Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn lớp 8

Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn lớp 8

 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I

 Môn ngữ văn lớp 8

(Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề )

 Họ và tên:

 Số báo danh:

 Trường trung học cơ sở:

Môn ngữ văn lớp 8

Phần I: Trắc nghiệm ( 2,0 điểm)

 Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau:

 Câu 1: Việc đưa yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự có tác dụng gì?

A. Giới thiệu nhân vật, sự việc, cốt truyện, tình huống

B. Trình bày diễn biến của sự việc, hành động nhân vật

C. Làm nổi bật tính chất, mức độ của sự việc, nhân vật , hành động

D. Bày tỏ trực tiếp thái độ cảm xúc của nhân vật và người viết trước việc, nhân vật hành động

 Câu 2: “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Truyện ngắn trữ tình

C. Tiểu thuyết

D. Tuỳ bút

 Câu 3: Từ “Này” trong phần trích “Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn!”

( Lão Hạc ) thuộc từ loại nào dưới đây:

A. Thán từ

B. Quan hệ từ

C. Trợ từ

D. Tình thái từ

 Câu 4: Trường từ vựng nào dưới đây chỉ tâm trạng của con người?

A. Ông đốc, chúng tôi, người xung quanh, học trò.

B. Vui vẻ, sung sướng , sợ hãi, cảm động

C. Hiền từ, nhân hậu, vị tha, âu yếm

D. Thì thầm, thẻ thọt, thánh thót, rì rào

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề kiểm tra chất lượng học kì I
 Môn ngữ văn lớp 8
(Thời gian 90 phỳt khụng kể thời gian giao đề )
 Họ và tên:
 Số báo danh: 
 Trường trung học cơ sở:
Môn ngữ văn lớp 8
Phần I: Trắc nghiệm ( 2,0 điểm)
 Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau:
 Câu 1: Việc đưa yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự có tác dụng gì?
Giới thiệu nhân vật, sự việc, cốt truyện, tình huống
Trình bày diễn biến của sự việc, hành động nhân vật
Làm nổi bật tính chất, mức độ của sự việc, nhân vật , hành động
Bày tỏ trực tiếp thái độ cảm xúc của nhân vật và người viết trước việc, nhân vật hành động
 Câu 2: “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
Bút kí
Truyện ngắn trữ tình
Tiểu thuyết
Tuỳ bút
 Câu 3: Từ “Này” trong phần trích “Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn!”
( Lão Hạc ) thuộc từ loại nào dưới đây:
Thán từ
Quan hệ từ
Trợ từ
Tình thái từ
 Câu 4: Trường từ vựng nào dưới đây chỉ tâm trạng của con người?
Ông đốc, chúng tôi, người xung quanh, học trò.
Vui vẻ, sung sướng , sợ hãi, cảm động
Hiền từ, nhân hậu, vị tha, âu yếm
Thì thầm, thẻ thọt, thánh thót, rì rào
 Câu 5: Trong tác phẩm “ Lão Hạc” của Nam Cao, Lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào?
Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.
Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở ngu ngốc.
Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
 Câu 6: Tóm tắt văn bản tự sự là gì?
Là dùng lời văn của mình kể lại các chi tiết của văn bản một cách ngắn gọn.
Là dùng lời văn của mình kể về nhân vật chính trong văn bản một cách ngắn gọn
Là dùng lời văn của mình nói về các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của văn bản một cách ngắn gọn
Là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản đó
 Câu 7: Dòng nào sau đây nhận xét đúng về diễn biến thái độ của chị Dậu với tên cai lệ trong văn bản “ Tức nước vỡ bờ”?
Từ nhẫn nhục đến phản kháng bằng lời, chống trả bằng lí lẽ
Từ nhẫn nhục đến phản kháng bằng lời, chống trả bằng vũ lực
Từ nhẫn nhục đến phản ứng quyết liệt bằng vũ lục rồi bằng lí lẽ
Từ tha thiết van xin đến cãi lí và lại tiép tục van xin
 Câu 8: ý nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn “Tôi quên thế nào được cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”?
Tô đậm cảm giác trong trẻo, tươi sáng của nhân vật “tôi” về ngày đến trường đầu tiên
Nói lên nỗi nhớ thường trực của nhân vật “tôi” về ngày đến trường đầu tiên
Cho người đọc thấy những kỉ niệm trong buổi sáng đến trường đầu tiên luôn ám ảnh nhân vật “tôi”
Tô đậm vẻ đẹp của những cành hoa tươi nở giưã bầu trời quang đãng
Phần II: Tự luận ( 8,0 điểm )
 Câu1: ( 1,0 điểm ): Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ
 Câu2: ( 3,0 điểm ): Trình bày cảm nhận của em về những câu văn sau:
 “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”
 ( Trích “Lão Hạc”- Nam Cao)
 Câu3: ( 4,0 điểm) : Người thân ấy sống mãi trong lòng tôi.
Phòng Giáo Dục Hải Hậu Hướng Dẫn Chấm Môn Ngữ Văn 8
Trường THCS Hải Phong Kì Thi Học Kì I năm học 2012-2013
Phần I: Trắc Nghiệm ( 2 điểm )
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
A
B
A
D
B
A
*Cho điểm :
Mỗi câu khoanh đúng : cho 0,5điểm.
Nêú khoanh sai hoặc 1 câu khoanh 2 ý trở lên cho 0 điểm
Phần 2: Tự luận ( 8 điểm )
Câu 1: ( 1 điểm )
Trả lời đúng khái niệm : Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. ( 0,5 điểm )
Cho ví dụ đúng ( 0,5 điểm)
Câu 2: ( 3 điểm)
*yêu cầu : cảm nhận được cái hay cái đẹp của đoạn văn:
- Đoạn văn là diễn biến tâm trạng của Lão Hạc sau khi bán “ cậu Vàng”.
- Tình cảnh túng quẫn ngày càng đe doạ Lão Hạc khiến lão phải bán con chó Vàng.
- Sau khi bán “ cậu Vàng”, Lão Hạc cứ day dứt, ăn năn vì “ già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Cả đời, ông già nhân hậu này nào đã nỡ lừa ai! Các chi tiết miêu tả bộ dạng, cử chỉ của Lão Hạc lúc kể lại với ông giáo chuyện bán “ cậu Vàng” thể hiện một cõi lòng đang vô cùng đau đớn, đang xót xa ân hận .
- Đoạn văn sử dụng nhiều từ tượng hình, tượng thanh: móm mém, hu hudiễn tả sự đau đớn, hối hận, xót xa, thương tiếc Tất cả đang dâng trào. Động từ “ ép” trong câu văn : “ Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra” gợi lên gương mặt già nua, khô héo; một tâm hồn đau khổ đến cạn kiệt cả nước mắt, một hình hài thật đáng thương.
- Xung quanh việc lão Hạc bán cậu Vàn, chúng ta nhận ra đây là một con người sống rất tình nghĩa, thuỷ chung, rất trung thực. Đặc biệt từ đây ta càng thấm thía lòng thương con sâu sắc của người cha nghèo khổ.
- Qua đoạn văn, thấy được tấm lòng đồng cảm, xót xa yêu thương của tác giả đối với nhân vật lão Hạc.
* Cho điểm:
- Cho 2,5- 3,0 điểm: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc và tinh tế.
- Cho 1,75- 2,25 điểm : Cảm nhận khá đầy đủ nhưng chưa được sâu sắc và tinh tế.
- Cho 1,0 – 1,5 điểm : Cảm nhận sơ sài, đôi chỗ diễn đạt còn chưa mạch lạc.
- Cho 0,25- 0,75 điểm: Có ý chạm vào yêu cầu.
- Cho 0 điểm : Sai hoàn toàn.
Câu 3: ( 4 điểm)
Mở bài ( 0,5 điểm)
Yêu cầu : Giới thiệu được hình ảnh người thân sống mãi trong tâm trí mình là ai.
 * Cho điểm: 
- Cho 0,5 đạt như yêu cầu
- Cho 0 điểm nếu thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Thân bài ( 3 điểm)
Yêu cầu : 
- Kết hợp kể với miêu tả và biểu cảm về đặc điểm nổi bật ngoại hình ,đặc điểm tính cách của người thân ấy. 
- Kết hợp kể với miêu tả và biểu cảm những kỉ niệm ấn tượng về người thân ấy. 
* Cho điểm:
- Cho 2,5- 3,0 điểm: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức.
- Cho 1,75- 2,25 điểm : Đáp ứng các yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức.
- Cho 1,0 – 1,5 điểm : Đáp ứng một số yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức.
- Cho 0,25- 0,75 điểm: Có ý chạm vào yêu cầu đề.
- Cho 0 điểm : Sai hoàn toàn.
C. Kết bài: ( 0,5 điểm) 
Nêu cảm nghĩ và rút ra bài học cho bản thân.
 * Cho điểm: 
- Cho 0,5 đạt như yêu cầu
- Cho 0 điểm nếu thiếu hoặc sai hoàn toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docH.Phong.doc