Đề kiểm tra chất lượng học kì I năm 2012 – 2013 môn Ngữ văn - Lớp 9

Đề kiểm tra chất lượng học kì I năm 2012 – 2013 môn Ngữ văn - Lớp 9

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM) Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi và ghi lại vào tờ giấy thi.

Câu 1: Mục đích của việc ông Hai (trong truyện ngắn “Làng”) trò truyện với đứa con út là gì?

A. để tỏ lòng yêu thương một cách đặc biệt đứa con út của mình

B. để cho bớt cô dơn và buồn chán vì không có ai để trò chuyện

C. để thổ lộ nỗi lòng và làm vơi nỗi buồn khổ

D. để mong thằng Húc hiểu được tám lòng của ông

Câu 2: Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, hình ảnh “hát” xuất hiện nhiều lần, rải suốt bàt thơ gợi lên điều gì?

A. gợi lên sức sống căng đầy của thiên nhiên

B. gợi lên sự bao la hùng vĩ của biển cả

C. gợi lên sư dữ dội của thiên nhiên , biển cả

D. gợi lên khí thế và niềm vui phấn chấn của người lao động

Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng với giọng điệu và ngôn ngữ tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

A. giọng thơ gần với lời nói, có nhưng câu như văn xuôi, tưởng như khó chấp nhận trong một bài thơ

B. giọng thơ ngang tàng, thể hiện cái hiên ngang, bất chấp khó khăn của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn

C. giong thơ trữ tình, đằm thắm, dịu nhẹ, dễ thấm vào lòng người

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì I năm 2012 – 2013 môn Ngữ văn - Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
 NĂM 2012 – 2013
 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9
 (Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM) Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi và ghi lại vào tờ giấy thi.
Câu 1: Mục đích của việc ông Hai (trong truyện ngắn “Làng”) trò truyện với đứa con út là gì?
để tỏ lòng yêu thương một cách đặc biệt đứa con út của mình
để cho bớt cô dơn và buồn chán vì không có ai để trò chuyện
để thổ lộ nỗi lòng và làm vơi nỗi buồn khổ
để mong thằng Húc hiểu được tám lòng của ông
Câu 2: Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, hình ảnh “hát” xuất hiện nhiều lần, rải suốt bàt thơ gợi lên điều gì?
gợi lên sức sống căng đầy của thiên nhiên
gợi lên sự bao la hùng vĩ của biển cả
gợi lên sư dữ dội của thiên nhiên , biển cả
gợi lên khí thế và niềm vui phấn chấn của người lao động
Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng với giọng điệu và ngôn ngữ tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
giọng thơ gần với lời nói, có nhưng câu như văn xuôi, tưởng như khó chấp nhận trong một bài thơ
giọng thơ ngang tàng, thể hiện cái hiên ngang, bất chấp khó khăn của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn
giong thơ trữ tình, đằm thắm, dịu nhẹ, dễ thấm vào lòng người
Câu 4: Từ nhóm trong câu thơ nào không được sự dụng với nghĩa “Làm cho lửa bắt vào chất đốt để lửa cháy nên”?
nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.
nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi.
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Sáng mai này bà nhóm bếp lên chưa?
Câu 5: Nhân vật thang niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”, chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào?
tự giới thiệu về mình
được tác giả miêu ta trực tiếp
được giới thiệu qua lời kể của ông hoạ sĩ già
hiện ra qua sự nhìn nhận , đánh giá của các nhân vật khác.
Câu 6: Từ “ngọn” trong câu thơ nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?
Lá bàng đang đỏ ngọn cây (Tố Hữu).
Giờ cháu dã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu (Bằng Việt).
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng (Bằng Việt)
Nghe ngọn gió phương này thổi sang phương ấy ( Chính Hữu)
Câu 7: Điểm không giống nhau giữa hai bài thơ: “Đồng chí” và “bài thơ về tiểu đội xe không kính” là gì?
Cùng viết về đề tài người lính.
Cùng dùng thể thơ tự do.
Cùng có giọng điệu đùa vui hóm hỉnh.
Cùng ca ngời sự hi sinh vì đất nước của người lính.
Câu 8: Câu in đâm trong đoạn trích sau được xếp vào loại ngôn ngữ nào?
“Ông Hai trả tiền nước, đừng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
Hà, nắng gớm, về nào”
Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật.
Ngôn ngữ đối thoại của nhận vật.
Ngôn ngữ trần thuật của tác giả.
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật.
II TỰ LUẬN (8Đ).
Câu 1: (1,5đ)
Đọc câu văn sau:
“Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.”
Cho biết dựa trên cơ sở nào thì từ “xuân” có thể thay thế cho từ “tuổi”. Việc thay từ trong câu trên có tác dụng như thế nào?
Tìm và giải thích ý nghĩa hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật?
Câu 2( 2đ)
 Em hãy nêu những tình huống trong truyện :Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng? Tình huống nào là cơ bản? Nêu nhận xét về nghệ thuật sáng tạo tình huống của tác giả? Chi tiết “chiếc lược ngà” có vai trò như thế nào trong truyện?
Câu 3: (4,5đ)
 Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy (SGK Ngữ văn 9 tập 1) như một câu chuyện. Trong vai người lính, em hãy kể lại câu chuyện ấy?
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2Đ).
Câu 1
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
C
B
D
A
C
A
Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25đ.
PHẦN II: TỰ LUẬN. (8Đ)
Câu 1: (1,5đ) 
a. “xuân” là một từ chỉ một mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng với một tuổi. Dùng từ “xuân” thay thế cho từ “tuổi” là trường hợp lấy bộ phận thay thế cho toàn thể, một hình thức chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (0,5đ).
- Tác dụng: Để thể hiện tinh thần lạc quan của Bác đồng thời còn để tránh hiện tượng lặp từ (0,25đ)
b. Tìm đúng từ 1đến 2 thành ngữcó yếu tố chỉ thực vật (0,25đ)
Giải thích ý nghĩa đúng mỗi thành ngữ (0,25đ)
Câu 2: (2đ)
*Tình huống truyện: 
- Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau 8 năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu phải ra đi (0,25đ)
- Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái. (0,25đ)
* Tình huống thứ nhất là tình huống cơ bản của truyện (0,25đ)
* Tác dụng:
+ Tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, còn tình huống thứ hai lại bộc lộ tình cảm sâu sắc của người cha với con. (0,25đ).
+ Tạo dựng tình huống truyện đó, tác giả tạo ra sự bất ngờ mà vẫn tự nhiên hợp lý. Tình huống đó không chỉ làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn mà còn bộc lộ rõ tình cảm cha con sâu sắc, thắm thiết trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Nét hấp dẫn đó góp phần làm lên thành công của tác phẩm cũng tên tuổi nhà văn Nguyễn Quang Sáng ( 0,5đ).
*Chi tiết “chiếc lược ngà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tác phẩm. Chính chiếc lược ngà đã nối kết hai cha con ông Sáu và bé Thu trong sự xa cách của hai người, và cả khi ông Sáu đã hi sinh. Chiếc lược ngà là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, nỗi nhớ mong của ông Sáu với con và nó trở thành kỷ vật thiêng liêng, thành biểu tượng của tình cha con sâu nặng...(0,5đ).
Câu 3 (.4,5đ).
Yêu cầu chung: Đây là bài viết có hình thức của một văn bản tự sự song phải đảm bảo được nội dung và ý nghĩa triết lý của bài thơ.
Yêu cầu cụ thể:
+ Yêu cầu về nội dung:
MB (0,25đ)
Giới thiệu được câu chuyện định kể
*Phần này HS có thể linh hoạt trong việc tạo ra tình huống nảy sinh câu chuyện. VD: Nhân vật tôi (người lính) đang trong tâm trang hối hận nhớ về kỷ niệm xưa hoặc có thể bắt ngay vào mạch câu chuyện từ đâu bài thơ...
B. TB: Diễn biến câu chuyện (4đ)
HS kể đảm bảo đc nội dung câu chuyện với những ý cơ bản sau:
- Thuở nhỏ người lính cảm nhận được vẻ đẹp của vầng trăng trong một không gian rộng lớn. Trăng gắn bó tha thiết với tổi thơ của người lính (0.5đ).
- Khi đất nước được giải phóng, người lính trở về và làm việc nới phồng hoa đô thị với cuộc sống đầy đủ vật chất, tiện nghi đã vội quên đi vầng trăng tình nghĩa thuở nào. Vầng trăng vẫn thuỷ chung theo người lính về thành phố nhưng người lính thì thờ ơ với trăng, coi trăng như người dưng qua đường (0,75đ)
- Một hôm thành phố mất điện, người lính bật tung cửa sổ tìm nguồn sáng, bỗng nhận ra vầng trăng xưa, người bạn tri kỉ tri âm thuở nào. (0.5đ).
- Người lính trào dâng xúc động, nhớ về kỷ niệm với vầng trăng xưa (0,5đ)
- Trăng- quá khứ nghĩa tình vẫn tròn đầy thuỷ chung, bao dung độ lượng, không kể gì đến chuyện người lính vô tình bạc bẽo. Trăng lặng im, nghiêm khắc nhìn như nhắc nhở người lính về lỗi sống ân nghĩa thuỷ chung. Nhận ra sự bao dung độ lượng, nghiêm khắc của vầng trăng, người lính giật mình ân hận (0,75d)
- Tâm trạng ăn năn, hối lỗi của người lính (0,5đ).
C. KB: (0,25đ) Kết thúc câu chuyện
* Yêu cầu về hình thức: 
- Bài viết đủ bố cục ba phần
- Có kết cấu của một câu chuyện kể theo một nội dung có sẵn.
- Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, đảm bảo về sự việc, tình huống tạo được mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương thức tự sự với các yếu tố như miêu tả, miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận, biểu cảm, hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm...
- Bài viết phải sinh động, ngôn ngữ phải trong sáng, câu chuyện phải có ý nghĩa giáo dục tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi HKI ngu van 9 20122013.doc