Đề kiểm tra chất lượng học kì I - Môn Ngữ văn 8 - Năm học 2012 – 2013

Đề kiểm tra chất lượng học kì I - Môn Ngữ văn 8 - Năm học 2012 – 2013

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I- Môn ngữ văn 8

 Năm học 2012 – 2013

 Thời gian làm bài 90 phút

I. Trắc nghiệm ( 2đ )

 Hãy ghi lại đáp án đúng nhất trong các câu sau vào bài làm :

Câu 1: Câu “ Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ !” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?

 A. So sánh C. Nói giảm nói tránh

 B. Nói quá D. Ẩn dụ

Câu 2:Trong câu sau sử dụng từ loại nào ?

 “ Chính anh cũng nghĩ như vậy ư ?”

 A. Trợ từ, thán từ. C. Trợ từ.

 B. Trợ từ, tình thái từ. D. Tình thái từ.

Câu 3: Văn bản nào đề cập tới tác hại của bao bì ni lông ?

 A. Bài toán dân số

 B. Thông tin về ngày trái đất năm 2000

 C. Ôn dịch thuốc lá

 D. Hai cây phong

Câu 4: Theo em trong thực tế, đâu là con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số ?

A. Đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của quốc gia, châu lục.

B. Đẩy mạnh phát triển giáo dục, nhất là giáo dục đối với phụ nữ.

C. Tạo nên sự ổn định về chính trị của quốc gia châu lục.

D. Đẩy mạnh sự phát triển văn hoá, xã hội của quốc gia, châu lục.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì I - Môn Ngữ văn 8 - Năm học 2012 – 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Hải Long 
 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I- Môn ngữ văn 8
 Năm học 2012 – 2013
 Thời gian làm bài 90 phút
I. Trắc nghiệm ( 2đ )
 Hãy ghi lại đáp án đúng nhất trong các câu sau vào bài làm :
Câu 1: Câu “ Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ !” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
 A. So sánh C. Nói giảm nói tránh
 B. Nói quá D. Ẩn dụ
Câu 2:Trong câu sau sử dụng từ loại nào ?
 “ Chính anh cũng nghĩ như vậy ư ?”
 A. Trợ từ, thán từ. C. Trợ từ.
 B. Trợ từ, tình thái từ. D. Tình thái từ.
Câu 3: Văn bản nào đề cập tới tác hại của bao bì ni lông ?
 A. Bài toán dân số 
 B. Thông tin về ngày trái đất năm 2000
 C. Ôn dịch thuốc lá
 D. Hai cây phong
Câu 4: Theo em trong thực tế, đâu là con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số ?
Đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của quốc gia, châu lục.
Đẩy mạnh phát triển giáo dục, nhất là giáo dục đối với phụ nữ.
Tạo nên sự ổn định về chính trị của quốc gia châu lục.
Đẩy mạnh sự phát triển văn hoá, xã hội của quốc gia, châu lục.
Câu 5. Nghệ thuật đặc sắc của truyện “ Chiếc lá cuối cùng” của 
O Hen- ri là:
 A. Truyện xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần.
 B. Các tình tiết trong truyện được sắp xếp chặt chẽ, khéo léo, kết câu đảo ngược tình huống hai lần.
 C. Truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn,sắp xếp chặt chẽ, khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần.
Câu 6 :Qua việc kể và tả về hai cây phong, em hình dung người kể có tâm hồn nhạc sĩ hay hoạ sĩ ?
 A. Tâm hồn nhạc sĩ 
 B. Có cả tâm hồn âm nhạc và hội hoạ
 C. Không có tâm hồn âm nhạc và hội hoạ 
 D. Tâm hồn hoạ sĩ
Câu 7 : Các phương pháp thuyết minh trong văn bản thuyết minh có tác dụng như thế nào ?
Để bài văn hấp dẫn có sức thuyết phục
Để bài văn có sức thuyết phục, dễ hiểu, người đọc nắm được các đặc điểm
Để bài văn có sức thuyết phục, dễ hiểu,sáng rõ.
Câu 8 : Nhận định nào nói đúng mục đích của văn bản thuyết minh ?
 A.Đem lại cho con người những tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng để có thái độ, hành động đúng đắn 
 B.Đem lại cho con người những tri thức mà con người chưa hề biết đến để hiểu biết và từ đó có thái độ, hành động đúng đắn.
 C.Đem lại cho con người những tri thức tiêu biểu nhất để con người hiểu biết và bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc về chúng.
II. Tự luận (8 đ )
Câu 1 Thế nào là nói giảm nói tránh ? Đặt câu có biện pháp nói giảm nói tránh ?
Câu 2 Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau :
 Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
 Lừng lẫy làm cho lở núi non.
 Xách búa đánh tan năm bảy đống,
 Ra tay đập bể mấy trăm hòn. 
Câu 3. Thuyết minh một đồ dùng.
Đáp án
I .Trắc nghiệm: Mỗi đáp án đúng cho 0,25đ
1- C , 2 - B, 3 - B , 4 - B , 5 - C , 6 - B, 7 - C , 8 - A
II. Tự luận 
Câu 1 : Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề ;tránh thô tục thiếu lịch sự. (0,5đ)
Lấy ví dụ (0,5đ)	
Câu 2 : Yêu cầu hs cảm nhận được
- Bốn câu thơ trên tác giả khéo léo kết hợp phương thức miêu tả kết hợp với phương thức biểu cảm nói về công việc đạp đá ở côn đảo và tư thế khí phách của người tù
- Câu thơ mở đầu miêu tả bối cảnh không gian đồng thời tạo dựng tư thế của con người giữa đát trời Côn Đảo
- Ba câu thơ tiếp theo miêu tả cụ thể công việc đập đá.
 Đập đá vốn là công việc nặng nhọc, đập đá ở Côn Đảo lại càng cực nhọc hơn bởi điều kiện nhà tù và thiên nhiên khắc nghiệt. Kẻ thù lấy việc lao động khổ sailà đập đá để tàn phá thân thể, tiêu hao sức lực cuả người tù hòng khuất phục ý trí của người tù.
- Với bút pháp khoa trương nghệ thuật đối trong câu 3 và câu 4, những hành động tính từ mạnh được sử dụng liên tiếp cùng giọng thơ thể hiện khẩu khí ngang tàn ngạo nghễ đã làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người với tư thế hiên ngang lừng lẫy như bước vào chận chiến đấu mãnh liệt với hành đọng qủa quyết, mạnh mẽ phi thường “xách búa” “ra tay” với sức manhm ghê gớm, thần kỳ “ làm cho lở núi non” “ đánh tan năm bảy đống” “ đập bể mấy trăm hòn”. Họ đã biến công việc lao động nặng nhọc vất vả thành một cuộc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh của con người có đủ sức mạnh thần kỳ
- Bên cạnh ý nghĩa tả thực công việc đập đá, những câu thơ trên còn có ý nghĩa ẩn dụ. Những người tù ấy như đang bước vào cuộc giao tranh quyết liệt với kẻ thù không dội trời chung. Những người anh hùng ấy như đang bất bình thường trước sự bất công sẵn sàng ra tay hành động vì công lý và vì lễ phải
- Tóm lại bốn câu thơ trên đã tạo dựng một tượng đài uy nghi về con người anh hùng với khí phách hiên ngang lẫm liệt sừng sững giữa đất trời
(Hs có thể trình bày cảm nhận theo kết cấu: hai câu đề, hai câu thực nhưng đảm bảo các yêu cầu trên)
* Cho điểm:
- Cho 2,5 đến 3,0 điểm: cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế
- cho 1,25 đến 2,25 điểm; cảm nhận khá đày đủ nhưng chưa sâu sắc, tinh tế
- Cho 0,5 đến 1,0 điểm: cảm nhận sơ sài, có chi tiết chạm vào yên cầu
- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn
Câu 3 
1: Mở bài (0,25đ )
 Giới thiệu khái quát đồ dùng em định thuyết minh.
Cho điểm 0,25 đạt như yêu cầu 
Điểm 0 : thiếu hoặc sai hoàn toàn
2: Thân bài : 
Yêu cầu giới thiệu chính xác tri thức của đối tượng mà em thuyết minh, bài làm kết hợp các phương pháp thuyết minh để làm sáng rõ đối tượng thuyết minh.
Nêu nguồn gốc xuất sứ của đồ dùng 
Nêu cấu tạo của đồ dùng
Trình bày lợi ích của đồ dùng
Nêu cách sử dụng và bảo quản
Cách cho điểm
Điểm 3,0- 3,5 : Thuyết minh đầy đủ, chính xác, lời giới thiệu ít nhiều có kèm theo miêu tả, biểu cảm.
Điểm 2,0-2,75 :Thuyết minh đầy đủ, chính xác,lời văn nhiều chỗ chưa chưa hấp dẫn
Điểm 1,0-1,75: Thuyết minh tương đối chính đầy đủ, chính xác, diễn đạt còn lủng củng.
Điểm 0,25-0,75 : Có chi tiết chạm vào yêu cầu.
3: Thân bài
Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
Cho điểm:
Điểm 0,25: Như yêu cầu
Điểm 0 : Thiếu hoặc sai hoàn toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docH.Long.doc