Đề kiểm tra học kì I (năm 2009 - 2010) Môn: Ngữ văn 9

Đề kiểm tra học kì I (năm 2009 - 2010) Môn: Ngữ văn 9

B. Đề bài.

I/ Trắc nghiệm ( 2 điểm )

Đọc kĩ các câu hỏi dưới đây và trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng.

Câu 1 : Truyện Kiều của Nguyễn Du thuộc thể loại gì ?

A. Tự sự. B. Trữ tình

C. Biểu cảm, C. Cả A, B, C đều sai.

Câu 2 : Dòng nào sau đây là nội dung chính của đoạn trích " Chị em Thuý Kiều " ?

A. Miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân.

B. Miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều.

C. Miêu tả tài sắc và dự báo số phận hai chị em Thuý Kiều.

D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 3 : Nhận xét nào đúng với giá trị nội dung " Truyện Kiều " của Nguyễn Du ?

A. Giá trị hiện thực lớn lao.

B. Giá trị nhận đạo sâu sắc.

C. Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

D. Giá trị hiện thực và ca ngợi vẻ đẹp con người.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I (năm 2009 - 2010) Môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Đình Cao Đề kiểm tra học kì I ( 2009 - 2010 )
Môn : Ngữ văn 9
Thời gian : 150 phút
A. Ma trận.
Lĩnh vực nội dung
Mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn học
2
 0,5
1
 0,25
2
 0,5
1
 2
6
4,25
Tiếng Việt
3
 0,75
3
0,75
Tập làm văn
1
 6
1
 5
Tổng số câu
Tổng số điểm
 2
 0,5
 4 
 1
 4
 8,5
10
 10
B. Đề bài.
I/ Trắc nghiệm ( 2 điểm ) 
Đọc kĩ các câu hỏi dưới đây và trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng.
Câu 1 : Truyện Kiều của Nguyễn Du thuộc thể loại gì ? 
A. Tự sự. B. Trữ tình
C. Biểu cảm, C. Cả A, B, C đều sai.
Câu 2 : Dòng nào sau đây là nội dung chính của đoạn trích " Chị em Thuý Kiều " ?
A. Miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân.
B. Miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều.
C. Miêu tả tài sắc và dự báo số phận hai chị em Thuý Kiều.
D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 3 : Nhận xét nào đúng với giá trị nội dung " Truyện Kiều " của Nguyễn Du ?
A. Giá trị hiện thực lớn lao.
B. Giá trị nhận đạo sâu sắc.
C. Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
D. Giá trị hiện thực và ca ngợi vẻ đẹp con người.
Câu 4 : Các câu tục ngữ, ca dao sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp ?
1. Nói có sách, mách có chứng.
2. Biết thì thưa thớt
Không biết thì tựa cột mà nghe.
A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất
C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức
Câu 5 : Cách thức để phát triển từ vựng tiếng Việt là :
A. Phát triển thêm nghĩa của từ trên cơ sơ nghĩa gốc.
B. Tạo thêm từ ngữ mới.
C. Mượn từ của tiếng nước ngoài. 
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6 : Từ nào sau đây là từ ghép ?
A. Bè bạn. B. Chí Phèo.
C. Chông chênh . D. Ha ha.
Câu 7 : Câu thơ " Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính " trong bài thơ "Đồng chí " của Chính Hữu sử dụng phép tu từ gì ?
A. So sánh - ẩn dụ. B. Nhân hoá - So sánh.
C. Hoán dụ - Nhân hoá. D. Nói quá - ẩn dụ.
Câu 8 : Tại sao người đọc biết được truyện ngắn " Chiếc lược ngà " của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết về vùng đất Nam Bộ ?
A. Nhờ tên tác giả. B. Nhờ tên các địa danh trong truyện.
C. Nhờ tên tác phẩm. D. Nhờ tên nhân vật trong truyện.
II/ Tự luận ( 8 điểm )
Câu 1 : ( 2 điểm ) Cảm nhận của em về hai câu thơ :
a/ Miệng cười buốt giá. ( Chính Hữu )
b/ Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. ( Phạm Tiến Duật )
Câu 2 : ( 5 điểm ) Viết đoạn văn tự sự ( khoảng 20 dòng ) với chủ đề tự trọn trong đó có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?
 --------------------------------------Hết---------------------------
Đáp án đề kiểm tra học kì I ( 2009 - 2010 )
Môn : Ngữ văn 9
I/ Phần trắc nghiệm ( 2 điểm )
- Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
C
C
B
D
A
C
B
II/ Phần tự luận ( 8 điểm )
Câu 1 : ( 2 điểm ) 
H/ S phân tích được điểm giống và khác nhau ở hai câu thơ :
- Giống nhau : Đều cùng miêu tả âm vang tiếng cười người chiến sĩ. ý nghĩa tiếng cười biểu hiện niềm lạc quan vượt qua khó khăn nguy hiểm, là nét đẹp phẩm chất của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến.
- Khác nhau : Trong câu thơ của Chính Hữu " buốt giá " gợi cho người đọc cảm nhận được thời tiết khắc nghiệt, tiếng cười của người chiến sĩ đã sưởi ấm không gian, thể hiện tình đồng chí đồng đội gắn bó.
 Trong thơ Phạm Tiến Duật " Cười ha ha" là cười to, sảng khoái, trẻ trung, lấy khó khăn vất vả " mặt lấm " để đùa vui -> Nét riêng trong thơ Phạm Tiến Duật.
- Đánh giá : Cả nhà thơ đã tạo lên được nét trẻ trung sôi nổi, lạc quan yêu đời của người chiến sĩ qua tiếng cười - > Đó chính là sức mạnh làm lên chiến thắng. 
Câu 2 : ( 6 điểm )
- Yêu cầu về kĩ năng:
+ Biết cách viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. 
+ Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, diễn đạt lưu loát không mắc lỗi chỉnh tả, lỗi ngữ pháp
+ Đúng thể loại tự sự.
- Yêu cầu về kiến thức:
* Nội dung cần xác định như sau : 
+ Lựa chọn đề tài phù hợp cho câu chuyện kể.
+ Xác định được các nhân vật tham gia câu chuyện. 
+ Tạo tình huống giao tiếp, trò chuyện qua lại giữa các nhân vật ( sử dụng hình thức đối thoại, ) tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật, để nhân vật nói với chính mình, bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm cảm xúc bên trong của mình ( sử dụng hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm )
+ Xây dựng phát ngôn đối thoại ( lời trao và lời đáp ), độc thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai kiem tra hoc ki I.doc