Đề kiểm tra học kì I đề 1 năm học: 2009 – 2010. môn sinh: lớp 9 thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề kiểm tra học kì I đề 1 năm học: 2009 – 2010. môn sinh: lớp 9 thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1:(1.5 điểm). Hãy chọn các ý, trả lời đúng nhất trong các câu sau:

1. Ý nghiã của phép lai phân tích là?

a. Để nâng cao hiệu quả của phép lai.

b. Phát hiện được thể đồng hợp trong chọn giống.

c. Phát hiện được thể dị hợp trong thực tế.

d. Cả a, b và c đều đúng.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I đề 1 năm học: 2009 – 2010. môn sinh: lớp 9 thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề kIểM TRA học kì I. Đề I.
 Năm học: 2009 – 2010. 
 Môn sinh: lớp 9 
 Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề).
 ..aÛb
I.Trắc nghiệm:(3.0 điểm)
Câu 1:(1.5 điểm). Hãy chọn các ý, trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. ý nghiã của phép lai phân tích là?
a. Để nâng cao hiệu quả của phép lai.
b. Phát hiện được thể đồng hợp trong chọn giống.
c. Phát hiện được thể dị hợp trong thực tế.
d. Cả a, b và c đều đúng.
2. ở ruồi giấm 2n = 8NST. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân, thì số NST đó bằng bao nhiêu?
 a. 4 NST 
 b. 8 NST
 c. 16 NST 
 d. 32 NST
3. Chiều dài mỗi chu kì xoắn trên phân tử ADN là bao nhiêu?
 a. 10 A0 
 b. 20 A0 
 c. 3,4 A0 
 d. 34 A0 
Câu2: (1.5 điểm). Hãy chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3 để hoàn thiện các câu sau:
 Thường biến là những (1) . . . . . . . . . . . . . ở kiểu hình (2). . . . . . . . . . . . trong đời cá thể, dưới ảnh hưởng trực tiếp của (3). . . . . . . . . . . . . . . . Người ta hay gặp loại thường biến, biểu hiện (4). . . . . . . . . . . . . theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện (5). . . . . . . . . . . . . . . . không (6). . . . . . . . . . . . . . 
II. Phần tự luận: (7.0 điểm)
Câu3: (3.0 điểm).
a. Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù? Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm nào?
b. Một đoạn mạch đơn của gen có trình tự sắp xếp các nuclêôtít như sau:
Mạch đơn ADN: - T- A - X - X - A - T- G - X - X - A - T- G -
 m ARN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 Hãy viết trình tự các nuclêôtít của đoạn mạch mARN được tổng hợp từ đoạn mạch đơn trên.
Câu 4: (2.0 điểm)
 Đột biến cấu trúc NST là gì? Gồm những dạng nào? Nêu nguyên nhân gây ra đột biến cấu trúc NST?
Câu5: (2.0 điểm).
 Một phân tử ADN có hiệu số % Xitôzin với một loại Nu khác là 20%. 
a. Tính thành phần % các loại Nuclêôtít còn lại ? 
b. Tính số lượng các loại Nuclêôtít trong phân tử? Cho biết phân tử ADN có 300 Nu loại Timin. aÛb
 Hướng dẫn chấm kIểM TRA học kì I.
 Môn sinh - lớp 9 - Đề I.
Năm học: 2009 – 2010. 
I.Trắc nghiệm (3.0 điểm)
Điểm
 Câu 1: 
(1.5 điểm)
 1 – b, 2 – c, 
 3 - d (Mỗi ý đúng 0,5 điểm).
1.0
0.5
Câu 2: 
(1.5 điểm)
(1) : Biến đổi, (2) : Phát sinh, (3) : Môi trường
(4) : Đồng loạt, (5) : Ngoại cảnh , (6) : Di truyền được.
0.75
0.75
II. Phần tự luận (7,0 điểm)
Câu 3: 
(3.0 điểm)
a. ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm:
- ADN của mỗi loài được đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các Nuclêôtít. Do cách sắp xếp khác nhau của 4 loại Nuclêôtít đã tạo nên tính đa dạng của ADN. Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của các loài SV. 
- Phân tử ADN có tính đa dạng và đặc thù vì nó thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là Nuclêôtít gồm 4 loại: A, T, G, X.
- Các Nuclêôtít giữa 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung, trong đó A liên kết với T, G liên kết với X. Do nguyên tắc bổ sung của từng cặp Nuclêôtít đã đưa đến tính chất bổ sung của hai mạch đơn, vì vậy khi biết trình tự sắp xếp các Nuclêôtít trong mạch đơn này thì suy ra trình tự sắp xếp các Nuclêôtít trong mạch đơn kia . 
 -Theo nguyên tắc bổ sung, trong phân tử ADN số Ađênin bằng số Timin và số Guanin bằng số Xitôzin, do đó A+G = T+X. Tỉ số A+T/ G+X trong các ADN khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho từng loài. 
b. Mạch ADN : - T - A - X - X - A – T - G - X - X - A – T - G -
 Mạch ARN: - A - U - G - G - U - A - X - G - G - U - A - X - 
0.5
0.5
0.5
0.5 
1.0
Câu 4: (2.0 điểm)
- KN: Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST
- Các dạng đột biến NST : Mất đoạn, Lặp đoạn, Đảo đoạn,
 Chuyển đoạn.
- Nguyên nhân: Là do các tác nhân vật lí và hoá học trong ngoại cảnh đã phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng.
0.5
0.5
1.0
Câu 5: (2.0 điểm)
a. Thành phần % các loại Nu còn lại trong phân tử ADN:
 - Phân tử ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn
- Theo NTBS: A – T, G – X nên ta có:
 X% + A % = 50% (1) Lấy (1) + (2) -> 2X% = 70%
 X% - A % = 20% (2) G% = X% = 35%
Thay X% vào (1) -> A% = 50% - 35% = 15% = T%.
 Vậy: A = T = 15% 
 G = X = 35%
b. Số lượng các loại Nu còn lại trong phân tử ADN:
- Phân tử ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn, vậy ta có:
 T = 300Nu đ 15%
 ? ơ 35%.
Vậy số lượng các loại Nuclêôtít là: 
 A = T = 300Nu 
 Đáp số: A = T = 300 Nu
 G = X = 700 Nu
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0,5
0.75
0.75
 aÛb
 Đề kIểM TRA học kì I. Đề II.
 Năm học: 2009 – 2010. 
 Môn sinh: lớp 9 
 Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề).
 ..aÛb
I.Trắc nghiệm:(3.0 điểm)
Câu 1:(1.5 điểm). Hãy chọn các ý trả lời đúng nhất, trong các câu sau:
1. Thế nào là tính trạng trung gian?
a. Là tính trạng có kiểu hình trung gian giữa kiểu hình của bố và kiểu hình của mẹ.
b. Là tính trạng khác kiểu hình của bố hoặc mẹ.
c. Là tính trạng giống kiểu hình của bố và mẹ.
d. Cả a, b và c đều đúng.
2. ở ruôi giấm 2n = 8NST. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì giữa của nguyên phân, thì số NST đó bằng bao nhiêu?
 a. 4 NST 
 b. 8 NST
 c. 16 NST 
 d. 32 NST 
3. Đường kính mỗi vòng xoắn trên phân tử ADN là bao nhiêu?
 a. 10 A0 
 b. 20 A0 
 c. 34 A0 
 d. 40 A0 
Câu2: (1.5 điểm). Hãy chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3 để hoàn thiện các câu sau:
 Mức phản ứng là (1) . . . . . . . . . . . thường biến của (2). . . . . . . . . . . . .(hoặc chỉ một hay nhóm gen) trước môi trường (3). . . . . . . . . .Mức phản ứng do (4). . . . . . . . .qui định. Kiểu hình là (5). . . . . . . . . của sự tương tác giữa kiểu gen và (6). . . . . . . . .
II. Phần tự luận: (7.0 điểm)
Câu3: (3.0 điểm).
a. Em hãy trình bày cấu trúc không gian của phân tử ADN và chức năng của ADN? 
b. Một đoạn mạch đơn của gen có trình tự sắp xếp các nuclêôtít như sau:
Mạch đơn ADN: - A - G - G -T - A - G - X - A - T - T - X – G -
 m ARN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 Hãy viết trình tự các nuclêôtít của đoạn mạch mARN được tổng hợp từ đoạn mạch đơn trên.
Câu 4: (2.0 điểm)
 Đột biến gen là gì? Gồm những dạng nào? Nêu nguyên nhân gây ra đột biến gen?
Câu5: (2.0 điểm).
 Một phân tử ADN có hiệu số % Guanin với một loại Nu khác là 10%. 
a. Tính thành phần % các loại Nuclêôtít còn lại ? 
b. Tính số lượng các loại Nuclêôtít trong phân tử? Cho biết phân tử ADN có 150 Nu loại Ađênin.
 aÛb
 Hướng dẫn chấm kIểM TRA học kì I.
 Môn sinh - lớp 9 - Đề II.
Năm học: 2009 – 2010. 
I.Trắc nghiệm (3.0 điểm)
Điểm
 Câu 1: 
(1.5 điểm)
 1 – a, 2 – b, 
 3 - b (Mỗi ý đúng 0,5 điểm).
1.0
0.5
Câu 2: 
(1.5 điểm)
(1) : Giới hạn, (2) : Một kiểu gen, (3) : Khác nhau
(4) : Kiểu gen, (5) : Kết quả , (6) : Môi trường.
0.75
0.75
II. Phần tự luận (7,0 điểm)
Câu 3: 
(3.0 điểm)
a. ADN có cấu trúc không gian và chức năng sau:
- ADN gồm 2 mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải).
- Các Nuclêôtít giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô tạo thành cặp Nuclêôtít.(A liên kết với T = 2 mối liên kết hiđrô. G liên kết với X = 3 mối liên kết hiđrô hay A – T = 2 H, G – X = 3 H)
- Mỗi chu kì xoắn cao 34 A0 gồm 10 cặp Nu. Đường kính vòng xoắn là 20 A0.
- Các Nuclêôtít giữa hai mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung trong đó A liên kết với T và G liên kết với X.
- Chức năng của ADN: 
/ Lưu giữ thông tin di truyền về cấu trúc của Prôtêin.
/ Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào.
b. Mạch ADN : - A - G - G - T - A - G - X - A - T - T - X – G -
 Mạch ARN - U - X - X - A -U - X -G - U - A - A - G – X- 
0.5
0.5
0.5
0.5 
1.0
Câu 4: (2.0 điểm)
- Khái niệm: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hay một số cặp nuclêôtít trên phân tử ADN do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong hoặc ngoài cơ thể.
- Các dạng đột biến gen:
+ Mất 1 hoặc 1 số cặp nulêôtít.
+Thêm 1 hoặc 1 số cặp nulêôtít.
+Thay thế cặp nulêôtít này bằng cặp nuclêôtít khác.
+Đảo vị trí của 1 hoặc 1 số cặp nulêôtít trong gen.
- Nguyên nhân:
+Trong tự nhiên: do rối loạn trong quá trình tự sao chép phân tử ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể
+Trong thực nghiệm: Con người sử dụng các tác nhân vật lí, hóa học để gây đột biến nhân tạo.
0.5
0.5
1.0
Câu 5: (2.0 điểm)
a. Thành phần % các loại Nu còn lại trong phân tử ADN:
 - Phân tử ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn
- Theo NTBS: A – T, G – X nên ta có:
 G% + A % = 50% (1) Lấy (1) + (2) -> 2G% = 60%
 G% - A % = 10% (2) G% = X% = 30%
Thay G% vào (1) -> A% = 50% - 30% = 20% = T%.
 Vậy: A = T = 20% 
 G = X = 30%
b. Số lượng các loại Nu còn lại trong phân tử ADN:
- Phân tử ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn, vậy ta có:
 A = 150Nu đ 20%
 ? ơ 30%.
Vậy số lượng các loại Nuclêôtít là: 
 A = T = 150Nu 
 Đáp số: A = T = 150 Nu
 G = X = 225 Nu
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0,5
0.75
0.75
 aÛb

Tài liệu đính kèm:

  • docDektra HK1n 09.m.doc