Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ văn lớp 6

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ văn lớp 6

I- Trắc nghiệm: (2 điểm)

Trả lời những câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào những phương án trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ.

A. Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị

C. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị D. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ

Câu 2: Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?

A. Chăm chỉ làm ăn B. Vài nét bút

C. Đã chìm đáy nước

 Đ. Đang học bài

Câu3: Từ nào là từ Hán Việt?

A. Vững vàng B. Cuồn cuộn

C.Gia tài D. Khôn lớn

Câu 4: Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của tinh thần dân tộc?

A. Đoàn kết một lòng trong sự nghiệpdựng nước và giữ nước. B. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm.

C. Sức mạnh thần kì của tinh thần và hành động yêu nước. D. Sức mạnh trỗi dậy phi thường khi vận nước lâm nguy.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ văn lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Hải Hà ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I 
 NĂM HỌC 2012-2013
 Mụn : Ngữ Văn lớp 6 ( Thời gian làm bài: 90 phỳt) 
I- Trắc nghiệm: (2 điểm)
Trả lời những câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào những phương án trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ.
A. Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị
B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
C. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
D. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ
Câu 2: Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?
A. Chăm chỉ làm ăn
B. Vài nét bút
C. Đã chìm đáy nước
Đ. Đang học bài
Câu3: Từ nào là từ Hán Việt?
A. Vững vàng
B. Cuồn cuộn
C.Gia tài
D. Khôn lớn
Câu 4: Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của tinh thần dân tộc?
A. Đoàn kết một lòng trong sự nghiệpdựng nước và giữ nước.
B. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm.
C. Sức mạnh thần kì của tinh thần và hành động yêu nước.
D. Sức mạnh trỗi dậy phi thường khi vận nước lâm nguy.
Câu 5: Bài học nào sau đây đúng với truyện “Treo biển”.
A. Phải tự chủ trong cuộc sống.
B. Nên nghe nhiều người góp ý.
C. Chỉ làm theo lời khuyên đầu tiên.
D. Không nên nghe ai.
Câu 6: Trong truyện Thạch Sanh, việc Thạch Sanh dùng tiếng đàn để cảm hoá quân mười tám nước chư hầu và thết đãi họ bằng niêu cơm thần có ý nghĩa gì?
A. Thể hiện sự dũng cảm và tài mưu lược của Thạch Sanh.
B. Thể hiện tinh thần yêu nước, yêu hoà bình và tấm lòng nhân đạo của nhân dân ta.
C. Cho quân các nước chư hầu thấy đựoc sức mạnh và sự giàu có, no đủ của nhân dân ta.
D. Thể hiện ước mơ công lí: những kẻ đi xâm lược nhất định sẽ thất bại, những người yêu chuộng hoà bình sẽ thắng lợi.
Câu 7: Câu chủ đề có thể đứng ở vị trí nào trong đoạn văn?
A. Đầu hoặc cuối đoạn.
B. Giữa đoạn.
C. Cuối đoạn.
D. Đầu đoạn
Câu 8: Chủ đề của một văn bản là gì?
A. Là đoạn văn quan trọng nhất của văn bản.
B. Là tư tưởng, quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản.
C. Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
D. Là nội dung cần được làm sáng tỏ trong văn bản.
II- Tự luận:
Câu 1: a, Thế nào là cụm danh từ? Cho ví dụ minh hoạ?
 b, Tìm danh từ trong các câu sau:
“ Thạch Sanh” là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng.
Câu 2: Chi tiết: “ Nước sông dâng bao nhiêu, đồi núi cao bấy nhiêu” trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” gợi cho em liên tưởng và cảm nhận gì?
Câu 3: Em hãy kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em.
Đáp án:
Trắc nghiệm:
1
2
3
4
5
6
7
8
C
B
C
B
A
B
A
C
Tự luận:
Câu 1: a - Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. - 0.5 điểm
Đưa ví dụ: chín quyển sách. - 0.5 điểm
 b- Danh từ: Thạch Sanh, truyện cổ tích, người dũng sĩ, chằn tinh, đại bàng - 1 điểm
Nếu h/s nêu đúng 3 danh từ thì cho 0.5 điểm 
Câu 2: * Yêu cầu h/s nêu được các ý sau:
Chi tiết “ nước sông dâng lên bấy nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu” trong truyện “Sơn Tinh, Thủy tinh” là một chi tiết kì ảo có nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Chi tiết ấy đã hình tượng hoá, cụ thể hoá cuộc chiến gay go, quyết liệt , dai dẳng giữa Sơn Tinh với Thuỷ Tinh trong đó Sơn tinh luôn ở tư thế chiến thắng.
Hình ảnh “Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu” gợi cho ta liên tưởg tới công cuộc đắp đê ngăn lũ bền bỉ diễn ra hàng ngàn đời nay của nhân dân ta ở đồng bằng sông Hồng.
Chi tiết này còn thể hiện ước mơ, khát vọng chinh phục chiến thắng thiên tai, lũ lụt của ông cha ta thời việt cổ.
* Cho điểm:
- 1.5-2 điểm: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc tinh tế.
- 0.75-1.25 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ nhưng chưa sâu sắc, tinh tế.
- 0.25-0.5 điểm: Cảm nhận sơ sài, có chi tiết chạm vào yêu cầu.
- 0 điểm: Sai hoàn toàn.
Câu 3: 
Mở bài: (0.5 điểm)
Yêu cầu: Giới thiệu khái quát về nhân vật và sự việc: Sự ra đời kì lạ của Gióng.
Cho điểm: - Đầy đủ các ý trên, diễn đạt tốt ( cho 0.5 đ)
 - Thiếu một trong các ý trên (0 đ)
Thân bài: (4 đ)
Yêu cầu: kể lại diễn biến câu chuyện.
- Gióng biết nói gặp sứ giả và xin đi đánh giặc
 - Gióng lớn nhanh như thổi, cả làng nuôi Gióng
 - Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc
 - Gióng cùng nhân dân chến đấu và chiến thắng giặc Ân.
 - Gióng lên núi cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.
* Cho điểm:
 - Cho 3.25-4 điểm: đầy đủ các sự việc, diễn biến câu chuyện hợp lí, lời kể phù hợp, hấp daanx, lôi cuốn người đọc.
 - Cho 2.25-3 điểm: Đảm bảo đủ các sự việc, diễn biến các sự việc theo một trật tự hợp lý, lời kể chưa thật rõ ràng, mạch lạc.
 - Cho 1.25-2 điểm: Đảm bảo các sự việc tương đối đầy đủ các sự việc, diễn biến các sự việc theo một trật tự khá hợp lý, lời kể chưa thật mạch lạc, rõ ràng.
 - Cho 0.25-1 điểm: Có chạm yêu cầu.
 - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Kết bài:
* Yêu cầu: Kể lại sự việc kết thúc.
- Vua lập đền thờ phong hiệu.
- Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng

Tài liệu đính kèm:

  • docH.Ha.doc