ĐỀ BÀI:
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn vào một chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?
A. Nông dân tự do
B. Nông nô
C. Nô lệ
D. Lãnh chúa phong kiến
Câu 2: Quốc hiệu nước ta dưới thời Đinh Tiên Hoàng có tên là gì?
A. Đại Cồ Việt
B. Đại Việt
C. Đại Ngu
D. Vạn Xuân
Câu 3: Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư vào năm nào?
A. 1041
B. 1042
C. 1043
D. 1044
Câu 4: Bộ máy hành chính ở địa phương dưới thời Lý được sắp xếp theo thứ tự như thế nào?
A. Lộ - huyện - hương - xã
B. Lộ - phủ - huyện - hương - xã
C. Lộ - phủ - châu - xã
D. Lộ - phủ - châu - hương - xã
Câu 5: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh chống quân Tống xâm lược năm 1077 bằng cách nào?
A. Thương lượng, đề nghị “giảng hoà”
B. Kí hoà ước kết thúc chiến tranh
C. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng
D. Đề nghị “giảng hoà”, củng cố lực lượng
TRƯỜNG THCS BỜ Y ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ NĂM HỌC 2010 - 2011 Tổ: Văn- Sử- Địa- GDCD Môn: Lịch Sử Lớp 7 Thời gian: 45 phút Tuần 10 Tiết 19 ĐỀ 2 ĐỀ BÀI: I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn vào một chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai? A. Nông dân tự do B. Nông nô C. Nô lệ D. Lãnh chúa phong kiến Câu 2: Quốc hiệu nước ta dưới thời Đinh Tiên Hoàng có tên là gì? A. Đại Cồ Việt B. Đại Việt C. Đại Ngu D. Vạn Xuân Câu 3: Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư vào năm nào? A. 1041 B. 1042 C. 1043 D. 1044 Câu 4: Bộ máy hành chính ở địa phương dưới thời Lý được sắp xếp theo thứ tự như thế nào? A. Lộ - huyện - hương - xã B. Lộ - phủ - huyện - hương - xã C. Lộ - phủ - châu - xã D. Lộ - phủ - châu - hương - xã Câu 5: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh chống quân Tống xâm lược năm 1077 bằng cách nào? A. Thương lượng, đề nghị “giảng hoà” B. Kí hoà ước kết thúc chiến tranh C. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng D. Đề nghị “giảng hoà”, củng cố lực lượng Câu 6: Lê Hoàn chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống năm 981giành thắng lợi ở đâu? A. Chi Lăng - Xương Giang B. Sông Bạch Đằng C. Sông Như Nguyệt D. Rạch Gầm - Xoài Mút II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: Trình bày âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt? (2 điểm) Câu 2: Nêu ngắn gọn tình hình chính trị nước ta cuối thời Ngô và quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh? (3 điểm) Câu 3: Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)? (2 điểm) ĐÁP ÁN: ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Học sinh chọn mỗi đáp án đúng đạt 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B A B B A B II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Học sinh trình bày được những ý sau: - Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống là nhằm mở rộng lãnh thổ và giải quyết những khó khăn trong nước. (1 đ) - Nhà Tống xúi giục Chăm-pa đánh lên từ phía nam. Ở biên giới phía Bắc của Đại Việt, nhà Tống ngăn cản việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước. Dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. (1 đ) Câu 2: (3 điểm) * Tình hình chính trị cuối thời Ngô: (1,5 điểm) - Năm 944 Ngô Quyền mất. Dương Tam Kha cướp ngôi, triều đình lục đục. (0,5 đ) - Năm 950 Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha nhưng không quản lí được đất nước.(0,5 đ) - Năm 965 Ngô Xương Văn mất, loạn 12 sứ quân. Đất nước chia cắt loạn lạc. Nhà Tống có âm mưu xâm lược Đại Việt. (0,5 đ) * Quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh: (1,5 điểm) - Học sinh nêu được vài nét về Đinh Bộ Lĩnh. (0,25 đ) - Ông cho lập căn cứ ở Hoa Lư (Ninh Bình). (0,25 đ) - Liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ. (0,25 đ) - Nhân dân các nơi nhiệt tình ủng hộ. (0,25 đ) => Cuối năm 967 đất nước trở lại yên bình thống nhất. (0,5 đ) Câu 3: (2 điểm) Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077): - Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. (0,5 đ) - Nền độc lập, tự chủ được giữ vững. (0,75 đ) - Nhà Tống từ bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt. (0,75 đ) Bờ Y, ngày 22 tháng 10 năm 2010 BGH DUYỆT TỔ CM DUYỆT GIÁO VIÊN RA ĐỀ Lê Thị Thanh Bình TRƯỜNG THCS BỜ Y ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ NĂM HỌC 2010 - 2011 Tổ: Văn- Sử- Địa- GDCD Môn: Lịch Sử Lớp 7 Thời gian: 45 phút Tuần 10 Tiết 19 ĐỀ 1 ĐỀ BÀI: I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn vào một chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Trong xã hội thời Đinh - Tiền Lê, tầng lớp nào có vị trí thấp kém nhất? A. Nông dân B. Nô tì C. Thợ thủ công D. Công nhân Câu 2: Triều đại phong kiến nhà Minh ở Trung Quốc do ai lập ra? A. Lý Tự Thành B. Hốt Tất Liệt C. Lưu Bang D. Chu Nguyên Chương Câu 3: Tước vị cao nhất của Lý Thường Kiệt vào năm 1075 là gì? A. Tể tướng B. Vua C. Thái sư D. Thái uý Câu 4: Dưới thời Ngô Quyền, kinh đô của nước ta đặt ở đâu? A. Hoa Lư B. Cổ Loa C. Phú Xuân D. Mê Linh Câu 5: Công cụ lao động bằng sắt xuất hiện ở Trung Quốc vào thời kì nào? A. Thời Tam Quốc B. Thời Đông Tấn C. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc D. Thời Tây Tấn Câu 6: Vương quốc Ma-ga-đa xuất hiện ở khu vực nào của Ấn Độ? A. Hạ lưu sông Hằng B. Hạ lưu sông Ấn C. Thượng lưu sông Hằng D. Thượng lưu sông Ấn II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: Trình bày âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt? (2 điểm) Câu 2: Trình bày tình hình chính trị nước ta cuối thời Ngô và quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh? (3 điểm) Câu 3: Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)? (2 điểm) ĐÁP ÁN: ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Học sinh chọn mỗi đáp án đúng đạt 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B D D B C B II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Học sinh trình bày được những ý sau: - Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống là nhằm mở rộng lãnh thổ và giải quyết những khó khăn trong nước. (1 đ) - Nhà Tống xúi giục Chăm-pa đánh lên từ phía nam. Ở biên giới phía Bắc của Đại Việt, nhà Tống ngăn cản việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước. Dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. (1 đ) Câu 2: (3 điểm) * Tình hình chính trị cuối thời Ngô: (1,5 điểm) - Năm 944 Ngô Quyền mất. Dương Tam Kha cướp ngôi, triều đình lục đục. (0,5 đ) - Năm 950 Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha nhưng không quản lí được đất nước.(0,5 đ) - Năm 965 Ngô Xương Văn mất, loạn 12 sứ quân. Đất nước chia cắt loạn lạc. Nhà Tống có âm mưu xâm lược Đại Việt. (0,5 đ) * Quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh: (1,5 điểm) - Học sinh nêu được vài nét về Đinh Bộ Lĩnh. (0,25 đ) - Ông cho lập căn cứ ở Hoa Lư (Ninh Bình). (0,25 đ) - Liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ. (0,25 đ) - Nhân dân các nơi nhiệt tình ủng hộ. (0,25 đ) => Cuối năm 967 đất nước trở lại yên bình thống nhất. (0,5 đ) Câu 3: (2 điểm) Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077): - Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. (0,5 đ) - Nền độc lập, tự chủ được giữ vững. (0,75 đ) - Nhà Tống từ bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt. (0,75 đ) Bờ Y, ngày 22 tháng 10 năm 2010 BGH DUYỆT TỔ CM DUYỆT GIÁO VIÊN RA ĐỀ Lê Thị Thanh Bình
Tài liệu đính kèm: