Đề kiểm tra Học kì I - Năm học 2008 - 2009 - Môn: Ngữ văn 9

Đề kiểm tra Học kì I - Năm học 2008 - 2009 - Môn: Ngữ văn 9

Câu 1. (1đ) Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là gì?

Câu 2. (1đ) Nêu các phương châm hội thoại. Giải thích vì sao gọi là phương châm hội thoại mà không gọi là quy tắc hội thoại?

Câu 3. (2đ) Viết lại theo trí nhớ 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Truyện Kiều - Nguyễn Du). Theo em, câu thơ cuối cùng có ý nghĩa gì?

Câu 4: (6đ) Nêu cảm xúc và suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long).

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 971Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì I - Năm học 2008 - 2009 - Môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Phổ Châu Đề kiểm tra HK1- năm học 08/09
 Tổ Xã Hội Môn: Ngữ văn 9 
 Thời gian: 90 phút.
Câu 1. (1đ) Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là gì?
Câu 2. (1đ) Nêu các phương châm hội thoại. Giải thích vì sao gọi là phương châm hội thoại mà không gọi là quy tắc hội thoại?
Câu 3. (2đ) Viết lại theo trí nhớ 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Truyện Kiều - Nguyễn Du). Theo em, câu thơ cuối cùng có ý nghĩa gì?
Câu 4: (6đ) Nêu cảm xúc và suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long).
 ---------------o0o----------------
Trường THCS Phổ Châu Đáp án và biểu điểm
Tổ Xã Hội Kiểm tra HK1 môn Ngữ văn 9
Câu 1: Về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh, học sinh cần nêu được các ý sau đây: (1đ)
 Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại , vĩ đại và bình dị. 
Câu 2: Học sinh nêu đúng tên 5 phương châm hội thoại: 0,25đ
 Phương châm về lượng
 Phương châm về chất
 Phương châm quan hệ
 Phương châm cách thức
 Phương châm lịch sự
 Giải thích: Gọi là phương châm hội thoại vì phương châm thường chỉ mang tính định hướng, tính bắt buộc không cao nhằm tạo ra sự linh hoạt trong giao tiếp. Hơn nữa, trong giao tiếp, vì nhiều lý do khác nhau, người ta có thể không tuân thủ một phương châm hội thoại nào đó. Còn quy tắc thì phải tuân thủ, không thể hoặc rất hiếm trường hợp cho phép linh hoạt. (0,75đ)
Câu 3: (2đ) Viết đúng 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (SGK- trang 94) (1đ)
Ý nghĩa câu thơ cuối cùng:
 Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
Nói lên dự cảm về tai họa sẽ đến với Kiều những ngày sắp tới. Đó là âm thanh khủng khiếp, là tiếng “sóng đời” dội vào tâm linh nàng Kiều, báo trước những ngày không một chút bình yên. (1đ)
Câu 4: Bài viết cần có những ý cơ bản sau đây:

Tài liệu đính kèm:

  • docDe so 4.doc