ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
( Năm học: 2012-2013)
Môn : Ngữ Văn 6
Thời gian: 90 phút
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM( 2 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Truyện Ếch ngồi đáy giếng thuộc thể loại truyện nào?
A.Cổ tích C. Thần thoại
B.Truyền thuyết D. Ngụ ngôn
Câu 2. Dòng nào dưới đây có chứa lượng từ?
A. Trong túp lều cũ. C. Mọi phép thần thông.
B. Một lưỡi búa. D. Dưới gốc đa.
Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghệ thuật gây cười của truyện Treo biển ?
A. Tình tiết li kì, hài hước. C. Hành động nhân vật trái lẽ tự nhiên.
B. Tình huống đối lập, kết thúc bất ngờ. D. Truyện ngắn gọn, dễ hiểu.
Câu 4. Cụm từ “ đua nhau học tập lễ phép” thuộc loại cụm từ gì ?
A. Cụm động từ. C. Cụm tính từ.
B. Cụm danh từ. D. Cụm chủ- vị.
Câu 5. Mục đích sáng tác của truyện ngụ ngôn là gì ?
A. Tạo nên một tiếng cười nhẹ nhàng, giải trí.
B. Thể hiện ước mơ về một lẽ công bằng.
C. Tạo nên tiếng cười chế giễu, phê phán.
D. Bóng gió khuyên nhủ, răn dạy bài học trong cuộc sống.
Đề kiểm tra chất lượng học kỳ i ( Năm học: 2012-2013) Môn : Ngữ Văn 6 Thời gian: 90 phút Phần I. Trắc nghiệm( 2 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1. Truyện ếch ngồi đáy giếng thuộc thể loại truyện nào? A.Cổ tích C. Thần thoại B.Truyền thuyết D. Ngụ ngôn Câu 2. Dòng nào dưới đây có chứa lượng từ? A. Trong túp lều cũ. C. Mọi phép thần thông. B. Một lưỡi búa. D. Dưới gốc đa. Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghệ thuật gây cười của truyện Treo biển ? Tình tiết li kì, hài hước. C. Hành động nhân vật trái lẽ tự nhiên. B. Tình huống đối lập, kết thúc bất ngờ. D. Truyện ngắn gọn, dễ hiểu. Câu 4. Cụm từ “ đua nhau học tập lễ phép” thuộc loại cụm từ gì ? Cụm động từ. C. Cụm tính từ. Cụm danh từ. D. Cụm chủ- vị. Câu 5. Mục đích sáng tác của truyện ngụ ngôn là gì ? Tạo nên một tiếng cười nhẹ nhàng, giải trí. Thể hiện ước mơ về một lẽ công bằng. Tạo nên tiếng cười chế giễu, phê phán. Bóng gió khuyên nhủ, răn dạy bài học trong cuộc sống. Câu 6. Dòng nào dưới đây nêu những yếu tố không thể thiếu trong văn bản tự sự? A. Nhân vật, sự việc. C. Luận bàn, đánh giá. B. Nêu cảm xúc, suy nghĩ. D. Nhận xét, bình luận. Câu 7. Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào? Phản ánh hiện thực cuộc sống. Phản ánh mâu thuẫn giai cấp. Giáo dục và cải tạo con người. Truyền đạt kinh nghiệm. Câu 8. Dòng nào dưới đây nêu cách hiểu đúng nhất về hai chữ Mẹ hiền trong truyện Mẹ hiền dạy con. Người mẹ sắc sảo và ghê ghớm đối với con. Người mẹ tần tảo và vô cùng nghiêm khắc đối với con. Người mẹ thương yêu và chiều chuộng con hết mực. Người mẹ thương yêu con đúng mực và biết cách dạy con nên người. Phần II. Tự luận (8 điểm) Câu 1.( 1điểm) a. Thế nào là tính từ? Đặt một câu có sử dụng tính từ và gạch chân dưới tính từ đó? b. Tìm chỉ từ trong câu ca dao sau: Đấy vàng, đây cũng đồng đen. Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ. Câu 2. (2 điểm) a. Kể tên các truyện ngụ ngôn mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 6 tập một ? b. Nêu những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật trong truyện ếch ngồi đáy giếng Câu 3. ( 5 điểm) Đọc bài ca dao sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Từ những gợi ý của bài ca dao trên, em hãy kể về người cha (mẹ) của mình. *********************************** Đáp án và biểu điểm chấm kiểm tra học kỳ I. Môn: Ngữ văn 6 Năm học 2012 – 2013 I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D C B A D A D D Yêu cầu: Khoanh đúng các chữ cái ở mỗi câu như trên Cho điểm: Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm. Khoanh sai hoặc khoanh 2 chữ cái trở lên cho 0 điểm. II. Phần tự luận ( 8 điểm) Câu 1 ( 1 điểm) - Trả lời đúng thế nào là tính từ( theo ghi nhớ sgk/154) cho 0,25 điểm. - Đặt đúng một câu có sử dụng tính từ và gạch chân dưới tính từ đó cho 0,25 điểm. b. Tìm đúng chỉ từ: đấy, đây cho 0,5 điểm. Câu 2. ( 2 điểm) a. Kể tên được ba truyện ngôn đã học cho 1 điểm. b. Học sinh phải nêu được các ý như ghi nhớ sgk cho 1 điểm. Câu 3 ( 5 điểm) * Yêu cầu: Xuất phát từ những gợi ý của bài ca dao về công ơn trời biển của cha mẹ với con cái và bổn phận của con cái đối với cha mẹ, các em có thể chọn kể về người cha hoặc người mẹ thân yêu của mình. Khi viết bài các em cần vận dụng sáng tạo những kiến thức về ngôi kể, lời kể, thứ tự kể và cách làm bài kể chuyện đời thường kể về cha / mẹ của mình trên cơ sở những kỉ niệm sâu sắc đã có, có chọn lọc về người đó. a. Mở bài ( 0,5 điểm). - Giới thiệu được lí do vì sao em lại kể về cha (mẹ): đọc bài ca dao, thấm thía về ý nghĩa của bài ca dao là ca ngợi công ơn của cha mẹ với con cái và bổn phận của con cái đối với cha mẹ. * Cho điểm: - Cho 0,5 điểm: Như yêu cầu. - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn. b. Thân bài ( 4 điểm) - Giới thiệu khái quát về cha (mẹ): là ai, làm gì, tình cảm của em cha (mẹ). - Giới thiệu về ngoại hình, tính cách, phẩm chất tốt đẹp của cha / mẹ. - Chọn kể một vài kỉ niệm sâu sắc, không thể nào quên về cha / mẹ ( nhiững gì em đã trải nghiệm, chịu ảnh hưởng từ cha / mẹ) - Những cảm xúc, suy nghĩ của em về cha / mẹ: tự hào, yêu quý, kính trọng, nhớ ơn sinh thành, mong đền đáp, mong cha / mẹ khoẻ mạnh, gặp nhiều điều tốt đẹp. * Cho điểm: - Cho 3,5 – 4 điểm: Đầy đủ các ý trên, theo trình tự hợp lý, lời kể mạch lạc, rõ ràng, trong sáng. - Cho 2,5 – 3,25 điểm: Đầy đủ các ý, trình tự hợp lý, lời kể đôi chỗ chưa thật rõ ràng, mạch lạc. - Cho 1 – 2,25 điểm: Tương đối đầy đủ các ý trên, trình tự khá phù hợp, lời kể chưa mạch lạc. - Cho 0,25 – 0,75 điểm: Có ý chạm vào yêu cầu - Cho 0 điểm: Sai hoàn toàn. c. Kết bài( 0,5 điểm): * Yêu cầu: - Khảng định lại tình cảm kính yêu, lòng khâm phục, tự hào, hãnh diện vì là con của cha/mẹ. Luôn khắc ghi trong tim hình ảnh của cha / mẹ. - Tự hứa với lòng mình... * Cho điểm: - Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu. - Cho 0 điểm : Thiếu hoặc sai hoàn toàn. ############ Hết #############
Tài liệu đính kèm: