Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2012 - 2013

Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2012 - 2013

I. Trắc nghiệm: (2 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Trong các từ ghép sau có mấy từ ghép đẳng lập?

 chài lưới, lâu đời, cây cỏ, ẩm ướt, cười nụ, xanh ngắt, nhà ăn.

A.Hai từ B. Ba từ C. Bốn từ D. Năm từ

Câu 2: Những thành ngữ Bán tín bán nghi, Khẩu phật tâm xà, Bách chiến bách thắng là:

A. Những thành ngữ thuần Việt B. Những thành ngữ Hán Việt

Câu 3: Thành ngữ là loại cụm từ, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh đúng hay chưa đúng?

A. Đúng B. Chưa đúng

Câu 4: Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể:

A. Liên hệ hiện tại với tương lai.

B. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.

C. Liên hệ hiện tại với tương lai, hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại,

tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.

D. Liên hệ hiện tại với tương lai, hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.

Câu 5: Chủ đề của bài Tĩnh dạ tứ là

A. Đăng sơn ức hữu (lên núi nhớ bạn)

B. Vọng nguyệt hoài hương (trông trăng nhớ quê)

C. Sơn thuỷ hữu tình (non nuớc hữu tình)

D. Tức cảnh sinh tình (trước cảnh sinh tình)

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 975Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra học kì I Môn Ngữ văn lớp 7.
Năm học 2012-2013
(Thời gian làm bài 90 phút).
I. Trắc nghiệm: (2 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Trong các từ ghép sau có mấy từ ghép đẳng lập?
 chài lưới, lâu đời, cây cỏ, ẩm ướt, cười nụ, xanh ngắt, nhà ăn.
A.Hai từ B. Ba từ C. Bốn từ D. Năm từ
Câu 2: Những thành ngữ Bán tín bán nghi, Khẩu phật tâm xà, Bách chiến bách thắng là:
A. Những thành ngữ thuần Việt B. Những thành ngữ Hán Việt
Câu 3: Thành ngữ là loại cụm từ, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh đúng hay chưa đúng?
A. Đúng B. Chưa đúng
Câu 4: Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể:
A. Liên hệ hiện tại với tương lai.
B. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
C. Liên hệ hiện tại với tương lai, hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại, 
tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
D. Liên hệ hiện tại với tương lai, hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
Câu 5: Chủ đề của bài Tĩnh dạ tứ là
A. Đăng sơn ức hữu (lên núi nhớ bạn)
B. Vọng nguyệt hoài hương (trông trăng nhớ quê)
C. Sơn thuỷ hữu tình (non nuớc hữu tình)
D. Tức cảnh sinh tình (trước cảnh sinh tình)
Câu 6: Chữ vọng trong bài Tĩnh dạ tứ có nghĩa là?
A. ánh sáng B. Trông xa C. Cúi xuống D. Cảm nghĩ
Câu 7: Dòng nào sau đây dịch nghĩa cho câu thơ Yên ba thâm xứ đàm quân sự trong bài thơ Rằm tháng giêng?
A. Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất
B. Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân
C. Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân.
D. Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền
Câu 8: Hình ảnh nổi bật nhất xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa là:
A. Tiếng gà trưa B. Người bà C. Quả trứng hồng D. Người chiến sĩ
II. Tự luận: (8 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Thế nào là từ đồng âm? Đặt câu có sử dụng cặp từ đồng âm sau: tranh (động từ) – tranh (danh từ)
Câu 2 (2 điểm): Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng giúp em hiểu điều gì về Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Câu 3 (5 điểm): Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
đáp án kiểm tra học kì I Môn Ngữ văn lớp 7.
Năm học 2012-2013
Phần 1: Trắc nghiệm: 2 điểm
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
1.B 3.B 4.C 5.B 6.B 7.C 8.A
Phần 2: Tự luận: 8 điểm
Câu 1: 1 điểm
Nêu đúng khái niệm: 0,5 điểm.
Đặt 1 câu, có nội dung, có sử dụng cặp từ đồng âm theo yêu cầu: 0,5 điểm. 
Câu 2: 2 điểm.
Nêu đúng:
- Bác Hồ là người yêu thiên nhiên, có tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Bác còn là người yêu nước, có phong thái ung dung, lạc quan.
Câu 3: 5 điểm.
1. Mở bài: 0,5 đ
- Yêu cầu: Giới thiệu bài thơ và lí do em thích bài thơ.
+ Cho 0,5: Đạt yêu cầu.
+ Cho 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
2. Thân bài: 4 điểm.
*Yêu cầu: Đảm bảo các ý:
- Hai câu đầu: Vẻ đẹp của cảnh rừng Việt Bắc:
+ Phép so sánh tiếng suối như tiếng hát: Thiên nhiên gũi với con người, không gian yên tĩnh.
+ Điệp từ lồng: Cảnh vật lung linh, chập chờn, hoà quyện.
- Bác Hồ là người yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Hai câu thơ sau: Điệp từ chưa ngủ cho thấy Bác yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc.
* Cho điểm:
+ Cho 3,25- 4: Bài viết sâu sắc, đủ các ý, tình cảm tự nhiên.
+ Cho 2,25- 3 : Bài viết đủ các ý cơ bản, có ý còn chưa sâu sắc.
+ Cho 1,25- 2: Bài viết thiếu 1 ý cơ bản.
+ Cho 0,5- 1: bài viết chạm vào ý cơ bản.
+ Cho 0 điểm: Sai hoàn toàn.
3. Kết bài: 0,5 điểm.
- Yêu cầu: Nêu ấn tượng về bài thơ.
- Cho điểm:
+ Cho 0,5: Đạt yêu cầu.
+ Cho 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docH.Phong.doc