quá trình dạy học các môn KHXH.
Sau một thời gian soạn và giảng dạy bằng GAĐT, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và áp dụng kinh nghiệm đó trong quá trình giảng dạy của bản thân bằng một đĩa CD “Ngân hàng dữ liệu môn Văn 9” xem như là một đề tài kinh nghiệm giảng dạy ngữ văn bằng giáo án điện tử xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp. Chắc chắn trong quá trình trình bày và thiết kế không tránh những thiếu sót về kỹ thuật và nội dung .Tôi rất mong nhận được sự góp ý kiến của các cấp Lãnh đạo, Ban chỉ đạo chuyên môn và các đồng nghiệp.
Chân thành cảm ơn.
 	 Người thực hiện : Trần Quốc Điểu 
 	Giáo viên : Trường THCS Lê Anh Xuân

Tài liệu đính kèm:

  • docNgan hang du lieu van 9.doc