Câu 9. Cho hai điện trở: R1 = 20 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A R1 = 20 và R2 = 40 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1,5A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào giữa hai đầu của mạch điện gồm R1 nối tiếp với R2 là:
A. 210V; B. 120V; C. 90V; D. 100V.
Câu 10. Đặt một hiệu điện thế U = 12V vào giữa hai đầu của một mạch điện gồm điện trở R1 = 40 và R2 = 80 mắc nối tiếp. Hỏi cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch này bằng bao nhiêu ?
A. 0,1A; B. 0,15A; C. 0,45A; D. 0,3A.
Câu 11. Cho một mạch điện gồm hai điện trở R1 và R2 = 1,5R1 mắc nối tiếp với nhau. Cho dòng điện chạy qua đoạn mạch này thì thấy hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 3V. Hỏi hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là bao nhiêu ?
A. 1,5V; B. 3V; C. 4,5V; D. 7,5V.
Câu 12. Cho hai điện trở R1 = 15 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2 = 10 chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 1A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào giữa hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là:
A. 40V; B. 10V; C. 30V; D. 25V.
TRƯỜNG PTDT BT TH-THCS TU MƠ RÔNG TỔ TỰ NHIÊN ĐỀ KIỂM TRA Môn Lớp Tuần Tiết Ngày soạn đề: Ngày kiểm tra: I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức của HS về: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế; đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song; sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu và định luật Ôm. 2. Năng lực: - Năng tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp. - Năng lực ghi nhớ và tái hiện kiến thức. - Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào việc giải các bài tập định tính và định lượng. 3. Phẩm chất: Trung thực khi làm bài kiểm tra. II. HÌNH THỨC Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm và tự luận. III. MA TRẬN Cấp độ Chủ đề Nhận biết (TNKQ) Thông hiểu (TNKQ) Vận dụng Cộng Vận dụng (Tự luận) Vận dung cao (Tự luận) Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế - Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. - Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm. Số câu Số điểm Tỉ lệ 8 4 40% 8 4 40% Đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song - Nêu được tính chất của đoạn mạch nối tiếp về: dòng điện, hiệu điện thế và điện trở. - Nêu được tính chất của đoạn mạch song song về: dòng điện, hiệu điện thế và điện trở. Số câu Số điểm Tỉ lệ 6 3 30% 6 3 30% Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn Vận dụng được công thức: R = để giải được bài tập về điện trở. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 2 20% 1 2 20% Định luật Ôm Vận dụng được công thức I = để giải được bài tập về định luật Ôm. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 1 10% 1 1 10% Tống số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 8 4 40% 6 3 30% 1 2 20% 1 1 10% 16 10 100% ĐỀ: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Chọn một đáp án đúng cho mỗi câu sau:(Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm) Câu 1. Khi đặt hiệu điện thế 12V vào giữa 02 đầu của 01 dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 6mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4mA thì hiệu điện thế là: A. 3V; B. 8V; C. 5V; D. 4V. Câu 2. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa 02 đầu dây dẫn đó ? A. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế; B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế; C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế; D. Giảm khi tăng hiệu điện thế. Câu 3. Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 04 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào ? A. Tăng 04 lần; B. Giảm 04 lần; C. Tăng 02 lần; D. Giảm 02 lần. Câu 4. Đồ thị nào dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn vào hiệu điện thế giữa 02 đầu dây dẫn đó ? Câu 5. Dòng điện chạy qua một dây dẫn có cường độ I1 khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây là 12V. Để dòng điện này có cường độ I2 nhỏ hơn I1 một lượng là 0,6I1 thì phải đặt vào giữa hai đầu dây này một hiệu điện thế là bao nhiêu ? A. 7,2V; B. 4,8V; C. 11,4V; D. 19,2V. Câu 6. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ A. Luân phiên tăng giảm; B. Không thay đổi; C. Giảm bấy nhiêu lần; D. Tăng bấy nhiêu lần. Câu 7. Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 3 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào? A. Giảm 3 lần; B. Tăng 3 lần; C. Không thay đổi; D. Tăng 1,5 lần. Câu 8. Đồ thị a và b được hai học sinh vẽ khi làm thí nghiệm xác định liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn. Nhận xét nào là đúng? A. Cả hai kết quả đều đúng; B. Cả hai kết quả đều sai; C. Kết quả của b đúng; D. Kết quả của a đúng. Câu 9. Cho hai điện trở: R1 = 20 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A R1 = 20 và R2 = 40 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1,5A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào giữa hai đầu của mạch điện gồm R1 nối tiếp với R2 là: A. 210V; B. 120V; C. 90V; D. 100V. Câu 10. Đặt một hiệu điện thế U = 12V vào giữa hai đầu của một mạch điện gồm điện trở R1 = 40 và R2 = 80 mắc nối tiếp. Hỏi cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch này bằng bao nhiêu ? A. 0,1A; B. 0,15A; C. 0,45A; D. 0,3A. Câu 11. Cho một mạch điện gồm hai điện trở R1 và R2 = 1,5R1 mắc nối tiếp với nhau. Cho dòng điện chạy qua đoạn mạch này thì thấy hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 3V. Hỏi hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là bao nhiêu ? A. 1,5V; B. 3V; C. 4,5V; D. 7,5V. Câu 12. Cho hai điện trở R1 = 15 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2 = 10 chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 1A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào giữa hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là: A. 40V; B. 10V; C. 30V; D. 25V. Câu 13. Hai điện trở R1 và R2 = 4R1 được mắc song song với nhau. Khi tính theo R1 thì điện trở tương đương của đoạn mạch này có kết quả nào dưới đây ? A. 5R1; B. 4R1; C. 0,8R1; D. 1,25R1; Câu 14. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 4 và R2 = 12 mắc song song có giá trị nào dưới đây ? A. 16; B. 48; C. 0,33; D. 3 B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 1. Một cuộn dây dẫn bằng đồng có khối lượng 0,5kg và có tiết diện 1mm2. a/ Tính chiều dài của dây dẫn, biết khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3. b/ Tính điện trở của cuộn dây này, biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8m. Câu 2. Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Cho biết R1 = 10, ampe kế A1 chỉ 1,2A, ampe kế A chỉ 1,8A a. Tính hiệu điện thế UAB giữa hai đầu của mạch điện. b. Tính điện trở R2. ------------------------------ Hết ------------------------------ TRƯỜNG PTDT BT TH-THCS TU MƠ RÔNG TỔ TỰ NHIÊN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA Môn Lớp HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án D A A B A D C B A B D B C C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 B. PHẦN TỰ LUẬN CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 1 (2,0 điểm) Câu a: - Thể tích của cuộn dây đồng: V = = = 5,6.10-5m3 - Chiều dài của cuộn dây đồng: l = = = 56 (m) Câu b: Điện trở của cuộn dây đồng: R = = 1,7.10-8 = 0,95 0,5 0,5 1 2 (1,0 điểm) Câu a: - Hiệu điện thế giữa 02 đầu điện trở R1: U1 = I1. R1 = 1,2.10 = 12V - Hiệu điện thế giữa 02 đầu của mạch điện: UAB = UR1 = 12V Câu b: - Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R2: I2 = I – I1 = 1,8 – 1,2 = 0,6A - Điện trở R2: R2 = = = 20 0,25 0,25 0,25 0,25 Ngày tháng năm 2022 Duyệt của chuyên môn Lê Văn Quốc Ngày tháng năm 2022 Duyệt của Tổ trưởng Nguyễn Hoàng Mai Linh Ngày 10 tháng 03 năm 2022 Giáo viên bộ môn Phạm Đình Dũng
Tài liệu đính kèm: