Câu 1 (2.0 điểm)
a. Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
b. Xác định hàm ý trong trường hợp sau:
- Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
(Tiếng cười dân gian Việt Nam)
Câu 2 (1.0 điểm)
Cho biết mối quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép sau:
a. Nhờ thời tiết tốt mà mùa màng bội thu.
b. Tuy tôi đã nói nhiều lần nhưng nó vẫn không nghe lời.
Câu 3 (2.0 điểm)
Chỉ ra thành phần biệt lập trong những câu sau và giải thích ý nghĩa mà nó đem lại cho câu chứa nó:
a. Thật đấy, chuyến này không được Độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nó nhục.
(Kim Lân, Làng)
b. Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ NĂM HỌC 2011-20112 Môn: Ngữ văn lớp 9 – Tiết 159 (Kiểm tra Tiếng Việt) Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề) ----------------------- жÑ--------------------------- Thiết lập ma trận đề kiểm tra: Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao - Hàm ý - Thành phần biệt lập - Liên kết câu và liên kết đoạn văn. -Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý -Xác định thành phần biệt lập -Nhận biết phép liên kết trong một đoạn văn cụ thể - Hiểu hàm ý trong ví dụ. - Giải thích ý nghĩa Viết đoạn văn (kết hợp) có sử dụng thành phần biệt lập, phép liên kết. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 3 Số điểm:3.0 Tỉ lệ: 30 % Số câu: 1 Số điểm: 4.0 Tỉ lệ:40 % Số câu 4 Số điểm: 7.0 Tỉ lệ: 70 % Kiểu câu Hiểu mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 3 Số điểm: 3.0 Tỉ lệ:30 % Số câu: 3 Số điểm: 3.0 Tỉ lệ:30 % Tổng số câu: Số câu: 3 Số điểm:3.0 Tỉ lệ: 30 % Số câu: 3 Số điểm: 3.0 Tỉ lệ:30 % Số câu: 1 Số điểm: 4.0 Tỉ lệ: 40% Số câu: 7 Số điểm:10.0 Tỉ lệ:100% TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ NĂM HỌC 2011-2012 Môn: Ngữ văn lớp 9 (Tiết 159- phần Tiếng Việt) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ---------------------- жÑ------------------------- Câu 1 (2.0 điểm) Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Xác định hàm ý trong trường hợp sau: - Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt đằng sau phải may ngắn lại. (Tiếng cười dân gian Việt Nam) Câu 2 (1.0 điểm) Cho biết mối quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép sau: a. Nhờ thời tiết tốt mà mùa màng bội thu. b. Tuy tôi đã nói nhiều lần nhưng nó vẫn không nghe lời. Câu 3 (2.0 điểm) Chỉ ra thành phần biệt lập trong những câu sau và giải thích ý nghĩa mà nó đem lại cho câu chứa nó: a. Thật đấy, chuyến này không được Độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nó nhục. (Kim Lân, Làng) b. Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) Câu 4 (1.0 điểm) Chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn trích sau đây: - Họa sĩ nào cũng đến Sa Pa! Ở đấy tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm. Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều họa sĩ như bác. Họa sĩ Tô Ngọc Vân này, họa sĩ Hoàng Kiệt này... (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) CÂU 5: (4.0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (8-10 câu) nêu suy nghĩ của em về lời dạy của Bác Hồ: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Trong đó có 2 thành phần biệt lập, 2 phép liên kết đã học. (Chỉ rõ các thành phần và các phép liên kết đó.) HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊNH KỲ NĂM HỌC 2011-2012 Môn: Ngữ văn lớp 9 – Tiết 159 (phần Tiếng Việt) Câu 1 (2.0 điểm): a. Nêu đúng hai khái niệm (1.0 điểm) b. Xác định đúng hàm ý: Ngài phải cúi đầu (luồn cúi) trước quan trên, ngẩng cao đầu (hách dịch) trước dân đen. (1.0 điểm) Câu 2 (1.0 điểm) a. Câu ghép có quan hệ nguyên nhân - kết quả. (0.5 điểm) b. Câu ghép có quan hệ tương phản. (0.5 điểm) Câu 3 (2.0 điểm): a. Thật đấy: thành phần tình thái (0.5 điểm). Xác nhận điều được nói đến trong câu. (0.5 điểm) b. may: thành phần tình thái (0.5 điểm). Bộc lộ thái độ đánh giá tốt với điều được nói đến trong câu.(0.5 điểm) Câu 4 (1.0 điểm) a. Phép lặp từ ngữ: Họa sĩ – họa sĩ (0.5 điểm) b. Phép thế đại từ: Sa Pa – đấy (0.5 điểm) CÂU 5 (4.0 điểm) * Yêu cầu: - Nội dung: Đoạn văn là nêu lên suy nghĩ của mình về lời dạy của Bác “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. - Hình thức: Biết vân dụng các thành phần biệt lập, và các phép liên kết câu chính xác và hợp lý. Không sai lỗi dùng từ đặt câu, lỗi chính tả. - Chỉ rõ các cách sử dụng. * Biểu điểm Viết được đoạn văn đúng yêu cầu nội dung: - Có 2 thành phần biệt lập và chỉ rõ: 2 điểm. - Có 2 phép liên kết câu và chỉ rõ: 2 điểm Mẫu: Chủ Tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đã để lại nhiều câu nói nổi tiếng có giá trị như những lời răn dạy. Có lẽ trong mỗi chúng ta không ai là không biết câu: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Học hỏi có nghĩa là tiếp thu tri thức mà nhân loại từ sách vở, từ cuộc sống, từ những người xung quanh ta. Học hỏi là một quá trình lâu dài chứ không thể trong một thời gian ngắn. Bởi vậy Bác Hồ nói đó là việc phải tiếp tục suốt đời, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi. Tri thức nhân loại thì vô tận và mỗi giây mỗi phút trôi qua là bao tri thức mới được ra đời. Nếu không liên tục học hỏi thì chúng ta sẽ nhanh chóng bị lạc hậu. Học phải đi đôi với hỏi để hiểu sâu sắc kiến thức, biến tri thức thành của mình chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động. Câu nói của Bác ra đời đã lâu nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Mỗi người Việt Nam phải học theo lời dạy của Người để không ngừng tiến bộ. Và bản thân Hồ Chủ tịch cũng là tấm gương sáng ngời của một con người suốt đời học hỏi. Sau đó phải ghi rõ: - Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam: thành phần phụ chú - có lẽ: thành phần tình thái - Và: phép nối - Người, Hồ Chủ tịch: phép thế
Tài liệu đính kèm: