Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Tiết 1: Men-Den và di truyền học

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Tiết 1: Men-Den và di truyền học

Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của Di truyền học.

 - Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học.

 - Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen.

 - Nêu được các thí nghiệm của Menđen và rút ra nhận xét.

 - Phát biểu được nội dung quy luật phân li và phân li độc lập.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1162Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Tiết 1: Men-Den và di truyền học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN-ĐEN
Trọng tâm chương:
	- Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của Di truyền học.
	- Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học.
	- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen.
	- Nêu được các thí nghiệm của Menđen và rút ra nhận xét.
	- Phát biểu được nội dung quy luật phân li và phân li độc lập.
	- Nêu ý nghĩa của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập.
	- Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen.
	- Nêu được ứng dụng của quy luật phân li trong sản xuất và đời sống.
Tiết PPCT : 01 MEN-DEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
Ngày dạy : 
1/ Mục tiêu :
a- Kiến thức :
- Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của Di truyền học
- Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học.
- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen.
b- Kĩ năng :
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình xác định được các cặp tính trạng tương phản trong thí nghiệm của Menđen.
c- Thái độ :
- Trân trọng các kết quả trong nghiên cứu sinh học.
2/ Chuẩn bị :
	a- Giáo viên : Tranh phóng to hình 1.2
	b- Học sinh : sách, vở học bài.
3/ Phương pháp dạy học :
	- Trực quan, vấn đáp – tìm tòi.
	- Trao đổi nhóm.
4/ Tiến trình :
	4.1 On định tổ chức :
	Kiểm tra sỉ số HS. Dụng cụ học tập.
	4.2 Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra.
	4.3 Giảng bài mới :
 Di truyền học tuy mới hình thành từ đầu thế kỉ XX nhưng chiếm một vị trí quan trọng trong sinh học. Menđen – người đặt nền móng cho di truyền học.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
I/ HOẠT ĐỘNG 1: Di Truyền Học
* Mục tiêu : Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của Di truyền học.
- GV yêu cầu HS làm bài tập mục tr.5 : Liên hệ bản thân mình có những điểm giống và khác với bố mẹ?
+ HS trình bày những đặc diểm của bản thân khác và giống bố mẹ về chiều cao, màu mắt 
- GV giải thích :
. Đặc điểm giống bố mẹ hiện tượng di truyền
. Đặc điểm khác bố mẹ hiện tượng biến dị
- Thế nào là di truyền và biến dị?
- HS nêu được hai hiện tượng di truyền và biến dị
-Gv tổng kết lại và giải thích rõ ý “ biến dị và di truyền là hai hiện tượng song song. Gắn liền với quá trình sinh sản”.
- GV yêu cầu HS trình bày nội dung và ý nghĩa thực tiển của di truyền học?
+ HS sử dụng tư liệu SGK để trả lời.
II/ HOẠT ĐỘNG 2 :
* Mục tiêu : -Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học.
- Gv giới thiệu tiểu sử của Menđen
+ Một HS đọc tiểu sử tr7 cả lớp theo dõi
- GV giới thiệu tình hình nghiên cứu di truyền ở thế kỷ XIX và phương pháp nghiên cứu của Menđen.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2 , nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai.
+ HS quan sát và phân tích hình 1.2 nêu được sự tương phản của từng cặp tính trạng.
- GV yêu cầu HS nghcứu thông tin nêu phương pháp nghcứu của Menđen?
+HS đọc kĩ thông tin SGK trình bày được nội dung cơ bản cuả phương pháp phân tích các thế hệ lai.
+ Một vài HS phát biểu, lớp bổ sung.
- GV nhấn mạnh thêm tính chất độc đáo trong phương pháp nghcứu của Menđen và giải thích vì sao Menđen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghcứu?
 III/ HOẠT ĐỘNG 3 :
* Mục tiêu : ( không )
- GV hướng dẫn HS nghcứu một số thuật ngữ.
+ HS tự thu nhận thông tin ghi nhớ kiến thức
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ cho từng thuật ngữ
+ HS lấy các ví dụ cụ thể.
- GV giới thiệu một số kí hiệu.
+ HS ghi nhớ kiến thức.
I- DI TRUYỀN HỌC
- Di truyền học nghiên cứu bản chất và tính qui luật của hiện tượng di truyền biến dị.
- Di truyền học đề cặp đến cơ sở vật chất, cơ chế và tính qui luật của hiện tượng di truyền biến dị.
- Di truyền học cung cấp cơ sở khoa học cho chọn giống, có vai trò quan trọng trong y học, đặc biệt là trong công nghệ sinh học
II/ Menđen – NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO DI TRUYỀN HỌC:
Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc 1 số cặp tính trạng rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó ở con cháu.
III/ MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ KÍ HIỆU CƠ BẢN CỦA DI TRUYỀN HỌC:
1- Thuật ngữ :
- Tính trạng: là những đặ điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.
- Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng.
- Nhân tố di truyền: quy định các tính trạng của sinh vật.
-Giống (dòng) thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau sẽ giống thế hệ trước. 
2- Kí hiệu
P : bố mẹ
X : kí hiệu phép lai
G : giao tử
0: giao tử cơ thể đực
0+ : giao tử cơ thể cái
F : thế hệ con.
4.4 Củng cố luyện tập :
 - Trình bày nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen?
 - Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai?
 - Hãy lấy các ví dụ ở người để minh hoạ cho khái niệm “Cặp tính trạng tương phản”.
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 - Học bài theo nội dung SGK.
 - Hoàn thành bảng 2 tr.8 vào vở bài tập.
 - Đọc trước bài 2.
 5- Rút kinh nghiệm:
--------------›&š-------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 1.doc