Câu 1 (2 điểm)
a. Chép thuộc khổ cuối bài thơ “Viếng Lăng Bác”
b. Nêu hiểu biết về tác giả của bài thơ?
c. Nêu nghĩa của từ “trung hiếu” trong khổ thơ?
Câu 2 (8 điểm)
Phân tích bài thơ “Nói với con” của Y Phương để làm rõ nhận xét: “Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình”.
Trường THCS tân Trường Đề kiểm tra định kì đợt 3, năm học 2010 - 2011 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài : 60 phút. Câu 1 (2 điểm) a. Chép thuộc khổ cuối bài thơ “Viếng Lăng Bác” b. Nêu hiểu biết về tác giả của bài thơ? c. Nêu nghĩa của từ “trung hiếu” trong khổ thơ? Câu 2 (8 điểm) Phân tích bài thơ “Nói với con” của Y Phương để làm rõ nhận xét: “Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình”. ( Bài văn viết khoảng 01 trang giấy thi) ------ Hết ----- Trường THCS tân Trường Đề kiểm tra định kì đợt 3, năm học 2010 - 2011 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài : 60 phút. Hướng dẫn chấm Câu 1 ( 2 điểm) Bài làm đạt các yêu cầu sau: a. Chép thuộc, chính xác khổ thơ được 0,5 điểm; Sai hai lỗi trở lên trừ 0,25 điểm (không tính dấu câu). Quá 5 lỗi không tính điểm. Mai về miền Nam, thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. b. Giới thiệu dược những nét chính về tác giả được 1 điểm. Đảm bảo các ý sau, diễn đạt mạch lạc. - Giới thiệu cuộc đời, thân thế. - Giới thiệu về sự nghiệp , những đóng góp của tác giả cho nền văn học Việt Nam c. Nêu được nghĩa của từ trung hiếu (theo cách giải thích SGK) được 0,5 điểm. Câu 2 (8 điểm) Bài làm đạt các yêu cầu sau ; - Về hình thức: + Kiểu bài nghị luận văn học : Lập luận chứng minh làm rõ một nhận xét - Một luận điểm. Biết sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự vào làm rõ luận điểm cần chứng minh (Cách dùng từ, viết câu, sử dụng biện pháp tu từ,...) + Bài làm có bố cục 3 phần, mỗi phần thể hiện rõ nhiệm vụ cụ thể. Biết sử dụng phép phân tích tổng hợp để làm văn nghị luận + Trình bày hệ thống luận điểm phụ làm rõ luận điểm chính theo một trình tự hợp lí. Biết liên kết câu đoạn. Các ý tập trung làm rõ luận điểm chính. + Biết sử dụng đẫn chứng bắt buộc và mở rộng hợp lí. + Lời văn rõ ràng, có cảm xúc. - Về nội dung : Đảm bảo được các ý theo gợi ý trong dàn bài sau: A. Mở bài : (1 điểm) - Dẫn dắt vấn đề (đi từ chung đến riêng; So sánh, đối chiếu,..) (dùng dẫn chứng mở rộng), trích dẫn nhận xét. - Nêu khái quát nội dung bài thơ để làm rõ nội dung trong nhận xét: Bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ của Y Phương, yêu quê hương, làng bản, tự hào và gắn bó với dân tộc mình. B. Thân bài (6 điểm) Biết phân tích nội dung bài thơ thành các ý phù hợp với từng ý trong nhận xét) - Mượn lời nói với con để nói về cội nguồn sinh dưỡng của con (3 điểm) + Tình yêu thương của cha mẹ chăm chút, nâng đỡ con. + Sự đùm bọc của quê hương, làng xóm: * Cuộc sống lao động cần cù và tưoi vui của “người đồng mình” được gợi lên qua các hình ảnh đẹp, đậm màu sắc dân tộc, qua việc sử dụng các động từ cài, ken,.. * Hình ảnh rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình, thiên nhiên đã che chở, đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống: thể hiện qua điệp từ “cho”. - Mượn lời nói với con để nói lên lòng tự hào về quê hương với sức sống mãnh liệt, bền bỉ và niềm mong ước của người cha. (3 điểm) + Lời cha nói về “người đồng mình” sống vất vả và mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn nhiều cực nhọc, đói nghèo (dẫn chứng). Qua đó muốn con phải có nghĩa tình , chung thủy với quê hương, phải biết chấp nhận và vượt qua gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin. + Cha nói với con về sự mộc mạc, nhưng giàu chí khí, niềm tin của “người đồng mình”: họ tuy thô sơ da thịt nhưng không nhỏ về tâm hồn, về ý chí và mong muốn xây dựng quê hương. Bằng sự cần cù, nhẫn nại lao động họ đã làm nên quê hương với truyền thống, với phong tục tập quán tốt đẹp (dẫn chứng. Từ đó cha muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời. (dẫn chứng) C. Kết bài (1 điểm) - Đánh giá nội dung, nghệ thuật bài thơ để khẳng định nhận xét: bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. - Bày tỏ suy nghĩ của bản thân về gia đình, quê hương (Dùng dẫn chứng mở rộng) - Biểu điểm chấm: + Điểm 7,8 đạt các yêu cầu ở mức cao. + Điểm 5,6 đạt các yêu cầu chưa thật cao. Còn mắc một số lỗi. + Điểm 3, 4 đạt các yêu cầu, viết còn sơ sài, còn mắc lỗi về câu, đoạn,... + Điểm 1,2 chưa đạt được các yêu cầu, bài làm mới nêu được một số ý có liên quan đến nội dung bài thơ, liên quan đến nhận xét. + Điểm 0 chưa biết làm bài nghị luận nghị luận về bài thơ. - Lưu ý: Khi chấm bài của học sinh, các thầy cô cần chú đến những bài viết có cách lập luận khác song vẫn đảm bảo các yêu cầu chung của kiểu bài. Chú ý những bài có tính sáng tạo để khuyến khích học sinh. ----- Hết -----
Tài liệu đính kèm: