Đề kiểm tra định kì năm học 2010 - 2011 môn: Ngữ văn lớp 9 (tiết 14, 15)

Đề kiểm tra định kì năm học 2010 - 2011 môn: Ngữ văn lớp 9 (tiết 14, 15)

ĐỀ BÀI:

Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ.

Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.

ĐÁP ÁN:

 I. Thể loại: Viết thư tự sự kết hợp yếu tố tưởng tượng

II. Nội dung: Kể về một buổi thăm trường vào một ngày hè sau 20 năm xa cách.

III. Hình thức: Bài viết trình bày sạch sẽ, chữ đẹp, rõ ràng, lời văn giàu cảm xúc.

 IV. Yêu cầu: Học sinh cơ bản đảm bảo được dàn ý sau:

A. Mở bài: (2 đ)

- Giới thiệu hoàn cảnh, lí do về thăm trường cũ

 - Cảm xúc của nhân vật “tôi”

B. Thân bài: (6 đ)

 - Miêu tả ngôi trường và những sự thay đổi: (chú ý gắn với cảnh mùa hè) (2 ,5 đ)

 + Trường, lớp học như thế nào?

 + Cây cối ra sao?

 + Cảnh thiên nhiên?

- Tâm trạng của nhân vật tôi: (2,5 đ)

+ Xúc động, gợi về những kỉ niệm gì?

+ Kỉ niệm với người mình viết thư.

+ Gặp lại những cảnh quen thuộc cũ (cô giáo chủ nhiệm cũ)

- Kết thúc buổi gặp gỡ. (1 đ)

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 799Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì năm học 2010 - 2011 môn: Ngữ văn lớp 9 (tiết 14, 15)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS BỜ Y ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ NĂM HỌC 2010- 2011
Tổ: Văn- Sử- Địa- GDCD Môn: Ngữ Văn Lớp 9
 Thời gian: 90 phút Tuần 3 Tiết 14 + 15
ĐỀ BÀI:
Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ.
Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
ĐÁP ÁN:
	I. Thể loại: Viết thư tự sự kết hợp yếu tố tưởng tượng 
II. Nội dung: Kể về một buổi thăm trường vào một ngày hè sau 20 năm xa cách.
III. Hình thức: Bài viết trình bày sạch sẽ, chữ đẹp, rõ ràng, lời văn giàu cảm xúc.
	IV. Yêu cầu: Học sinh cơ bản đảm bảo được dàn ý sau:
A. Mở bài: (2 đ)
- Giới thiệu hoàn cảnh, lí do về thăm trường cũ 
 - Cảm xúc của nhân vật “tôi”
Thân bài: (6 đ)
 	- Miêu tả ngôi trường và những sự thay đổi: (chú ý gắn với cảnh mùa hè) (2 ,5 đ)
 	+ Trường, lớp học như thế nào?
 	+ Cây cối ra sao?
 	+ Cảnh thiên nhiên?
- Tâm trạng của nhân vật tôi: (2,5 đ)
+ Xúc động, gợi về những kỉ niệm gì?
+ Kỉ niệm với người mình viết thư.
+ Gặp lại những cảnh quen thuộc cũ (cô giáo chủ nhiệm cũ) 
- Kết thúc buổi gặp gỡ. (1 đ)
C. Kết bài: (2đ)
- Suy nghĩ về ngôi trường 
- Hứa hẹn ngày họp lớp 
- Kết thúc thư.
HƯỚNG DẪN CÁCH CHẤM
 	- Điểm 9 - 10: Trình bày được nội dung trên, bài làm lưu loát trôi chảy, ảm xúc, sử dụng hài hoà yếu tố miêu tả và tự sự. Bài viết có bố cục rõ ràng, hợp lí.
 	- Điểm 7 - 8: Chưa nêu đầy đủ các nội dung trên ,nhưng hiểu đề ,biết cách làm bài , biết kết hợp. yếu tố miêu tả và tự sự. Diễn đạt trôi chảy. Bài viết có bố cục rõ ràng, hợp lí .
 	- Điểm 5 - 6: Chưa nêu đầy đủ nội dung (đạt một nửa) biết cách làm bài. Biết kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự. 
 	- Điểm 3 - 4: Nội dung sơ sài ,thiếu nhiều ý chưa biết kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự. 
 	- Điểm 1 - 2: Lạc đề, không nắm được đặc điểm văn tự sự.
 	- Điểm 0: Nếu học sinh để giấy trắng hoặc không làm bài.
 Bờ Y, ngày tháng năm 2010
 BGH DUYỆT TỔ CM DUYỆT GIÁO VIÊN RA ĐỀ
TRƯỜNG THCS BỜ Y ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ NĂM HỌC 2010- 2011
Tổ: Văn- Sử- Địa- GDCD Môn: Ngữ Văn Lớp 9
 Thời gian: 90 phút Tuần 3 Tiết 14 + 15
ĐỀ BÀI:
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) 
Khoanh tròn vào một chữ cái đứng đầu mỗi câu trả lời đúng nhất. 
Câu 1: Truyện Kiều (Nguyễn Du) ra đời ở giai đoạn văn học nào? 
 	A. Từ thể kỉ 10- thế kỉ 15 B. Từ thế kỉ 16 - nửa đầu thế kỉ 18
 	C. Từ nửa cuối thế kỉ 18 - nửa đầu thế kỉ 19 D. Nửa cuối thế kỉ 19
 Câu 2: Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí thuộc thể loại 
 	A. Lịch sử B. Kí sự C. Tiểu thuyết lịch sử. D. Truyện dài kì
 Câu 3: Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn thơ sau:
 “Nàng rằng nghĩa nặng nghìn non
 Lâm Tri chàng còn nhớ không.”
 	A. Ngày ấy B. Cố nhân C. Bạn cũ D. Người cũ 
 Câu 4: Bộ mặt xấu xa của bọn vua chúa phong kiến được thể hiện rõ nhất trong tác
 phẩm: 
 	A. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. B. Truyện kiều.
 	C. Chuyện người con gái Nam Xương. D. Hoàng Lê nhất thống chí
 Câu 5: Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu có nội dung: 
 	A. Đề cao lòng yêu nước, thương dân B. Ca ngợi đạo lí làm người
 	C. Đả kích bọn quan lại D. Đả kích bọn vua chúa 
 Câu 6: Hai câu thơ sau nói về nhân vật nào trong truyện Kiều? 
“Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hao ghen đua thắm liễu hờn kém xanh”
 A. Nhân vật Đạm Tiên. B. Nhân vật Thuý Vân.
 C. Kiều và Vân. D. Nhân Vật Thuý Kiều.
 Câu 7: Những từ sau “nhẵn nhụi, bảnh bao, tót, cò kè” được Nguyễn Du sử dụng để miêu tả nhân vật nào trong truyện Kiều? 
 	A. Sở khanh B. Mã Giám Sinh C. Từ Hải D. Bọn Ưng Khuyển
Câu 8: Phần cuối truyện Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ, Vũ Nương hiện về với kiệu hoa rực rỡ trên sông, góp phần mang lại giá trị nhân đạo cho truyện vì:
 A. Tạo một thế giới nghệ thuật lung linh, huyền ảo.
 B. Nói lên ước mơ ở hiền gặp lành,người tốt được đền đáp.
 C. Hoàn chỉnh tính cách cao đẹp của Vũ Nương.
 D. Tạo một thế giới nghệ thuật lung linh, huyền ảo và nói lên ước mơ ở hiền gặp lành, người tốt được đền đáp.
II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
 Câu 1: Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ trong văn học Trung đại qua 
 ba nhân vật: Thuý Kiều - Truyện Kiều (Nguyễn Du), Vũ Nương - Chuyện người con gái 
Nam Xương (Nguyễn Dữ) và Kiều Nguyệt Nga - Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu). (4đ)
 Câu 2: Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những điểm nào? (2đ) 
ĐÁP ÁN:
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Học sinh chọn mỗi đáp án đúng đạt 1 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
C
D
A
A
D
B
D
II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
 Câu 1: HS chỉ cần nêu được các ý cơ bản sau sau:
 - Có số phận đau khổ oan khuất (dẫn chứng)
 - Có vẻ đẹp về nhan sắc, tài năng (dẫn chứng)
 - Vẻ đẹp về tâm hồn phẩm chất (dẫn chứng)
 Câu 2: Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều :
 - Khẳng định, đề cao giá trị con người
 - Lên án, tố cáo thế lực tàn bạo, chà đạp lên con người.
 - Thương cảm trước số phân đau khổ của con người.
 - Đề cao tấm lòng nhân hậu, ước mơ công lý.
 Bờ Y, ngày tháng năm 2010
 BGH DUYỆT TỔ CM DUYỆT GIÁO VIÊN RA ĐỀ
 Lê Thị Thanh Bình
TRƯỜNG THCS BỜ Y ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ NĂM HỌC 2010- 2011
Tổ: Văn- Sử- Địa- GDCD Môn: Ngữ Văn Lớp 9
 Thời gian: 90 phút Tuần 3 Tiết 14 + 15
ĐỀ BÀI:
 Nhân dịp 20 - 11, kể lại cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ. 
ĐÁP ÁN:
	I. Thể loại: Văn tự sự kết hợp biêu cảm
	II. Nội dung: Kể về một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ. 
III. Hình thức: Bài viết trình bày sạch sẽ, chữ đẹp, rõ ràng, lời văn giàu cảm xúc.
	IV. Yêu cầu: Học sinh cơ bản đảm bảo được dàn ý sau:
A. Mở bài: (2 điểm)
- Giới thiệu về người thầy hoặc người cô
- Nêu ấn tượng của em về người thầy (cô) giáo đó qua ngày 20 - 11
B. Thân bài: (6 điểm)
- Đó là kỷ niệm gì? 
- Xảy ra ở đâu?
- Nêu rõ kỷ niệm đó - đáng nhớ nhất ở chỗ nào.
- Nêu tâm trạng của em về kỷ niệm đó
C. Kết bài: (2 điểm)
- Lòng biết ơn đối với thầy (cô)
- Qua đó thể hiện được sự cố gắng của em: Học tốt, lễ phép để không phụ lòng thầy cô
HƯỚNG DẪN CÁCH CHẤM
- Điểm 9 - 10: Đúng yêu cầu của đề, nội dung bài viết phong phú, cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, bố cục rõ ràng, không sai lỗi chính tả cũng như cách dùng từ đặt câu.
- Điểm 7 - 8: Đúng yêu cầu của đề bài, nội dung bài viết có cảm xúc, diễn đạt rõ. Tuy nhiên cách lập luận chưa được chặt chẽ lắm, có thể sai 3 - 4 lỗi chính tả.
- Điểm 5 - 6: Bố cục rõ ràng, nội dung tương đối cụ thể. Diễn đạt tương đối rõ ràng, sai 7-8 lỗi chính tả 
- Điểm 3 - 4: Nội dung bài viết quá sơ sài, diễn đạt lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 1 - 2: Bài viết không có nội dung (lạc đề)
- Điểm 0: Nếu học sinh để giấy trắng hoặc không làm bài.
 Bờ Y, ngày tháng năm 2010
 BGH DUYỆT TỔ CM DUYỆT GIÁO VIÊN RA ĐỀ
 Lê Thị Thanh Bình
TRƯỜNG THCS BỜ Y ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ NĂM HỌC 2010- 2011
Tổ: Văn- Sử- Địa- GDCD Môn: Ngữ Văn Lớp 9
 Thời gian: 90 phút Tuần 3 Tiết 14 + 15
ĐỀ BÀI:
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) 
Khoanh tròn vào một chữ cái đứng đầu mỗi câu trả lời đúng nhất. 
Câu 1: Trong các từ láy sau đây, nhóm từ láy nào có sự "tăng nghĩa" so với nghĩa của yếu tố gốc.
 A. Nhàn nhạt, lành lạnh	C. Nho nhỏ, xinh xinh
	B. Thăm thẳm, hun hút	D. Nhàn nhạt, nho nhỏ
 Câu 2: Từ đồng nghĩa là những từ:
 A. Có nghĩa giống nhau	C. Âm giống nhau mà nghĩa trái ngược nhau
 B. Có nghĩa gần giống nhau	D. Có nghĩa giống nhau và gần giống nhau 
Câu 3: Thành ngữ nào là thành ngữ Hán Việt:
 A. Vắt chân lên cổ	C. Đen như cột nhà cháy	
 B. Được voi đòi tiên	D. Điệu hổ ly sơn
Câu 4: Có mấy hình thức phát triển từ vựng
 A. 2	B.3	C. 4	D. 5
Câu5: Cho biết thành ngữ : "Ăn ốc nói mò"vi phạm phương châm hội thoại nào ?
 A. Phương châm về lượng 	 C. Phương châm về chất
 C. Phương châm lịch sự 	D. Phương châm quan hệ
Câu 6: Trong các từ sau từ nào viết sai lỗi chính tả?
	A. Bẽ mặt	B. Bẻ mặt	C. Bĩ cực	D. Bủn rủn
Câu 7: Trong các câu sau, câu nào dùng sai nghĩa của từ?
Trời mưa to, gió thổi mạnh
Hạn chế của anh Bình là thiếu tự chủ trong công việc
Hải đỏ mặt cúi đầu vân vê nòng súng
Mai học giỏi môn toán.
Câu 8: Câu “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn” sử dụng biện pháp tu từ nào?
	A. Ân dụ 	b. Nhân hóa 	C. Điệp ngữ	D. So sánh	
II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm)
 Tại sao có những trường hợp trong giao tiếp người ta không tuân thủ phương châm hội thoại? 
Câu 2: ( 4 điểm)
	Phân biệt nghĩa của những từ sau và đặt câu với mỗi từ ngữ đó.
nhuận bút 
tay trắng 
kiểm điểm 
lược thảo 
ĐÁP ÁN:
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Học sinh chọn mỗi đáp án đúng đạt 1 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
D
A
C
B
B
A
II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại: (3 điểm)
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
- Người nói muốn gây một sự chú ý, hướng người nghe hiểu câu nói theo một ý nghĩa hàm ẩn nào đó.
Câu 2: Phân biệt nghĩa của từ:
Nhuận bút: Tiền trả cho người viết một tác phẩm.
VD: Mỗi bài viết đăng báo đều nhận được tiền nhuận bút.
Tay trắng: Không có chút vốn liếng của cải gì.
VD: Từ quê ra thành thị, tay trắng mà cô ấy đã lập nên sự nghiệp.
Kiểm điểm: Xem xét, đánh giá lại từng cái hoặc từng việc để có được một nhận định chung.
VD: Những học sinh rủ nhau bỏ học phải làm bản kiểm điểm về lỗi của mình.
Lược khảo: Nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết.
VD: Đây là quyển sách lược khảo Văn học Việt Nam.
 Bờ Y, ngày tháng năm 2010
 BGH DUYỆT TỔ CM DUYỆT GIÁO VIÊN RA ĐỀ
 Lê Thị Thanh Bình

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HK I.doc