Phần I: Trắc nghiệm(2 điểm) Hãy chọn chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Dòng nào thể hiện đúng cách sử dụng từ đồng nghĩa ?
A.Có thể thay thế bất cứ từ Hán Việt nào cho nhau
B.Chỉ có thể thay thế từ thuần Việt đồng nghĩa cho từ Hán Việt
C.Chỉ cỏ thể thay thế từ Hán Việt đồng nghĩa cho từ thuần Việt
D.Cân nhắc để lựa chọn từ đồng nghĩa thể hiện đúng nghĩa và sắc thái biểu cảm
Câu2: Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm của từ trái nghĩa?
A.Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa gần giống nhau
C. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau
D.Từ trái nghĩa là những từ có nhiều nghĩa
Câu3: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là.
A.Phân tích thơ
B.Miêu tả lại điều mình hình dung do bài thơ gợi lên
C.Phân tích cảm xúc,suy nghĩ của mình về nội dung và hình thức diễn đạt cuả tác phẩm đó
Câu 4: Yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả giữ vai trò như thề nào trong văn biểu cảm?
A.Giữ vai trò chính trong văn biểu cảm
B.Chỉ giữ vai trò khơi gợi cảm xúc trong văn biểu cảm
C.Cả A và B
Đề kiểm tra chất lượng học kì I năm học 2012-2013 Môn:Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút(không kể thời gian giao đề) Phần I: Trắc nghiệm(2 điểm) Hãy chọn chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1: Dòng nào thể hiện đúng cách sử dụng từ đồng nghĩa ? A.Có thể thay thế bất cứ từ Hán Việt nào cho nhau B.Chỉ có thể thay thế từ thuần Việt đồng nghĩa cho từ Hán Việt C.Chỉ cỏ thể thay thế từ Hán Việt đồng nghĩa cho từ thuần Việt D.Cân nhắc để lựa chọn từ đồng nghĩa thể hiện đúng nghĩa và sắc thái biểu cảm Câu2: Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm của từ trái nghĩa? A.Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa gần giống nhau C. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau D.Từ trái nghĩa là những từ có nhiều nghĩa Câu3: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là. A.Phân tích thơ B.Miêu tả lại điều mình hình dung do bài thơ gợi lên C.Phân tích cảm xúc,suy nghĩ của mình về nội dung và hình thức diễn đạt cuả tác phẩm đó Câu 4: Yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả giữ vai trò như thề nào trong văn biểu cảm? A.Giữ vai trò chính trong văn biểu cảm B.Chỉ giữ vai trò khơi gợi cảm xúc trong văn biểu cảm C.Cả A và B Câu5: Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai văn bản Cảnh khuya và Rằm tháng giêng? A.Cảnh vật vừa có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại B.Tâm hồn thi sĩ kết hợp với phẩm chất chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh C.Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao D.Gồm cả 3 yếu tố trên Câu 6: Trong các văn bản sau,văn bản nào không thuộc thể loại tùy bút? A.Cổng trường mở ra B.Một thứ quà của lúa non: Cốm C.Sài Gòn tôi yêu D.Mùa xuân của tôi Câu 7:Kỉ niệm về tình bà cháu làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước là ý nghĩa của tác phẩm nào ? A.Mùa xuân của tôi B.Sài Gòn tôi yêu C.Cảnh khuya D.Tiếng gà trưa Câu 8: Em hiểu gì về Nguyễn Khuyến và tình bạn của ông qua bài thơ Bạn đến chơi nhà A.Nguyễn Khuyến là con người hồn nhiên,dân dã,trong sáng B.Ngầm khoe với bạn lối sống điền viên C.Tình bạn chân thành,ấm áp dựa trên giá trị tinh thần D.Nguyễn Khuyến là người biết quý trọng tình bạn Phần II.Tự luận Câu1:(1 điểm) Thế nào là thành ngữ ? Đặt câu có sử dụng thành ngữ. Câu 2:(2,5 điểm ) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: " Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: " Cục...cục tác,cục ta" Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ " Câu 3 :(4,5 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. III. Đáp án Phần I: Trắc nghiệm(2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D C C B D A D D Chọn mỗi đáp án đúng như trên cho 0,25 điểm Phần II:Tự luận Câu 1(1 điểm) -Trả lời đúng khái niệm thành ngữ (cho 0,5 điểm) -Đặt được một câu có thành ngữ (cho 0,5 điểm) Câu 2:Cảm nhận được -Đây là đoạn thơ đầu trong bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh về tâm trạng người chiến sĩ trên đường hành quân -Nghe tiếng gà nhảy ổ mà bao cảm xúc ùa về sống động trong tâm hồn người chiến sĩ -Điệp từ" nghe" có một sức gợi mãnh liệt :Làm xao động làm dịu bớt cái nắng trưa gay gắt,xua tan mệt mỏi ,tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ và khơi gợi những kỉ niệm tuổi thơ -Người chiến sĩ "Nghe"không chỉ bằng thính giác mà nghe bằng cảm giác,bằng tâm tưởng,bằng hồi ức ùa về để tiếng gà trưa như nút khởi động bất ngờ của cảm xúc -Đọc đoạn thơ ta như được lắng lòng mình lại theo âm thanh tiếng gà theo những cảm xúc đang từ từ trỗi dậy trong lòng người chiến sĩ *Cho điểm -Cho 2-2,5 điểm: Cảm nhận được đầy đủ,sâu sắc,diễn đạt trong sáng -Cho 1,25-1,75: Cảm nhận được 2 đến 3 ý,diễn đạt dễ hiểu -Cho 0,75-1 điểm: Cảm nhận 2 trong các ý trên Cho 0,25-0,5 điểm: Cảm nhận được 1 trong các ý trên -Cho 0 điểm: Sai hoàn toàn Câu3:(4,5 điểm) A.Mở bài: Cho 0,5 điểm *Yêu cầu Giới thiệu tác giả,tác phẩm,cảm nhận chung về tác phẩm *Cho điểm: -Cho 0,5 điểm :Đạt như yêu cầu -Cho 0 điểm : Thiếu hoặc sai hoàn toàn B.Thân bài (3,5 điểm) *Yêu cầu: Nêu được cảm xúc,suy nghĩ,sự tưởng tượng,liên tưởng,suy ngẫm một cách hợp lí từ nội dung,nghệ thuật của bài thơ -Niềm vui,tâm trạng phấn khởi của tác giả khi đã lâu mới có bạn đến chơi -Cảm giác thích thú khi tác giả liên tiếp đưa ra các tình huống khó xử tiếp đãi bạn...Qua đó vừa thấy được sự đùa vui hóm hỉnh vừa trân trọng sự chân tình trong tình bạn,vừa như hiểu thêm về gia cảnh,về cuộc sống thanh bần,đạm bạc của nhà thơ -Cảm phục và trân trọng tình bạn chân thành nhưng đậm đà thắm thiết của tác giả *Cho điểm -Cho 3-3,5 điểm: Cảm nghĩ đầy đủ,sâu sắc ,tinh tế -Cho2,25-2,75 điểm: Biểu cảm khá đầy đủ nhưng chưa sâu sắc tinh tế -Cho 1,25-2 điểm : Biểu cảm có nhiều ý dúng,diễn đạt bình thường -Cho 0,75-1,75 điểm : Biểu cảm sơ sài đôi chỗ diễn đạt chưa mạch lạc -Cho 0,5 -1 điểm : Có ý chạm vào yêu cầu -Cho 0 điểm : Sai hoàn toàn C.Kết (0,5 điểm) *Yêu cầu: Khẳng định lại tình cảm với tác giả,tác phẩm *Cho điểm: -Cho 0,5 điểm :Đạt như yêu cầu -Cho 0 điểm : thiếu hoặc sai hoàn toàn *Lưu ý -Căn cứ vào thực tế chất lượng bài làm của học sinh giám khảo linh hoạt cho điểm,khuyến khích sự sáng tạo của học sinh -Chỉ để điểm lẻ phần thập phân cả bài thi ở mức 0,5
Tài liệu đính kèm: